6. Bố cục của luận văn
3.2.6. Cơ sở hạ tầng Xây dựng cơ bản và quy hoạch đô thị
Quản lý đô thị có tầm quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đảm bảo và giải quyết hài hòa các lợi ích trước mắt và lâu dài, bộ phận và toàn cục, cá thể và cộng đồng. Đó không chỉ là một nhiệm vụ đơn
88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuần của cơ quan quản lý hành chính, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của nhiều cơ quan, trong đó chính quyền với hệ thống cơ quan chức năng đóng vai trò chính. Đối với thị xã Tuyên Quang: Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Đảng bộ thị xã khoá XVI đã ra nghị quyết số 03/NQ/TU ngày 1-4- 2002 về tăng cường công tác quản lý đô thị giai đoạn 2002-2005, đặt ra mục tiêu xã hội hoá công tác đô thị; quản lý chặt chẽ về đất đai, xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật; hoàn thành các hạng mục quy hoạch để chủ động tập trung các nguồn lực đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá để thị xã sớm trở thành đô thị loại ba, phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2010. Thực hiện nghị quyết, thị xã đã đầu tư 19 tỷ đồng nâng cấp 15km đường giao thông nội thị, xây dựng 75 km đường bê tông liên xóm, tổ, khu dân cư với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó Nhà nước hỗ trợ xi măng trị giá 6,47 tỷ đồng, nhân dân đóng góp ngày công, vật liệu cát, sỏi trị giá 2,54 tỷ đồng. Mạng thông tin liên lạc được đầu tư, nâng cấp; mật độ sử dụng điện thoại đạt 30,5 máy/100 dân. [21, tr.21]
Công tác quản lý đô thị dần đi vào nền nếp, chỉnh trang đường phố, đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Năm 2005 lập thiết kế quy hoạch chung về điều chỉnh mở rộng thị xã Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Quy hoạch chi tiết 43 khu dân cư, xây dựng 10 khu dân cư mới, giải phóng mặt bằng 48 công trình. Quy hoạch, xây dựng đường, hè phố đường Bình Thuận, đường Tân Quang 2, đường khu vực Xuân Hoà, xây dựng hệ thống thoát nước chính cho ba phường nội thị và nâng cấp hệ thống cấp nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân. Nâng cấp, xây dựng 40 tuyến đường bê tông và giải nhựa với tổng chiều dài 23,4 km. Xây dựng, mở mới các nút giao thông, hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại ngã tám đường Bình Thuận, ngã ba sở giao thông, ngã ba đường bình thuận nối đường 17-8. Xây dựng, đưa vào sử dụng lò mổ gia súc tập trung. Tổ chức xã hội hoá vệ sinh môi trường trong việc thu gom, vận chuyển và sử lý rác,
89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khơi thông cống rãnh. Cấp phép xây dựng trên 1.600 hộ gia đình và trên 100 công trình xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2009, thị xã Tuyên Quang là đô thị loại 3 và đến năm 2010 trở thành thành phố trực thuộc Tỉnh; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã và đang tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Những năm qua Cấp uỷ đảng chính quyền thị xã đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều việc làm cụ thể sát thực. Thị xã đã hoàn thành quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; xây dựng đề án mở rộng địa giới hành chính, quy hoạch tổng thể thị xã thành lập thêm một số phường... Qua việc tổ chức lấy ý kiến đã được đông đảo nhân dân thị xã đồng tình nhất trí. Theo đó, thị xã sẽ tiếp nhận 5 xã của huyên Yên Sơn đó là các xã An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long và xã Đội Cấn về thị xã Tuyên Quang và thành lập 4 Phường Nông Tiến, Hưng Thành , Tân Hà và Phường Ỷ La. Thị xã sẽ tiếp nhận toàn bộ diện tích trên 7.520 ha đất tự nhiên, trên 7.670 hộ và trên 30.500 nhân khẩu của 5 xã thuộc huyện Yên Sơn về thị xã Tuyên Quang; sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tuyên Quang sẽ có quy mô diện tích trên 11.900 ha với trên 23.250 hộ với trên 89.000 nhân khẩu. Tổng số đơn vị hành chính sau khi được điều chỉnh: 13 xã phường (7 phường, 6 xã) [83, tr.46]. Khi thị xã lên đô thị loại 3, cơ cấu mật độ dân số sẽ tăng lên, trong đó có tỷ lệ hộ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ đáng kể. Việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã nhằm đáp ứng yêu cầu để phát triển các cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng , tạo quỹ đất phục vụ cho phát triển KT- XH của thị xã và của Tỉnh đến năm 2020, đồng thời đó là cơ sở để thị xã Tuyên Quang chuẩn bị lộ trình đến năm 2009 trở thành đô thị loại 3 theo mục tiêu nghị quyết Đại hội đảng bộ Tỉnh lần thứ 14.
Để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu trong việc mở rộng quy hoạch thị xã trở thành đô thị loại 3 và trở thành thành phố trong tương lai, nhiệm vụ quan
90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trọng đó đã và đang đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền thị xã nhiều việc phải làm. Trong chương trình công tác năm 2008, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã đã xác định 23 chỉ tiêu chủ yếu và 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó đề ra những giải pháp tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, công tác quy hoạch, quản lý đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng… Bên cạnh đó thị xã tập trung quy hoạch, nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có, quy hoạch chi tiết các xã phường các khu đô thị, các công trình phúc lợi, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý hành lang đường bộ, tập trung huy động mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, các trung tâm thương mại dịch vụ đồng thời xây dựng và triển khai thực hiện các quy định trong công tác quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện lộ trình đưa thị xã thành đô thị loại 3, đó là làm sao từng bước chấm dứt tình trạng xây dựng sai trái, không phép, xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng hành lang quản lý đường bộ, lấn chiếm đất công… Để làm được việc đó, Thị xã tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác quản lý hành lang đường bộ, qua đó từng bước lập lại trật tự trong lĩnh vực quản lý đô thị và xây dựng. Thị xã Tuyên Quang tập trung chỉ đạo đổi mới công tác tuyên truyền vận động, tăng cường lực lượng chức năng kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình vi phạm. Bên cạnh đó thị xã chú trọng quy hoạch các bãi đỗ xe, quy hoạch đi đôi với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các công trình công cộng đã xây dựng và nằm trong vùng quy hoạch, từ đó góp phần tạo tiền đề vững chắc để thị xã tiến nhanh, tiến vững chắc hoà cùng sự đổi mới của đất nước.
91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiều năm qua thị xã trong tình trạng "Nhà không số phố không tên". Thực tế đó đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý đô thị cũng như cho sự phát triển chung của thị xã. Trước thực trạng này, được sự quan tâm của tỉnh, thị xã đã xây dựng dự án lắp đặt biển tên đường phố, số nhà và các công trình công cộng. Dự án đang được thực thi, đây là một trong những việc làm quan trọng của thị xã nhằm thực hiện lộ trình lên đô thị loại 3 vào năm 2009, đó cũng là cơ sở để thị xã từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý mạng lưới giao thông đường phố theo quy hoạch góp phần thực hiện đề án chỉnh trang đô thị. Trước mắt trên địa bàn thị xã Tuyên Quang sẽ có 33 đường, 37 phố được lắp đặt tên đường phố. Trong đó có 8 đường liên xã, phường; 4 đường, 11 phố thuộc phường Tân Quang, 4 đường 15 phố thuộc phường Minh Xuân, 4 đường 9 phố thuộc phường Phan Thiết, 7 đường 2 phố thuộc xã Ỷ La, 4 đường thuộc xã Hưng Thành, 1 đường thuộc xã Tràng Đà và 1 đường thuộc xã Nông Tiến. Ngoài ra còn có 5 hồ nước trên địa bàn thị xã Tuyên Quang được đặt tên. Theo đó sẽ có trên 800 cột biển đường phố, công trình công cộng được lắp đặt tên và hơn 19 nghìn biển số nhà sẽ được lắp đặt.
Thị xã đã đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực được coi là thế mạnh của địa phương; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ - du lịch, bộ mặt đô thị có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo nhân dân thị xã được cải thiện và từng bước được nâng lên rõ rệt… Tuy thị xã còn không ít khó khăn, thách thức song những việc làm đó là cơ sở, động lực, là bước đệm vững chắc để Đảng bộ, chính quyền nhân dân các dân tộc thị xã tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết từng bước đưa thị xã lên đô thị loại 3 vào năm 2009.
3.2.7. Hoạt động khoa học – công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với những bước tiến khổng lồ: “Một ngày bằng hai mươi năm” đang tác động toàn diện đến mọi nền kinh tế, mọi chế độ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Cuộc đua tranh giữa các quốc gia trên mặt trận kinh tế đang diễn ra rất quyết liệt. Một xã hội thông tin,
92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành. Đó là một nền kinh tế mà sản xuất, dịch vụ dựa chủ yếu vào tri thức và công nghệ, khi mà ngành công nghệ thông tin chiếm tới 2/3 của GDP.
Thị xã Tuyên Quang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Hoà chung trong công cuộc đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân thị xã đã tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để có được những thành tựu phát triển, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ đảng, chính quyền từ cấp thị đến cơ sở còn phải kể đến việc mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành, lao động sản xuất; việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được cấp uỷ, chính quyền thị xã đặt lên hàng đầu.
Từ 2001 đến 2008: Hoạt động khoa học - công nghệ có bước tiến bộ. Thị xã đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tiếp tục đưa các giống lúa, ngô mới có năng xuất cao vào sản xuất. ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước; ứng dụng phần mềm tin học trong công tác quản lý, theo dõi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... bước đầu thực hiện xã hội hoá trong công tác vệ sinh môi trường; ứng dụng có hiệu quả một số tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp; sử dụng chế phẩm vi sinh ủ phân hữu cơ, che nilon cho cây lạc trồng vụ đông. Đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến trong một số cơ sở sản xuất công nghiệp: Công ty phát triển công nghiệp lắp đặt dây truyền tách tuỷ bã mía làm thức ăn gia súc, dây truyền chế biến thức ăn gia súc, công xuất 15.000 tấn/năm, dây chuyền chế biến gỗ công xuất 50.000 m3
phôi gỗ/năm. Nhà máy xi măng cải tiến lắp đặt hệ thống cấp gió sử lý lệch lửa, nâng cao năng xuất chất lượng lò lung clanhke.
93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với quá trình phát triển, thị xã đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, hầu hết các cơ quan đơn vị trên địa bàn đều có cơ chế khuyến khích, động viên, tạo điều kiện hỗ trợ để cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo tin học, bên cạnh đó thị xã còn thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin cho lực lượng cán bộ viên chức trên địa bàn. Có 1.850 cán bộ có trình độ tin học cơ sở, 9 kỹ sư tin học, 10 cao đẳng tin học. Đến nay 100% cán bộ, công chức thuộc khối các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể có trình độ tin học chứng chỉ A trở lên, 70% trong số đó đạt chứng chỉ B trở lên. [75, tr.6]
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác đối với lực lượng cán bộ, công chức, tiến hành nối mạng thông tin giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp thuộc thị xã, giữa thị xã với tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, trao đổi chuyên môn. Các trường học cũng được đầu tư các phòng máy vi tính phục vụ giảng dạy.
Với sự quan tâm đầu tư phát triển đúng hướng, công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng có hiệu quả ở các cấp, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong tất cả các lĩnh vực của thị xã và các dịch vụ hành chính cộng trên môi trường lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp.
3.2.8. Môi trường
Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn đô thị loại III và tiến lên thành phố vào năm 2010, vấn đề môi trường được Đảng bộ chính quyền thị xã chú trọng. Để giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tuyên Quang, các cấp, ngành, cộng đồng và các doanh nghiệp cũng đã có sự phối hợp cần thiết để triển khai những giải pháp đồng bộ mang tính tổng hợp, để xây dựng quy hoạch và bảo vệ môi trường. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa chưa cao so với
94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các tỉnh trong khu vực và đồng bằng Bắc Bộ, thì đây vừa là khó khăn nhưng cũng là điều kiện để thị xã Tuyên Quang nhìn nhận những bài học kinh nghiệm trong quá trình đô thị hóa - bảo vệ môi trường từ các thành phố phát triển trước, để hoạch định cho mình bước đi vững vàng hơn trong việc xây dựng và phát triển bền vững.
Hiện trạng môi trường thị xã Tuyên Quang theo kết quả điều tra năm 2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường: Môi trường đất; môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải); môi trường không khí; chất thải rắn... Với hiện trạng môi trường thị xã Tuyên Quang như kết quả điều tra này, nhìn chung còn tương đối tốt. Duy chỉ ở một số điểm nút giao thông lớn của thị xã mới thấy biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường không khí bởi tiếng ồn và nồng