Chuyển biến về xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 105 - 153)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Chuyển biến về xã hội

3.3.1. Kết cấu dân cư và tốc độ tăng dân số - Lao động và việc làm Kết cấu dân cư và tốc độ tăng dân số

Dân số là một trong các yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Dân số đóng vai trò vừa là yếu tố phát triển đồng thời cũng là mục tiêu để phấn đấu phải đạt được thông qua các chỉ tiêu giảm dân số để nâng cao thu nhập đầu người, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng việc làm để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống người dân.

Bảng 3.4. Dân số và lao động thị xã từ 2001 đến năm 2008

Đơn vị: Người 2001 2002 2004 2005 2006 2007 2008 1. Dân số 54840 55337 55958 56472 57038 58228 119019 Nam 27303 27232 27404 27655 27847 28819 58286 Nữ 27573 28105 28554 28817 29164 29409 60733 Thành thị 26854 27421 28063 28567 28619 28865 59920 Nông thôn 27986 27916 27922 27905 28419 29363 59099 2. Lao động 33809 33794 35000 35063 35933 35996 75577 [16],[22],[62],[67]

Theo niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2006, dân số năm 2006 của thị xã Tuyên Quang là 57.038 người với 15.420 hộ gia đình, tăng 611 người và 206 hộ so với năm 2005. Trong số hộ nhân khẩu thực tế thường trú tại tỉnh có 29.164 nữ, chiếm 51,13%; nam có 27.874 người, chiếm 48,86%; dân số thành thị là 28.619 người, tăng 113 người so với năm 2005, nông thôn là 28.419 người, tăng 453 người. Mật độ dân số trung bình năm 2006 của thị xã Tuyên Quang là 1.298 người/km2

. Toàn thị xã có 35.933 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,948% dân số. Số người trong độ tuổi lao động ở nông thôn là 19.059 người, tăng 453 người so với năm 2005; khu vực thành thị là 16.874 người, tăng 397

97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 8,94%, giảm 0,75% so với năm 2005 và 0,42% so với năm 2003. Nhưng vẫn chưa đạt về mức năm 2000 là 6,09%, tức vẫn vượt năm 2000 là 2,85%. Tỷ lệ sinh năm 2006 là 14,90 %, so với năm 2005 là 15,62%, so với năm 2003 là 14,63. [16, tr.49]

Nhìn chung, mật độ dân số tỉnh Tuyên Quang đang ở mức thấp, phân bố không đồng đều. Nơi có mật độ cao nhất là thị xã Tuyên Quang với 1.298 người/km2. Nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Na Hang với 39 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua các năm có sự dao động, nhưng vẫn đứng ở mức cao. Năm 2008 với việc quy hoạch mở rộng đô thị nên đã có sự biến động, diện tích đất tự nhiên toàn thị xã tăng lên 119,18km2, dân số là 92.413 người, số người trong độ tuổi lao động nội thị là 35.503 người, chiếm 64,96% so với tổng dân số nội thị, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 9,46%, tỷ lệ sinh năm 2008 là 15,58 %.[16, tr.60]

Trong qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - nông lâm nghiệp, giảm tỷ trọng nông lâm - thuỷ sản, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn tới dân số đô thị ngày một tăng, nhưng vấn đề dân số vẫn ở mức bình ổn. Việc đô thị hoá, mở rộng địa giới hành chính, phát triển các dự án để xứng tầm đô thị mới lại càng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân.

Lao động và việc làm:

Theo thống kê năm 2007, toàn thị xã có 36.390 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62.495% dân số. số người lao động phi nông nghiệp là 30.326 người; diện tích đất tự nhiên là 43,94 km2. Sang năm 2008, sau quyết định thay đổi địa giới hành chính, mở rộng thị xã, toàn thị xã có 60.216 người trong độ tuổi lao động, chiếm 65.159% dân số. số người lao động phi nông nghiệp là 40.316 người; diện tích đất tự nhiên là 119,18 km2

. [100, tr.50]

Nhìn chung, lực lượng lao động của thị xã khá dồi dào nhưng trình độ lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, số người trong độ tuổi lao

98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động đang trong tình trạng thiếu việc làm, làm thời vụ hoặc thất nghiệp còn nhiều và phần lớn trong số đó thuộc khu vực nông thôn.

Vấn đề lao động, việc làm đã được các cấp, các ngành quan tâm. Giai đoạn 2001 - 2005 thị xã Tuyên Quang đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, trong đó có cả xuất khẩu lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 4,17% năm 2005; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 20%, trong đó đào tạo nghề là 9,15%. [28, tr.31]

Thông qua các chương trình hỗ trợ việc làm như Chương trình vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề gắn với việc làm. Đã tạo việc làm mới cho 2.685 lao động (trong đó lao động sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp 1.350 người, thương mại - dịch vụ 763 người, nông - lâm nghiệp 572 người), tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 52%, số hộ có nhà xây trong toàn thị xã đạt 97%. Đối tượng ưu tiên cho vay vốn là các hộ gia đình không có việc làm, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chưa có việc làm... Tổ chức giới thiệu việc làm trong thị trường lao động: Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 50.000 lượt người. Điều tra thống kê và thông tin thị trường lao động: Hàng năm kết hợp điều tra cung cấp thông tin phục vụ chương trình lao động - việc làm cho các huyện, thị xã. Năm 2004, thị xã đã tổ chức Hội chợ việc làm, qua Hội chợ đã thu hút được trên 28.000 người tham gia và tuyển dụng được trên 2.500 lao động.

Trong những năm qua, UBND thị xã Tuyên Quang đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ vốn giúp thanh niên, đặc biệt là lao động nông thôn có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội. Để khai thác có hiệu quả nguồn lực lao động này, Thị xã đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp. Hàng năm, phối hợp chặt chẽ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội liên kết với các doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề trong và ngoài tỉnh tổ

99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức tư vấn, định hướng và giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn. Từ đó giúp thanh niên xác định đúng hướng đi, tìm được việc làm, có thu nhập và tạo ra của cải cho xã hội. Từ chương trình hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn, nhiều người đã xác định cho mình một công việc phù hợp, có thu nhập ổn định, tạo môi trường để phát huy khả năng, trí tuệ làm giàu, đồng thời góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào đời sống. Đẩy mạnh chương trình hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của thị xã.

Đạt được kết quả trên là nhờ vào chương trình giải quyết lao động - việc làm và xuất khẩu lao động đã được sự quan tâm của các cấp, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội, cũng như sự nỗ lực của mỗi gia đình và bản thân người lao động. Đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi tuyển dụng lao động đã quan tâm tuyển lao động tại chỗ và là người địa phương.

Ngoài ra, thị xã còn cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn của Nhà nước bằng hệ thống văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện và được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tạo cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức xã hội và người lao động có sự năng động, sáng tạo, không thụ động trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, người lao động đã tự tạo việc làm hoặc tự tìm kiếm việc làm, không phân biệt thành phần kinh tế.

Tuy nhiên vẫn còn mặt hạn chế, tồn tại là chất lượng, trình độ của người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, nên năng suất lao động không cao, ít có cơ hội hoà nhập với nền kinh tế thị trường. Hệ thống đào tạo nghề, tư vấn việc làm của tỉnh chưa được quan tâm đầu tư, công tác đào tạo nghề chất lượng còn yếu, công tác đào tạo, dạy nghề chưa gắn với tư vấn, dịch vụ giới thiệu việc làm cho người lao động. Việc cung cấp thông tin thị trường lao động chưa kịp thời, công tác tư vấn giới thiệu việc làm trong và ngoài nước chưa tích cực, số lao động đi làm việc trong các nhà máy, các khu công nghiệp trong nước chưa cao. Công tác báo cáo tình hình thực hiện chương trình của các ngành, các cấp, chưa đầy

100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đủ, chưa kịp thời nên chưa đánh giá được hiệu quả cụ thể của từng giải pháp đối với công tác giải quyết việc làm theo từng lĩnh vực.

Hạn chế trên là do một số cấp uỷ, chính quyền, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình; nhận thức của người lao động còn thụ động, trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, chưa tự tìm được việc làm. Sản xuất kinh doanh của thị xã phát triển chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, do đó việc thu hút lao động và giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn. Thị trường lao động chưa được coi trọng và phát triển. Đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động có trình độ, năng lực nghiệp vụ còn hạn chế, nên ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện công tác lao động - việc làm ở cơ sở.

3.3.2. Giáo dục - đào tạo - văn hóa - thể thao

a. Giáo dục và đào tạo

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vì một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, giáo dục nước ta là một quyền cơ bản của dân, quyền được học hành. Đó là lợi ích công mà chính quyền địa phương có trách nhiệm củng cố và phát triển không ngừng. Do đó, chính quyền thị xã Tuyên Quang đã đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng và quản lý giáo dục. Đặc biệt đối với giáo dục phổ thông là cấp học cơ sở, là cấp hình thành nhân cách công dân. Phải bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học tập cho mọi người, quan tâm đến vùng dân tộc. Không xem giáo dục là dịch vụ thương mại như các dịch vụ khác.

Qua gần 20 năm, mặc dù được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và có kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo phù hợp, nhưng do Tuyên Quang là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nên trong những năm qua, phong trào giáo dục của tỉnh chưa thực sự được phát triển bền vững. Mặc dù vậy, thị xã Tuyên Quang vẫn là trung tâm phát triển giáo dục của cả

101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh, trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thị xã Tuyên Quang đã có những bước phát triển. Sự nghiệp giáo dục của thị xã đã phát huy được hiệu quả trong yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 3.5. Giáo dục phổ thông thị xã Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2008

TT Đơn vị tính 2000 2001 2001 2002 2002 2003 2003 2004 2004 2005 2005 2006 2006 2007 2007 2008 2008 2009 1 Trường 22 21 21 21 19 19 19 19 31 2 Lớp 374 376 368 353 344 336 323 311 503 3 Giáo viên 682 680 692 708 648 667 581 571 928 4 Học sinh 14843 14847 14294 13769 13360 12918 12267 11369 16741 [13],[15],[16],[22] Sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được Đảng bộ và chính quyền tỉnh, thị xã quan tâm. Ngày 12 - 3 - 2001, Tỉnh uỷ Tuyên Quang ra Nghị quyết số 01-NQ/TU về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của tỉnh, thị xã Tuyên Quang đã tập trung cao độ cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo; phong trào học tập phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trên mọi địa bàn; phương thức “Một hội đồng hai nhiệm vụ” được phát huy có hiệu quả; nhiều cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người dân được thực hiện. Năm 2001, thị xã đã góp phần quan trọng để Tuyên Quang đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Hệ thống trường, lớp mần non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được mở rộng trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Các cơ sở giáo dục của thị xã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh trong các trường học. Thị xã đã ổn định và củng cố hệ thống trường lớp hiện có; xây dựng đề án kiên cố hoá

102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường học gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2006 - 2010. Năm học 2007- 2008, thị xã có 12 trường mầm non, tỷ lệ huy động số cháu vào mẫu giáo đạt 100%; 100% số học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” gắn với cuộc vận động “Hai không” được duy trì, đẩy mạnh, chất lượng giáo dục toàn diện, tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và bổ túc văn hoá được nâng lên. Số học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia tăng. Năm 2004 - 2005, có 35 em đạt giải, tăng 10 em so với năm 2003 - 2004. Năm 2001 trường THPT Tân Trào thị xã Tuyên Quang được nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng Lao động [3, tr.367]. Năm 2003, thị xã đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề ngày càng được chú trọng đầu tư. Trong 5 năm 2001 - 2005 đã đào tạo nghề cho hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT; đào tạo trình độ đại học, cao đẳng được quan tâm mở rộng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập được tăng cường, đội ngũ giáo viên được bổ sung về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. Thị xã đã ban hành một số cơ chế chính sách đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo; hỗ trợ giáo viên và học viên bổ túc văn hoá; trợ cấp giáo viên mầm non dân nuôi hỗ trợ xi măng, tấm lợp để xây dựng trường học. Công tác xã hội hoá giáo dục được các cấp, các ngành, các phường xã quan tâm phát triển; thành lập hội khuyến học thị xã. Với nhiều biện pháp cụ thể như trên, ngành giáo dục và đào tạo đạt kết quả đáng khích lệ.

Để đảm bảo chất lượng dạy và học, Đảng bộ và chính quyền thị xã luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, vận động quần chúng đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Tổng diện tích đất xây dựng trường học của giáo dục mầm

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 105 - 153)