Các tôn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 129 - 153)

6. Bố cục của luận văn

3.3.6. Các tôn giáo, tín ngưỡng

Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được. Sự phát triển khoa học tưởng chừng đồng nghĩa với sự cáo chung của các tôn giáo, nhưng thật kỳ lạ, các tôn giáo không những không chết, mà ngược lại, có vẻ đang được tái sinh với một sức mạnh mới, dường như đóng vai trò cân bằng cho những từ thức duy lý của con người. Trong lịch sử cũng như hiện nay, dân tộc Việt Nam không có quốc đạo, mà có rất nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cũng tồn tại, trong đó có cả tôn giáo truyền thống, tôn giáo nội sinh lẫn tôn giáo ngoại nhập. Trên bầu trời thần thánh, không chỉ có Đức Phật, Đức Chúa mà còn có cả một phức hệ thần thánh với nhiên thần, nhân thần và nhiều nhân vật nửa lịch sử nửa huyền thoại.

Thị xã Tuyên Quang là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em, tiêu biểu như các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu, Pà Thẻn… Nét chung về đời sống tín ngưỡng, tâm linh của các dân tộc tỉnh Tuyên Quang là đều thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất, Thành Hoàng làng, người có

121

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công mở đất, dạy nghề,... thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Ngoài ra, mỗi dân tộc có nét riêng, như: Dân tộc Kinh chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, một bộ phận theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, một bộ phận theo đạo Phật; các dân tộc thiểu số cũng chịu ảnh hưởng của Tam giáo và còn thờ cúng các loại ma, thần; riêng dân tộc Mông có một bộ phận theo đạo Tin Lành.

Cùng phát triển kinh tế - xã hội, thị xã Tuyên Quang luôn quan tâm đảm bảo các quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho mọi người dân. Tất cả các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, Công giáo, các hoạt động tín ngưỡng, đều được đối xử bình đẳng và tự do hành đạo. Là trung tâm của một tỉnh miền núi, việc thực hành tín ngưỡng đối với người dân ở thị xã cũng được tạo điều kiện thông qua việc mở mang và xây dựng những nơi thờ phụng.

Về Phật giáo, theo những số liệu thống kê của thị đội và công an thị xã, thị xã Tuyên Quang đến 2008, Phật giáo có 71 tổ quy với khoảng 3977 Phật tử, hai Đại đức: Thích Thanh Trung (trụ trì) và Thích Thanh Tân (phó trụ trì) chùa Hang - thôn Phú Lộc - xã An Khang, Đại đức Thích Thanh Phúc (SN 1978) trụ trì chùa Anh Vinh tổ 1 phường Hưng Thành.

Với sự đóng góp của Phật giáo trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, các đại đức, tăng ni phật tử đã luôn đoàn kết, tương thân, tương ái trong cuộc sống, kết hợp giữa hoạt động Phật sự với các hoạt động xã hội, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, nhất là trong việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thúc đẩy hoạt động vì phúc lợi xã hội, tham gia xoá đói, giảm nghèo và các hoạt động giảm nhẹ thiên tai, tăng cường bản sắc văn hoá dân tộc.

Các tăng ni phật tử Phật giáo đã tăng cường mối đoàn kết, phát huy vai trò là thành viên của ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước, thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào yêu nước, hăng hái thi đua lao động sản xuất, đấu tranh với các hành vi lợi dụng chia rẽ tôn giáo, chia rẽ

122

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, kiên trì phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của thị xã.

Về Thiên Chúa giáo, có 7 họ giáo, 600 hộ giáo dân, khoảng 2.202 giáo dân. Có 01 Linh mục - Nguyễn Thái Hà (SN 1946) Linh mục nhà thờ sứ Tuyên Quang. Hệ thống nhà thờ trong địa bàn thị xã gồm: Nhà thờ họ Tân Thành thôn Trường Thi B xã An Khang; Nhà thờ họ Bình Thành tổ 15 phường Hưng Thành; Nhà thờ sứ Tuyên Quang tổ 39 phường Minh Xuân; Nhà thờ họ Vân Hà tổ 37 phường Minh Xuân; Nhà thờ họ Xuân Áng tổ 14 phường Tân Hà. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo” do Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, trong những năm qua đồng bào Công giáo thị xã Tuyên Quang phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đã không ngừng nỗ lực phấn đấu xây dựng cuộc sống mới trên nhiều lĩnh vực, thực hiện tốt chủ trương chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người Công giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện đường hướng của giáo hội Công giáo Việt Nam “ Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Cùng đồng bào các tôn giáo khác, các dân tộc trong thị xã tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt trận tổ quốc thị xã và các đoàn thể đã vận động phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đa dạng hoá các loại hình phát triển kinh tế, có thu nhập cao, làm giàu chính đáng, đồng thời đã đóng góp ủng hộ, giúp đỡ cho các hộ gia đình Công giáo và các gia đình ngoài Công giáo, góp phần xoá được 115 hộ nghèo trên địa bàn thị xã. Đồng bào Công giáo trên địa bàn thị luôn tích cực thực hiện quy chế dân chủ, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống đối với đồng bào Công giáo, đồng bào không cùng tôn giáo và đồng bào không có đạo, tham gia xây dựng quy ước bảo vệ trật tự an ninh thôn, xóm, tổ dân phố,

123

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội; nhìn chung các sứ, họ đạo Công giáo đều chấp hành tốt Pháp lệnh tín ngưỡng. Trong phong trào thực hiện dân số, kế hoạch hoá gia đình đã có nhiều họ đạo không có người sinh con thứ 3. Đồng bào Công giáo thị xã tiến hành xây dựng gia đình văn hoá, thôn, xóm, tổ dân phố văn hoá, khu dân cư tiên tiến, xuất sắc điển hình như khu dân cư tổ 39, phường Minh Xuân; thị xã có trên 80% gia đình đạt danh hiệu gia đình “Ông - Bà, Cha - Mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” hàng năm. Người Công giáo ở thị xã Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến tích cực trên con đường đồng hành cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hoà nhập gắn bó với quê hương góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng đời sống ngày càng phát triển. [80, tr.2]

Ở thị xã Tuyên Quang, tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên có thể nói hầu như diễn ra đều khắp. Nhìn chung cách cúng thờ ông bà, tổ tiên của đồng bào nơi đây không có gì khác biệt so với các vùng khác trong cả tỉnh. Đó là đạo thờ ông bà của người Việt đã tồn tại qua thời gian hàng chục thế kỷ. Tuy nhiên do đặc thù tín ngưỡng của mỗi dân tộc nên có hình thức thờ cúng khác nhau, mang tính cách địa phương, với những nét văn hóa của người Tày, Dao, Mông, Kinh….Qua khảo sát nhiều nơi trong thị xã, thấy mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên, thủ công. Ở những gia đình, dòng họ lớn, con cháu chung nhau làm nhà thờ, xây dựng lại gia phả, hoặc duy trì ngôi nhà xưa của ông bà để lại làm nơi thờ cúng. Nhiều gia đình vẫn còn giữ được những bản gia phả, hoặc bằng chữ Hán, chữ nôm, chữ nôm Tày, hoặc phiên thành chữ quốc ngữ ghi chép lại nguồn gốc...

Tiểu kết

Bước vào thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI, bằng việc 2 lần thực hiện kế hoạch 5 năm, tình hình thị xã Tuyên Quang và cả tỉnh có nhiều thuận lợi, cơ hội, nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Trong giai đoạn này, kinh tế của thị xã đã phát triển mạnh hơn nhiều so với trước đây, tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, giữ vững; quá trình chuyển dịch cơ cấu

124

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế phù hợp hơn; kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo ra tiền đề cần thiết cho bước phát triển mới.

Phát huy thế mạnh và thuận lợi, khắc phục khó khăn, nhân dân thị xã Tuyên Quang đã và đang đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng. Giai đoạn 2001 - 2008 có thể coi là nền móng để thị xã Tuyên Quang xây dựng đô thị mới. (Ngày 9/9/2009, UBND thị xã Tuyên Quang đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị xã Tuyên Quang là đô thị loại III. Ngày 2/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang).Đây có thể coi là thành quả của gần hai mươi năm xây dựng và đổi mới của nhân dân thị xã Tuyên Quang (1991 - 2008).

KẾT LUẬN

Trong suốt chặng đường gần hai thập niên (từ năm 1991 đến 2008), thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu thị xã Tuyên Quang lần thứ XIV đến XVII, Đảng bộ và nhân dân thị xã Tuyên Quang đã giành được nhiều thành tựu quan trọng. Công cuộc đổi mới toàn diện trên địa bàn thị xã được đẩy mạnh, đưa các hoạt động kinh tế của thị xã và cả tỉnh bắt nhịp và thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giai đoạn 1991 đến năm 2000, với những thắng lợi sau hai nhiệm kỳ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, thị xã Tuyên Quang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phát triển đạt kết quả tốt, góp phần đưa thị xã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ năm 2001 đến 2008, thị xã tiến hành đẩy

125

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện là trung tâm của một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc, nền kinh tế chậm phát triển và sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã phát huy tiềm năng, lợi thế về địa lý, đất đai, tài nguyên, lao động và truyền thống lịch sử - văn hóa, tranh thủ sự hỗ trợ của chính phủ, của tỉnh, các ban ngành, thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì vậy, kinh tế thị xã đã liên tục tăng trưởng, chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, đổi mới; các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển; cụm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An và một số cơ sở công nghiệp, dịch vụ khác được triển khai. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Giai đoạn này, thị xã tập trung thực hiện một số chương trình kinh tế - xã hội lớn và một số dự án, công trình trọng điểm, bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Bộ mặt thị xã được đổi mới, đời sống nhân dân thị xã được được cải thiện, nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm, đến năm 2008, thị xã không còn hộ chính sách thuộc diện đói nghèo. Cùng với đó, các loại hình giáo dục - đào tạo phát triển; sức khỏe nhân dân được quan tâm chăm sóc, bảo vệ với chất lượng ngày càng cao. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Thành tựu mà nhân dân các dân tộc thị xã đạt được từ 1991 - 2008 bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền tỉnh, của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã; từ sự cố gắng nỗ lực vượt bậc, ý thức trách nhiệm và sự năng động, sáng tạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong thị xã; từ sức mạnh đại đoàn kết gắn bó keo sơn, bền chặt giữa các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, giữa quân với dân, giữa dân với Đảng. Thành tựu đó

126

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

còn bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết, yêu nước và ý trí tự lực tự cường, sự cần cù vượt khó khăn, không cam chịu đói nghèo của cán bộ, nhân dân các dân tộc thị xã.

Bên cạnh những thành tựu cơ bản đã đạt được, thị xã Tuyên Quang cũng còn có những hạn chế: Kinh tế tuy có phát triển nhưng chưa vững chắc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra chậm. Một số quy hoạch, dự án sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp triển khai chậm; sản xuất thủ công nghiệp quy mô nhỏ, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường chưa cao, việc quảng bá, thu hút đầu tư còn hạn chế. Giá trị sản xuất công nghiệp còn chưa đạt chỉ tiêu đặt ra. Chưa khai thác hết tiềm năng về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Một số dự án phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi triển khai còn chậm, chưa nhân rộng được các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng còn nhiều hạn chế, chất lượng, năng lực giảng dạy của một bộ phận giáo viên chưa đồng đều; công tác xã hội hóa giáo dục, cơ sở vật chất như trường học, y tế còn khó khăn. Thiết chế văn hóa - thông tin, thể dục, thể thao chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ sở; một số xã, phường, thôn, xóm, tổ nhân dân chưa có nhà văn hóa.

Những hạn chế trên đây là do một số nguyên nhân, như: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý có trình độ chưa đồng đều, một số người còn hạn chế về trình độ, năng lực quản lý, dẫn tới làm việc thụ động, không chủ động được trong công tác lãnh đạo, điều hành. Cùng với đó là khả năng vốn đầu tư, năng lực sản xuất, kinh doanh, trang thiết bị, các điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại của một số doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất còn hạn chế. Việc xây dựng một số dự án phát triển dịch vụ - du lịch và công nghiệp, thủ công nghiệp chưa sát với thực tế. Sự phối hợp giữa thị xã và các cơ sở, ban ngành liên quan ở tỉnh trong thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế và công trình trọng điểm chưa chặt chẽ.

127

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn: PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 docx (Trang 129 - 153)