a. Về quản lý nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần đổi mới và tăng cường năng lực cho công tác thu thập, tổng hợp thông tin, đánh giá hiệu quả đầu tư, nghiên cứu chuyên đề về ODA nhằm bảo đảm cho việc nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước, phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và công tác xúc tiến đầu tư.
Thứ hai, tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các dự án tại các địa phương nhằm giúp Bộ thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô về ODA trên phạm vi cả nước.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
Thứ tư, cần thành lập một ban quản lý dự án chung, chia thành nhiều nhóm nhỏ thường xuyên phụ trách các dự án, nhằm sử dụng người có kinh nghiệm quản lý dự án để đạt được sự thống nhất và tránh thất thoát bởi người không có kinh nghiệm.
63
Bên cạnh đó, cần xác định các ưu tiên đầu tư khi sử dụng ODA và nâng cao công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án. Bởi, bản chất ODA vẫn là khoản vay và có nghĩa vụ phải trả nợ, nên cần loại bỏ tư tưởng “xin” ODA trong một bộ phận cán bộ ở các cấp, kể cả cán bộ lãnh đạo chưa hiểu rõ vai trò và bản chất của ODA, dẫn đến chưa quan tâm đầy đủ đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Do đó, cần nâng cao năng lực và nhận thức cho đội ngũ tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.
b. Về luật pháp và chính sách
Trong quan hệ hợp tác phát triển mới, các mô hình viện trợ mới sẽ được áp dụng nhiều hơn, sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ được khuyến khích. Do vậy, Chính phủ cần có những chính sách và thể chế thích hợp để tạo môi trường cho các mô hình, phương pháp tiếp cận mới. Bên cạnh đó, cần hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để sử dụng một cách hợp lý các cách tiếp cận và mô hình viện trợ mới, nhất là hỗ trợ ngân sách trong tiếp nhận tài trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và góp phần cải thiện các hệ thống quản lý công của Việt Nam theo chuẩn mực và tập quán quốc tế.
Để có thể thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả, Vụ kinh tế đối ngoại cần hoàn thiện các văn bản pháp lý, đổi mới trong quy trình và thủ tục quản lý dự án ODA trên cơ sở kết hợp tham khảo những quy chuẩn của các nhà tài trợ, nhất là trong ba khâu công việc quan trọng: đấu thầu mua sắm; đền bù, di dân và tái định cư; quản lý tài chính của các chương trình, dự án dẫn đến tình trạng trình duyệt “kép”.
Ngoài ra, các văn bản, thông tư, nghị định cần phải minh bạch, rõ ràng, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao ý thức của người
64
dân, cán bộ trực tiếp quản lý dự án và các cơ quan, ngành có liên quan nhằm thu hút các đối tượng tham gia xây dựng, bảo vệ các công trình dự án.
3.3.3. Vai trò quản lý của nhà nước đối với nguồn vốn ODA của Vụ Kinh tế đối ngoại
a. Xây dựng chính sách quản lý nguồn vốn ODA
Nhìn lại 20 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây cho thời gian tới:
Một là, tinh thần làm chủ trong toàn bộ chu trình ODA từ khâu hình
thành ý tưởng, thiết kế dự án đến khâu tổ chức, quản l ý thực hiện, theo dõi và đánh giá dự án.
Hai là, vai trò của ODA là nguồn lực bổ trợ và xúc tác cho quá trình phát triển. Nhận thức đúng đắn này sẽ khắc phục tư tưởng thụ động, trông chờ vào viện trợ và giúp phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong phát triển.
Ba là, sự tham gia rộng rãi của các đối tượng thụ hưởng vào quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA là yếu tố quan trọng để giúp ODA được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.
Bốn là, xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng sẻ chia trách nhiệm giữa Việt Nam và nhà tài trợ sẽ góp phần đảm bảo sự thành công của các chương trình, dự án ODA.
Năm là, để có thể thực hiện tốt những công việc trên, Vụ Kinh tế đối ngoại cần làm tốt vai trò của mình trong việc hoạch định các chính sách về ODA để nâng cao ý thức, tầm hiểu biết của các đối tượng liên quan. Một ví dụ cụ thể về các chính sách có thể có trong tương lai như:
Thứ nhất, khuyến khích sử dụng nguồn vốn ODA một cách chủ động tại
65
với việc đánh giá và khen thưởng hoặc phê bình, nâng cao ý thức phát triển kinh tế xã hội của các cán bộ địa phương.
Thứ hai, tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ, sáng tạo, nhiệt tình thực hiện
các khâu trong chương trình, dự án để mang lại sự đột phá trong ý tưởng và trong việc thực hiện tạo ra kết quả tốt nhất.
b. Lập kế hoạch và phân bổ giải ngân nguồn vốn ODA
Để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, Vụ Kinh tế đối ngoại cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau trong việc lập kế hoạch và phân bổ giải ngân nguồn vốn ODA:
Thứ nhất, cần đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các chương
trình và dự án ODA để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất và nhanh nhất, đây là điều rất cấp thiết với Việt Nam. Thiếu nguồn lực đối ứng, gồm tài chính và nguồn vốn con người có năng lực, thì khó mà thành công trong sử dụng ODA có hiệu quả cao để phục vụ các mục tiêu phát triển. Dù là ODA vốn vay hay viện trợ không hoàn lại đều đòi hỏi những chi phí trong nước mới có thể hiện thực hóa được vốn ODA trở thành những kết quả phát triển cụ thể.
Thứ hai, xu thế nguồn vốn ODA không hoàn lại và có lãi suất ưu đãi
giảm đi khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, thay vào đó phải sử dụng vốn vay kém ưu đãi. Vì thế, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ tình hình thực hiện dự án, sử dụng tập trung hơn để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế và xã hội quy mô lớn, có giá trị và tạo ra tác động lan tỏa đối với sự phát triển chung của cả nước.
Thứ ba, để thích ứng trong tình hình mới trước những sự thay đổi trong
66
Kinh tế đối ngoại cần điều chỉnh chính sách thu hút và sử dụng ODA một cách phù hợp và có hiệu quả.
Trong thời gian tới chính sách cần điều chỉnhtheo hướng đặt nguồn vốn ODA trong tổng thểcác nguồn vốn tài chính cho phát triển khác đểnguồn vốn này thực sự mang lại các lợi ích vềkinh tế - xã hội đồng thời đóng vai trò xúc tác củaquá trình phát triển. Ngoài ra, với chủ trương mởrộng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ODA chokhu vực tư nhân và trong bối cảnh Việt Nam sẽ tiếp nhận nhiều khoản vay ODA kém ưu đãi,nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm và rủi ro giữa Nhànước và đối tượng sử dụng ngưồn vốn này cầnđược quán triệt và cụ thể hóa theo hình thức hợptác công tư (PPP) hoặc hạn ngạch tín dụng đểđảm bảo an toàn về nợ công nói chung, nợ nướcngoài nói riêng.
c. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
Ngoài việc xây dựng các chính sách về ODA, các kế hoạch phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA cũng rất quan trọng, vì vậy Vụ Kinh tế đối ngoại cũng cần chú trọng đến khâu đánh giá này. Sự quan trọng của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, việc đánh giá thường xuyên và đúng sẽ giúp cho cơ quan quản
lý phát hiện ra các vướng mắc, các mâu thuẫn để có thể giải quyết một cách kịp thời để có thể đẩy nhanh tiến độ của chương trình, dự án hoặc không làm chậm tiến độ.
Thứ hai, đánh giá hiệu quả sử dụng làm cho các cơ quan quản lý về
ODA có thể thấy được phân bổ nguồn vốn ODA vào lĩnh vực nào, ngành nào là hiệu quả nhất, có thể đưa lại kết quả tốt nhất trong sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
67
Thứ ba, việc các cơ quan quản lý về ODA đánh giá hiệu quả sử dụng
nguồn vốn này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc sử dụng nguồn vốn ODA, từ đó làm tăng thêm độ tin cậy và uy tín trong mắt các nhà đầu tư lớn, tạo động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tiềm năng tiếp tục đầu tư nguồn vốn ODA tại Việt Nam.