32
Thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến vượt bậc với việc cải thiện tình hình chính trị đối ngoại, xử lý các khoản nợ nước ngoài thông qua Câu lạc bộ chủ nợ Pa-ri, kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.
Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Paris (Pháp) từ ngày 9-10/11/1993 đã đặt nền tảng cho quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, tin cậy và xây dựng. Kể từ đó, một diễn đàn đối thoại thường niên về chính sách phát triển và viện trợ giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ được thiết lập với tên gọi là Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG). Đến nay, ở Việt Nam đã có trên 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội.
33
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư
Tính đến tháng 12/2012, đã có 20 Hội nghị CG thường niên và 15 Hội nghị CG giữa kỳ (tổ chức đầu tháng 6 hàng năm) được tổ chức. Thông qua các hội nghị này, 78,195 tỷ USD vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam. Tổng vốn ODA cam kết thường gia tăng, năm sau cao hơn năm trước (Biểu đồ 2), kể cả những năm kinh tế thế giới khủng hoảng (như trong năm 2008) hoặc khi kinh tế của một số nước tài trợ gặp khó khăn. Điều này thể hiện sự đồng tình và ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Việt Nam, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam.
Biểu đồ 4. Cam kết, kí kết và giải ngân vốn ODA thời kì 1993 - 2012
Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam.
34
Biểu đồ 5. Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993 - 2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư
Tổng vốn ODA ký kết từ năm 1993-2012 đạt trên 56,05 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết. Trong đó, vốn ODA vay ưu đãi đạt 51,607 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%. Vốn ODA giải ngân qua 20 năm đã đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết.
Trong số 51,607 tỷ USD các khoản ODA vay ưu đãi đã ký kết, phần lớn có lãi suất rất ưu đãi, thời gian vay và ân hạn dài. Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay từ 30-40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; khoảng 40% khoản vay có lãi suất từ 1-3%/năm, thời hạn vay từ 12-30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn; còn lại là các khoản vay có điều kiện ưu đãi kém hơn.
Trong giai đoạn 1993 – 2012, phần lớn các khoản vay ODA đều được tập trung vào các lĩnh vực Nông nghiệp – xóa đói giảm nghèo, Năng lượng – Công nghiệp, Giao thông – Bưu chính, Giáo dục – Đào tạo, Y tế - Xã hội và
35
các ngành khác, trong đó lĩnh vực về Giao thông – Bưu chính được ưu tiên nhất với tổng vốn cam kết là 16,2 tỷ USD, đứng thứ 2 là lĩnh vực Năng lượng – Công nghiệp, tiếp đến là các lĩnh vực còn lại, điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Việt Nam.
Biểu đồ 6. ODA ký kết theo ngành lĩnh vực thời kỳ 1993 - 2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư
Theo đó, vốn ODA tại các vùng kinh tế trọng điểm như Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ODA được ký kết với 10,42 tỷ USD tại Đồng bằng sông Hồng, 7,52 tỷ tại Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và 6,3 tỷ USD ở Đông Nam Bộ.
36
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư Bảng 3. 10 nhà tài trợ có cam kết ODA lớn nhất thời kì 1993 – 2012
Đơn vị: Triệu USD
STT Nhà tài trợ Tổng số
1 Ngân hàng thế giới (WB) 20.102,00
2 Nhật Bản 19.815,12
3 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 14.239,10
4 Pháp 3.916,25
5 Hàn Quốc 2.331,12
6 Các tổ chức của Liên hợp quốc 1.955,91
7 CHLB Đức 1.725,79
8 Australia 1379,23
9 Mỹ 1.119,94
10 Đan Mạch 1.108,93
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống
37
người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
2.3.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA
Biểu đồ 8. Cơ cấu sử dụng vốn ODA trong thời kì 1993 - 2012
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Dựa trên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, từ năm 1993 đến năm 2012 Vụ Kinh tế đối ngoại đã sử dụng nguồn vốn ODA chủ yếu vào các lĩnh vực sau:
Một là, phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm cả nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp với xóa đói, giảm nghèo.
Hai là, xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại.
Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và
phát triển và một số lĩnh vực khác).
Bốn là, bảo vệ môi trường và các tài nguyên thiên nhiên.
Năm là, tăng cường năng lực thể chế và pháp triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Như vậy, từ năm 1993 đến năm 2012, theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư, Vụ Kinh tế đối ngoại đã tập trung sử dụng vốn ODA vào các công tác xã hội như xóa đói giảm nghèo, phát triển thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam là ngành Nông nghiệp,
38
cùng với việc cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bảng 4. Cơ cấu ODA của các ngành, lĩnh vực thời kì 1993 đến 2012 Đơn vị: Triệu USD
Ngành Tổng số (triệu USD) Vay (triệu USD) Viện trợ (triệu USD) Tổng số (%) 1. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Xóa đói giảm nghèo
8.855,01 7.432,69 1.422,32 5,17
2. Năng lượng và công
nghiệp 11.553,08 11.360,09 192,99 9,80
3. Giao thông vận tải và
Bưu chính viễn thông 16.472,14 15.949,73 522,41 8,22 4. Môi trường (cấp, thoát
nước, đối phó với biến đổi khí hậu,…) và phát triển đô thị
7.845,67 6.673,30 1.172,3 3,44
5. Giáo dục và đào tạo 2.446,73 1.793,78 652,95 4,19
39 7. Ngành khác (khoa học
công nghệ, tăng cường năng lực thể chế,...)
8.612,39 7.061,93 1.550,46 14,76
Tổng số 58.363,28 51.607,32 6.755,96 100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ 2011 đến năm 2015, Việt Nam đang dần gấp rút để thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết của WTO, cùng với đó là việc tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 và đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác Châu Á – Thái Bình Dương TPP cùng với các nước phát triển khác, vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam qua các góc độ. Chính vì như vậy nên theo kế hoạch 5 năm từ năm 2011 đến 2015, các ngành và lĩnh vực sau được ưu tiên sử dụng vốn ODA là như sau:
Một là, xây dựng hệ thống k ết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ và hiện đại,
bao gồm cả phát triển đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường;
Hai là, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, an sinh
xã hội, dân số và phát triển, và một số lĩnh vực xã hội khác);
Ba là, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ;
Bốn là, phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo;
Năm là, hoàn thiện th ể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;
40
Sáu là, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó
với biến đổi khí hậu; phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
Bảy là, hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh.
Cơ cấu ODA của các ngành, lĩnh vực thời kì 1993 đến 2012 được phân bổ như sau:
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, lĩnh vực được quan tâm và sử dụng nguồn vốn ODA đầu tư nhiều nhất là các lĩnh vực phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và các ngành nghiên cứu khoa học công nghệ.
2.4. Vai trò quản lý nhà nƣớc về ODA
Hội nghị Kiểm điểm chung tình hình thực hiện các dự án (JPPR)
Để cải thiện tình hình các chương trình, dự án và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Nhóm 6 Ngân hàng phát triển (ADB, AFD, JICA, KfW, KEXIM, WB) tổ chức định kì 2 năm một lần Hội nghị kiểm điểm chung tình hình thực hiện các dự án (JPPR). Từ năm 2007, Tổ công tác ODA của chính phủ đại diện cho phía Việt Nam do Vụ Kinh tế đối ngoại phụ trách nhiệm vụ Tổ phó và Trưởng ban thư ký phối hợp với nhóm 6 Ngân hàng phát triển để thực hiện hoạt động đánh giá chung này.
Trên cơ sở xác định các tồn tại, vướng mắc ở tất cả các khâu trong quá trình chuẩn bị, chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án ODA và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động nhằm cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2008-2009 ban hành theo Quyết định 883/2008/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Hội nghị JPPR VI đã xây dựng Kế hoạch hành động cho thời kỳ 2010-2011.
41
Trên cơ sở báo cáo kết quả Hội nghị JPPR VI của Bộ KH&ĐT, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT phê duyệt Kế hoạch hành động chung cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2010-2011.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở thống nhất với các cơ quan Việt Nam và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển về nội dung và thời hạn hoàn thành các công việc nêu trong dự thảo kế hoạch, ngày 28 tháng 5 năm 2010, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã ra
Quyết định 747/QĐ-BKH phê duyệt Kế hoạch hành động nhằm cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2010-2011. Kế hoạch này tập trung vào các nhóm giải pháp chủ yếu sau:
Một là, nhóm các giải pháp đẩy mạnh quá trình chuẩn bị, thẩm định và
phê duyệt dự án: Kiến nghị 02 hành động trên các lĩnh vực: (i) Hài hòa hóa giữa Đề cương chi tiết dự án của phía Việt Nam và Ý tưởng dự án của nhà tài trợ; và (ii) Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo ngành.
Hai là, nhóm các giải pháp thúc đẩy khởi động dự án: Kiến nghị 03 hành
động trên các lĩnh vực: (i) Các hành động thực hiện trước; (ii) Đấu thầu; và (iii) Sửa đổi hệ thống định mức chi phí hành chính trong quản lý dự án.
Ba là, nhóm các giải pháp cải thiện tình hình thực hiện dự án: Kiến nghị
07 hành động trên các lĩnh vực: (i) Đẩy nhanh công tác thanh toán và thủ tục giải ngân và các thỏa thuận vốn đối ứng; (ii) Theo dõi và đánh giá dự án; (iii) Tái cơ cấu Ban QLDA; (iv) Xây dựng khung chính sách chung đối với tái định cư; (v) Hài hòa các hướng dẫn về thủ tục và thực hiện đánh giá tác động môi trường; (vi) Cải thiện công tác quản lý hợp đồng; và (vii) Cải thiện quy trình, thủ tục điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung trong quá trình thực hiện dự án.
So với Kế hoạch hành động thời kỳ 2008-2009, Kế hoạch hành động lần này đã bổ sung thêm các chỉ số phản ánh kết quả thực hiện của từng nhóm giải
42
pháp, làm căn cứ để theo dõi quá trình thực hiện trên thực tế các giải pháp chung để cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này. Chẳng hạn, với Nhóm giải pháp 1 các chỉ số kết quả cần theo dõi đó là: (i) Thời gian từ khi Đề cương chi tiết của dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến khi dự án chính thức được nhà tài trợ phê duyệt; (ii) Thời gian kể từ khi dự án được cấp có thẩm quyền Việt Nam phê duyệt đến khi ký kết hiệp định dự án với nhà tài trợ; và (iii) Thời gian kể từ khi ký kết hiệp định dự án cho đến khi hiệp định về dự án có hiệu lực.
Vấn đề về việc soạn thảo các Văn bản quy định về việc quản lý, hướng dẫn việc thực hiện sử dụng nguồn vốn ODA cho các cơ quan chủ quản
Ngày 23/4/2013 Chính phủ đã thông qua và ban hành Nghị định số 38/2013/NĐ-CP về quản lý sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Nghị định với 8 chương, 71 điều kèm theo các phụ lục, bao quát toàn diện, đầy đủ, rõ ràng hơn công tác vận động, quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Các nội dung chủ yếu của Nghị định bao gồm:
- Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định không chỉ bao gồm nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
- Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi bao gồm: Nghị định quy định các lĩnh vực sau đây được ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ:
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại, bao gồm hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển và đường thủy nội bộ); hạ tầng đô thị (giao thông đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh
43
môi trường đô thị, hạ tầng cấp điện đô thị); hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; hạ tầng năng lượng (ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới); hạ tầng thủy lợi và đê điều. Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề, an sinh xã hội, giảm nghèo, dân số và phát triển. Phát triển khoa học và công nghệ cao, công nghệ nguồn và phát triển khoa học công nghệ trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm, kinh tế tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao gồm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới.