Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò quản lý nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu vai trò quản lý nhà nước về nguồn vốn viện trợ chính thức (oda) tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 64)

dụng cho cả lĩnh vực sản xuất có khả năng hoàn trả cao các loại vốn vay ODA kém ưu đãi để tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Về đối tượng tiếp cần nguồn vốn ODA, cần mở rộng đối tượng sang khu vực tư nhân theo hình thực hợp tác công tư (PPP) để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cùng với Nhà nước.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò quản lý nguồn vốn ODA ODA

3.3.1. Về quy hoạch và phân bổ nguồn vốn ODA

Nhà nước cần có quy hoạch tổng thể phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, địa phương, từ đó đưa ra những kế hoạch cụ thể trong việc phân bổ nguồn vốn ODA nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng nguồn vốn viện trợ này. Quy hoạch sử dụng nguồn vốn ODA cần phải đồng bộ với những quy hoạch đã có trước đó nhằm đưa lại sự thống nhất và không chồng chéo lên nhau. Để làm được điều đó, không những các cơ quan quản lý về ODA phải liên kết với nhau mà các cơ quan này còn phải quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý về các lĩnh vực khác đang có trong nền kinh tế

62

và xã hội. Đây là một trong những điều mà cơ quan quản lý của Việt Nam đang thiếu.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có sự đánh giá tốt nhất về các ngành, lĩnh vực cần được quan tâm và đưa ra được sự phân bổ hợp lý, đặc biệt là các lĩnh vực nhằm đưa nền kinh tế và xã hội phát triển hơn nữa như phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo,... những ngành và lĩnh vực này là nền móng phát triển cho sự tăng trưởng bền vững mà các nước nói chung, Việt Nam nói riêng đang hướng tới.

Một phần của tài liệu vai trò quản lý nhà nước về nguồn vốn viện trợ chính thức (oda) tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)