Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu vai trò quản lý nhà nước về nguồn vốn viện trợ chính thức (oda) tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

trƣởng kinh tế Việt Nam

Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm từ năm 1989 đến năm 2007, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác,...

30

Nguồn: Worldbank

Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của viện trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam.

Biểu đồ 2. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam từ 1993 – 2010

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam

Nói tóm lại, ODA là nguồn vốn quan trọng đối với các quốc gia đang và chậm phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Nguồn vốn ODA giúp cho Việt Nam có thể tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực thông qua các dự án của các nhà tài trợ. Trong đó, một số các dự án có điều kiện kèm theo, yêu cầu nước tiếp nhận thay đổi thể chế chính sách nhằm phù hợp hơn với dự án và sự phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. ODA cũng làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của Việt Nam, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện.

Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....

31

Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa phương. Các công trình giao thông như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, Đường xuyên Á Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, cầu Bính, Cầu Bãi Cháy, Cầu Mỹ Thuận, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất,... được tài trợ từ nguồn vốn ODA đã minh chứng rõ rệt về tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA đối với phát triển.

Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các tỉnh còn nghèo, những các công trình phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân như giao thông nông thôn, cấp điện và nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã và các bệnh viện tỉnh và huyện, các công trình thủy lợi, các chợ nông thôn,...

ODA cũng có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản dưới Luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và

tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Nguồn vốn ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai,...

Một phần của tài liệu vai trò quản lý nhà nước về nguồn vốn viện trợ chính thức (oda) tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)