Theo quan điểm cá nhân

Một phần của tài liệu vai trò quản lý nhà nước về nguồn vốn viện trợ chính thức (oda) tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 76)

Thứ nhất, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, thể chế để đảm

bảo thực hiện tốt Nghị định 38/2013/NĐ-CP. Qua đó, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Đồng thời, cần sớm sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, quy định ODA và vốn vay ưu đãi trong Luật Đầu tư công.

69

Thứ hai, là tăng cường cộng tác cán bộ, đầu tư đào tạo để nâng cao năng

lực cho cán bộ thuộc bộ phận liên quan đến việc xác định nhu cầu đàm phán, kí kết các hiệp định với đối tác.

Thứ ba, mở lớp đào tạo ngắn về những kiến thức có liên quan đến ODA,

tập huấn về nhưng quy định và thủ tục, điều kiện cung cấp ODA của các nhà tài trợ.

Thứ tư, những nghành và địa phương có nhu cầu về cung cấp vốn ODA

cần nghiên cứu những chính sách ưu tiên của các đối tác nước ngoài cũng như quy chế quản lí và sử dụng vốn ODA của Chính phủ Việt Nam để tranh thủ sự giúp đỡ từ các bên trong việc lập hồ sơ dự án và tiếp tục xin viện trợ phù hợp với đối tượng ưu tiên.

Thứ năm, việc thu hút ODA phải đi đôi với việc nâng cac hiệu quả sử

dụng và bảo đảm khả năng trả nợ, phù hợp với năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA, phải đảm bảo tính rõ ràng. Minh bạch nhất quán với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan.

Thứ sáu, các cơ quan trong việc có thẩm quyền quản lý ODA cần thực

hiện cơ chế một cửa; các bộ - ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, hoàn thiện quy trình và thủ tục quản lý ODA để đảm bảo các nguồn lực được sử dụng một cách hợp lý, không bị lãng phí, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, Bộ tài chính với vai trò đại diện chính thức cho “người vay” là nhà nước. Chính phủ trong các điều kiện cụ thể về ODA có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung đàm phán các công trình dự án với các nhà tài trợ. Đặc biệt, bộ tài chính có trách nhiệm quản lý tài chính đối với các công trình sử dụng ODA. Các bộ nghành khác như ngân hàng, tư pháp ngoại giao đều được quy định

70

nhiệm vụ cụ thể theo chức năng của mình, khắc phục những yếu kém và phòng chống tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn.

71

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Đổi mới và phát triển đất nước, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) như những “viên gạch” đầu tiên giúp Việt Nam xây dựng nền tảng để thu hút các nguồn lực khác. Trong 20 năm qua, các nhà tài trợ đã cung cấp cho Việt Nam một nguồn tài chính đáng kể, góp phần thực hiện cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế.

Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, y tế, giáo dục và đào tạo; xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu... Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nguồn và phương thức viện trợ ODA cũng có nhiều thay đổi, đòi hỏi Chính phủ, các bộ, ngành phải thích ứng để tranh thủ được nguồn vốn quý báu này.

Việt Nam cũng cần xây dựng năng lực để sử dụng tối đa các nguồn tài chính khác mà không làm ảnh hưởng đến bền vững nợ và ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường hệ thống tài chính trong nước, bao gồm việc xây dựng thị trường tài chính nội địa và cải thiện khả năng sẵn sàng tiếp cận nguồn tài chính quốc tế với mức giá chấp nhận được là một phần quan trọng trong kế hoạch này.

Thực tế quá trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các NTT, chúng ta đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm phong phú, có giá trị cho giai đoạn tiếp theo, đó là: phát huy vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển của quốc gia, ngành và địa phương; phải có nguồn lực đối ứng, kể cả nguồn tài chính và nguồn vốn nhân lực có chất lượng; sự nhận thức đầy đủ về bản chất nguồn vốn ODA, năng lực con người nắm bắt chủ trương, chính sách và những ưu tiên phát triển của quốc gia, ngành và địa phương.

72

Làm tốt công tác quản lý Nhà nước trong việc thu hút và sử dụng ODA là điều kiện để Việt Nam sử dụng hiệu quả, tập trung hơn nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô lớn, có giá trị và tạo "cú huých", tác động lan tỏa đối với sự phát triển chung của cả nước, cũng như các bộ, ngành, địa phương, nhất là đối với những dự án đầu tư công quan trọng, khó có khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân hoặc sử dụng các nguồn vốn vay thương mại. Vốn ODA và vốn vay ưu đãi cũng sẽ được sử dụng như nguồn bổ trợ nhằm khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thông qua nhiều mô hình, trong đó có hợp tác đối tác công-tư (PPP).

Và thực tế đã chứng minh rằng Việt Nam là một trong các quốc gia tiếp nhận vốn ODA có nhiều nỗ lực trong vấn đề quản lý hiệu quả nguồn vốn này. Song, thực tiễn cho thấy còn rất nhiều bất cập trong lĩnh vực này. Hy vọng rằng các ý kiến đề xuất của những nhà nghiên cứu, sự quan tâm thích đáng từ phía Chính phủ và Quốc hội, tính chuyên nghiệp của bộ phận làm công tác quản lý ODA thật sự mang lại tác dụng, đem lại sự an tâm nơi người dân và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.

73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình , dự án ODA (giai đoạn 1993 – 2011) – Bộ Tài chính.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cổng thông tin điện tử (Trang web)

3. Bùi Thúy Vân (chủ biên), “Giáo trình Kinh tế quốc tế”, NXB Học viện Chính sách và Phát triển, 2013.

4. Cao Mạnh Cường – Vụ phó Vụ Kinh tế đối ngoại, 2008, “15 năm ODA ở Việt Nam”.

5. Cao Mạnh Cường, 2012, “Vai trò của ODA đối với phát triển Việt Nam: 20 năm nhìn lại”

6. Cổng thông tin điện tử báo Kinh tế (www.vneconomy.com.vn) 7. Cổng thông tin điện tử Chương trình hỗ trợ phát triển Liên hợp quốc (www.undp.org.vn)

8. Cổng thông tin Kinh tế Việt Nam, VNEP (www.vnep.org.vn) 9. Đánh giá viện trợ: Khi nào có tác dụng, khi nào không, và tại sao - Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới.

10. Đỗ Đức Bình (chủ biên), 2012, “Giáo trình Kinh tế quốc tế”, NXB Kinh tế Quốc dân.

11. Eun Mee Kim, 2014, “Assessment on Korea’s Development Cooperation as a Receipient Country”, KOICA.

12. Hà Thị Ngọc Oanh , 2000, “Hỗ trợ phát triển chính thức – Oda – những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam” – NXB Giáo dục.

13. Hồ Quang Minh – Nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, 2010, “Kế hoạch hành động cải thiện tình hình các chương trình, dự án ODA giai đoạn 2011 – 2015” – Bản tin ODA số 34.

74

14. Hồ Quang Minh – Nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, 2010, “Khái quát Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2011 – 2015” – Bản tin ODA số 35.

15. Hoàng Viết Khang, 2014, “Xu hướng và tầm nhìn ODA ở Việt Nam”, MPI.

16. Lưu Ngọc Trịnh, 2002, “Vốn vay ưu đã i ở Việt Nam những năm gần đây, thực trạng và giải pháp”, NXB Lao động Xã Hội.

17. Quản lý nhà nước ODA ở VN, cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Trang web)

18. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, “Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam”, số 2(31), 2009.

19. Tổng quan viện trợ phát triển chính thức Việ t Nam, UNDP Việt Nam, Hà Nội, 2003.

Một phần của tài liệu vai trò quản lý nhà nước về nguồn vốn viện trợ chính thức (oda) tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 76)