Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu vai trò quản lý nhà nước về nguồn vốn viện trợ chính thức (oda) tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 76)

Biểu đồ 8. Cơ cấu sử dụng vốn ODA trong thời kì 1993 - 2012

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dựa trên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, từ năm 1993 đến năm 2012 Vụ Kinh tế đối ngoại đã sử dụng nguồn vốn ODA chủ yếu vào các lĩnh vực sau:

Một là, phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm cả nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp với xóa đói, giảm nghèo.

Hai là, xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại.

Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và

phát triển và một số lĩnh vực khác).

Bốn là, bảo vệ môi trường và các tài nguyên thiên nhiên.

Năm là, tăng cường năng lực thể chế và pháp triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.

Như vậy, từ năm 1993 đến năm 2012, theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư, Vụ Kinh tế đối ngoại đã tập trung sử dụng vốn ODA vào các công tác xã hội như xóa đói giảm nghèo, phát triển thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam là ngành Nông nghiệp,

38

cùng với việc cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bảng 4. Cơ cấu ODA của các ngành, lĩnh vực thời kì 1993 đến 2012 Đơn vị: Triệu USD

Ngành Tổng số (triệu USD) Vay (triệu USD) Viện trợ (triệu USD) Tổng số (%) 1. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Xóa đói giảm nghèo

8.855,01 7.432,69 1.422,32 5,17

2. Năng lượng và công

nghiệp 11.553,08 11.360,09 192,99 9,80

3. Giao thông vận tải và

Bưu chính viễn thông 16.472,14 15.949,73 522,41 8,22 4. Môi trường (cấp, thoát

nước, đối phó với biến đổi khí hậu,…) và phát triển đô thị

7.845,67 6.673,30 1.172,3 3,44

5. Giáo dục và đào tạo 2.446,73 1.793,78 652,95 4,19

39 7. Ngành khác (khoa học

công nghệ, tăng cường năng lực thể chế,...)

8.612,39 7.061,93 1.550,46 14,76

Tổng số 58.363,28 51.607,32 6.755,96 100

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ 2011 đến năm 2015, Việt Nam đang dần gấp rút để thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết của WTO, cùng với đó là việc tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 và đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác Châu Á – Thái Bình Dương TPP cùng với các nước phát triển khác, vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam qua các góc độ. Chính vì như vậy nên theo kế hoạch 5 năm từ năm 2011 đến 2015, các ngành và lĩnh vực sau được ưu tiên sử dụng vốn ODA là như sau:

Một là, xây dựng hệ thống k ết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ và hiện đại,

bao gồm cả phát triển đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường;

Hai là, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, an sinh

xã hội, dân số và phát triển, và một số lĩnh vực xã hội khác);

Ba là, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,

gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ;

Bốn là, phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo;

Năm là, hoàn thiện th ể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;

40

Sáu là, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó

với biến đổi khí hậu; phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.

Bảy là, hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất,

kinh doanh.

Cơ cấu ODA của các ngành, lĩnh vực thời kì 1993 đến 2012 được phân bổ như sau:

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, lĩnh vực được quan tâm và sử dụng nguồn vốn ODA đầu tư nhiều nhất là các lĩnh vực phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và các ngành nghiên cứu khoa học công nghệ.

2.4. Vai trò quản lý nhà nƣớc về ODA

Hội nghị Kiểm điểm chung tình hình thực hiện các dự án (JPPR)

Để cải thiện tình hình các chương trình, dự án và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Nhóm 6 Ngân hàng phát triển (ADB, AFD, JICA, KfW, KEXIM, WB) tổ chức định kì 2 năm một lần Hội nghị kiểm điểm chung tình hình thực hiện các dự án (JPPR). Từ năm 2007, Tổ công tác ODA của chính phủ đại diện cho phía Việt Nam do Vụ Kinh tế đối ngoại phụ trách nhiệm vụ Tổ phó và Trưởng ban thư ký phối hợp với nhóm 6 Ngân hàng phát triển để thực hiện hoạt động đánh giá chung này.

Trên cơ sở xác định các tồn tại, vướng mắc ở tất cả các khâu trong quá trình chuẩn bị, chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án ODA và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động nhằm cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2008-2009 ban hành theo Quyết định 883/2008/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Hội nghị JPPR VI đã xây dựng Kế hoạch hành động cho thời kỳ 2010-2011.

41

Trên cơ sở báo cáo kết quả Hội nghị JPPR VI của Bộ KH&ĐT, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT phê duyệt Kế hoạch hành động chung cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2010-2011.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở thống nhất với các cơ quan Việt Nam và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển về nội dung và thời hạn hoàn thành các công việc nêu trong dự thảo kế hoạch, ngày 28 tháng 5 năm 2010, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã ra

Quyết định 747/QĐ-BKH phê duyệt Kế hoạch hành động nhằm cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2010-2011. Kế hoạch này tập trung vào các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

Một là, nhóm các giải pháp đẩy mạnh quá trình chuẩn bị, thẩm định và

phê duyệt dự án: Kiến nghị 02 hành động trên các lĩnh vực: (i) Hài hòa hóa giữa Đề cương chi tiết dự án của phía Việt Nam và Ý tưởng dự án của nhà tài trợ; và (ii) Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo ngành.

Hai là, nhóm các giải pháp thúc đẩy khởi động dự án: Kiến nghị 03 hành

động trên các lĩnh vực: (i) Các hành động thực hiện trước; (ii) Đấu thầu; và (iii) Sửa đổi hệ thống định mức chi phí hành chính trong quản lý dự án.

Ba là, nhóm các giải pháp cải thiện tình hình thực hiện dự án: Kiến nghị

07 hành động trên các lĩnh vực: (i) Đẩy nhanh công tác thanh toán và thủ tục giải ngân và các thỏa thuận vốn đối ứng; (ii) Theo dõi và đánh giá dự án; (iii) Tái cơ cấu Ban QLDA; (iv) Xây dựng khung chính sách chung đối với tái định cư; (v) Hài hòa các hướng dẫn về thủ tục và thực hiện đánh giá tác động môi trường; (vi) Cải thiện công tác quản lý hợp đồng; và (vii) Cải thiện quy trình, thủ tục điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung trong quá trình thực hiện dự án.

So với Kế hoạch hành động thời kỳ 2008-2009, Kế hoạch hành động lần này đã bổ sung thêm các chỉ số phản ánh kết quả thực hiện của từng nhóm giải

42

pháp, làm căn cứ để theo dõi quá trình thực hiện trên thực tế các giải pháp chung để cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này. Chẳng hạn, với Nhóm giải pháp 1 các chỉ số kết quả cần theo dõi đó là: (i) Thời gian từ khi Đề cương chi tiết của dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến khi dự án chính thức được nhà tài trợ phê duyệt; (ii) Thời gian kể từ khi dự án được cấp có thẩm quyền Việt Nam phê duyệt đến khi ký kết hiệp định dự án với nhà tài trợ; và (iii) Thời gian kể từ khi ký kết hiệp định dự án cho đến khi hiệp định về dự án có hiệu lực.

Vấn đề về việc soạn thảo các Văn bản quy định về việc quản lý, hướng dẫn việc thực hiện sử dụng nguồn vốn ODA cho các cơ quan chủ quản

Ngày 23/4/2013 Chính phủ đã thông qua và ban hành Nghị định số 38/2013/NĐ-CP về quản lý sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Nghị định với 8 chương, 71 điều kèm theo các phụ lục, bao quát toàn diện, đầy đủ, rõ ràng hơn công tác vận động, quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Các nội dung chủ yếu của Nghị định bao gồm:

- Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định không chỉ bao gồm nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

- Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi bao gồm: Nghị định quy định các lĩnh vực sau đây được ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ:

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại, bao gồm hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển và đường thủy nội bộ); hạ tầng đô thị (giao thông đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh

43

môi trường đô thị, hạ tầng cấp điện đô thị); hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; hạ tầng năng lượng (ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới); hạ tầng thủy lợi và đê điều. Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề, an sinh xã hội, giảm nghèo, dân số và phát triển. Phát triển khoa học và công nghệ cao, công nghệ nguồn và phát triển khoa học công nghệ trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm, kinh tế tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao gồm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Ngoài các lĩnh vực trên còn có lĩnh vực tăng cường năng lực thể chế và cải cách hành chính. Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Hỗ trợ thúc đẩy thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, du lịch và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân được tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, cải tiến quy trình xây dựng và phê duyệt Danh mục tài trợ. Phân cấp, tinh giản quy trình, thủ tục, hài hòa với nhà tài trợ và đồng bộ với các văn bản pháp quy hiện hành, đa dạng hóa các hình thức quản lý dự án và tăng cường công tác giám sát và đánh giá và nâng cao trách nhiệm giải trình.

Vai trò của quản lý Nhà nước trong quan hệ với các đối tác lớn tài trợ nguồn vốn ODA

Sự quản lý của Nhà nước cũng có vai trò rất lớn trong việc xử lý và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề, chính sách cho các chương trình, dự án do

44

các nhà tài trợ lớn như Nhóm 6 Ngân hàng phát triển và các nước lớn tài trợ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ,…

Biểu đồ 9. Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993 - 2012

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vì tiềm năng của các nhà tài trợ trên là rất lớn và có vai trò quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang dần trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (MIC) nên Vụ Kinh tế đối ngoại đã xây dựng các nguyên tắc về quan hệ Đối tác viện trợ mới ở Việt Nam với những điểm chính sau đây:

Một là, vai trò làm chủ của Việt Nam được phát huy cao độ trong chính

sách phát triển nói chung và chính sách thu hút và sử dụng viện trợ phát triển nói riêng. Đây là nguyên tắc đã được khẳng định trong Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ.

Hai là, việc cung cấp và sử dụng viện trợ phát triển phải hỗ trợ Chính phủ thực hiện các mục tiêu phát triển ưu tiên để ứng phó với những thách thức theo cách phù hợp và có chọn lọc với hiệu quả cao để bảo đảm an toàn nợ công, sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế và xã hội mà nguồn lực này mang lại, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

45

Ba là, viện trợ phải là nhân tố kích thích sự tham gia và đóng góp của tất

cả các bên, bao gồm khu vực tư nhân, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước, các quan hệ phi chính thức khác để làm cho nguồn vốn đầu tư lớn lên, tối đa hóa tác động lan tỏa của viện trợ phát triển, minh bạch hơn và đề cao trách nhiệm giải trình, phòng chống tham nhũng đối với đầu tư công.

Bốn là, thể chế quản lý viện trợ phát triển phải vừa chặt chẽ, vừa thông

thoáng bảo đảm sự đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan trong nước, hài hòa hóa tối đa với các quy định của các nhà tài trợ hướng tới những thông lệ và tập quán tốt của quốc tế. Thể chế này phải minh bạch để không tạo ra những thủ tục hành chính phiền hà, sách nhiễu đối với các cơ quan thực hiện viện trợ phát triển, góp phần thực hiện Chương trình cải cách hành chính và Đề án 30 của Chính phủ, cũng như những cơ chế giám sát cộng đồng đối với viện trợ.

Trong thời kỳ phát triển sắp tới, quan hệ đối tác mới được định hình và phát triển thông qua việc tăng cường và nâng cao chất lượng đối thoại giữa Việt Nam và các đối tác phát triển về chiến lược, chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong các thời kỳ để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 và các kế hoạch 5 năm trong từng thời kỳ, khuyến khích sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, các nhóm quan hệ đối tác theo ngành, lĩnh vực, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước, khu vực tư nhân,… tham gia vào tiến trình phát triển của đất nước.

2.5. Đánh giá hiệu quả các chƣơng trình và quản lý ODA

2.5.1. Các thành tựu đạt được

Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân

46

chiếm khoảng 15-17%). Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển của ta còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn. Có thể nói, ODA là nhân tố xúc tác cho phát triển, giúp Việt Nam thực hiện thành công các chiến lược phát triển 10 năm và các kế hoạch 5 năm. Cụ thể:

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các chương trình

và dự án ODA đã góp phần cải thiện và phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, như: các chương trình phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển lưới điện nông thôn… Các dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn đã góp phần cải thiện đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo

Một phần của tài liệu vai trò quản lý nhà nước về nguồn vốn viện trợ chính thức (oda) tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)