4 dấu hiệu cảnh báo trong rèn luyện thân thể

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 84 - 87)

Bạn đang luyện tập thân thể với cường độ cao hàng tuần? Bạn đang không có mục đích hay chỉ là quá mệt mỏi với việc phải tới phòng tập mỗi ngày? Bạn sẽ khó có thể tiếp cận các bài tập theo phương pháp đúng? Và đây, 4 dấu hiệu cảnh báo để kiểm tra khi nào việc luyện tập của bạn không còn hiệu quả.

1. Luôn có những lý do thoái thác

Bạn luôn tìm kiếm những lý do để trì hoãn việc tới phòng tập hay về sớm hơn giờ quy định? Nếu câu trả lời của bạn là “Có” tức là bạn không toàn tâm toàn ý với hoạt động này. Cho dù là bạn chán nản, không có cảm hứng hoặc chỉ là mệt mỏi thông thường thì bạn cũng nên suy nghĩ lại việc chọn lựa hình thức rèn luyện cho mình.

đang có một mục tiêu đặc biệt trong đầu? Nếu không, hãy loại bỏ nó ngay lập tức. Việc có một mục đích thực sự để tham gia các khoá tập luyện tích cực sẽ cho bạn động lực để vượt qua. Bạn chán kiểu tập luyện hiện tại? Vậy thì hãy thay đổi nó. Bạn có thể thử một hay một số hình thức tập luyện khác và luôn đặt mục tiêu thích hợp để duy trì nhiệt huyết.

2. Bạn ốm và mệt mỏi sau khi tập

Chắc chắn là bạn thấy mệt lử sau khi tập luyện. Tuy nhiên, nếu bạn bị chuột rút, buồn nôn và đau đầu hoặc không thể thoát khỏi trạng thái ốm yếu tức là bạn đang tập quá sức. Sự lo lắng, mất ngủ, thậm chí là giảm cảm giác thèm ăn cũng có thể là những biểu hiện của việc tập quá sức dẫn tới tình trạng cơ thể bị ảnh hưởng không tốt. Kế đó, hệ miễn dịch “đồng loã” với cơ thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức hoặc tệ hơn.

Nếu bạn nghi ngờ mình đang tập quá sức, hãy thử nghỉ tập vài ngày. Ngủ và thư giãn, uống nhiều nước và đảm bảo chế độ ăn cân bằng dưỡng chất. Sau đó, bạn có thể dần quay lại với việc tập luyện nhưng ở mức độ thấp hơn bình thường cho tới khi cảm thấy các bài tập đó không làm bạn mệt mỏi. Và nếu bạn vẫn thấy xuất hiện những triệu chứng của sự tập luyện quá sức, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.

3. Bạn thấy đau nhiều

Đau cơ là một biểu hiện thường thấy sau mỗi bài tập về sức bền. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy rất đau, đặc biệt ở các khớp nối hoặc tập trung ở vùng cơ hay xương nào đó (như một điểm trên ống chân hoặc đầu bàn chân) thì có thể bạn đã bị chấn thương do tập luyện.

Từ việc tập quá sức đến tư thế sai hay đi giày không đúng cỡ cũng có thể dẫn tới chấn thương như stress, gãy xương, rách cơ và thậm chí là chệch đĩa đệm xương sống. Và những chấn thương này cần rất nhiều thời gian để chữa lành. Thế nên, nếu bạn đau nhiều và lâu hơn cài ngày sau khi tập, bạn nên ngừng tập và đi khám kiểm tra.

4. Bạn không thấy có kết quả khả quan

Không một phương pháp tập luyện nào lại có kết quả ngay được và bạn cũng cần phải kiên nhẫn khi cố gắng giảm bớt chút kg thừa. Thế nhưng, nếu bạn đã tập trong một khoảng thời gian tương đối mà chẳng nhìn thấy thành quả thì có thể bạn cần chuyển hướng.

Bạn có thể làm mới việc luyện tập của mình bằng cách thử một vài cái mới: Đi bơi thay vì chạy bộ, tập yoga thay cho nhảy dây… Đôi khi, chúng sẽ mang lại cho bạn một chút khác biệt, cảm giác thú vị và có thể là kết quả khả quan. Đồng thời, bạn cũng không nên quên tập trung vào

chế độ ăn uống của mình. Bạn cần có năng lượng để tập luyện nhưng hãy nhớ đừng có ăn quá nhiều vì không khéo mục tiêu giảm cân của bạn thành ngược lại.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 84 - 87)