Khái niệm về kinh lạc, huyệt đạo.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 64 - 65)

 Theo y học cổ truyền phương Đông, khí huyết trong cơ thể con người được lưu dẫn trong các đường kinh và các lạc mạch tới nuôi dưỡng từng bộ phận, từng tế bào của cơ thể.

• Kinh là những đường truyền dẫn dọc, chính trong cơ thể .

• Lạc là những đường truyền dẫn ngang , mạch nhánh trong cơ thể .

 Có 12 đường kinh chính và hai mạch nhâm và đốc (chạy chính giữa trước sau cơ thể người) mỗi đường kinh lạc có liên quan tới hệ thống thần kinh và chức năng của một bộ phận cơ thể . Các điểm quan trọng nằm trên các đường kinh lạc này gọi là huyệt.

 Huyệt là nơi kinh khí và khí của các tạng phủ hoặc có thể tập trung đến hoặc dừng lại hoặc đi ra ngoài cơ thể, tiếp thu các loại kích thích từ hoàn cảnh xung quanh (châm cứu , chỉ châm, điện châm , laze), nơi áp dụng thủ thuật châm cứu chữa bệnh. Chia làm 3 loại:

• Huyệt nằm trên đường kinh hay kinh huyệt , phân bố trên tuyến lộ tuần hành của 12 kinh mạch chính và 2 đường kinh phụ (đốc mạch, nhâm mạch); có 371 tân huyệt; hai bên người có 690 huyệt

• Huyệt nằm ngoài đường kinh hay kinh kì ngoại huyệt (có khoảng 200 huyệt)

• Huyệt a thị hay thống điểm, thiên ứng huyệt có vị trí không nhất định, tương ứng với nơi đau.

• Huyệt nguyên là nơi tập trung khí huyết nhất của một đường kinh, ở vùng cận khớp cổ tay và khớp mắt cá; 12 đường kinh có 12 huyệt nguyên (Thái nguyên là huyệt nguyên của kinh phế, Thái xung - huyệt nguyên của kinh can, Hợp cốc - huyệt nguyên của kinh đại trường, vv.)

• Huyệt lạc hay huyệt trên đường kinh lạc mạch có liên quan biểu lí với đường mạch; có 15 huyệt lạc (12 trên đường kinh chính, 2 trên đường kinh phụ, 1 tổng lạc và huyệt đại bao ở kinh tì)

• Huyệt du: tương ứng với các phủ tạng; nằm ở kinh bàng quang sau lưng; có 12 huyệt du tương ứng với 12 tạng phủ (vd. phế du thuộc kinh phế, vv. )

• Huyệt mộ: Huyệt nằm trên các đường kinh đi qua ngực, bụng tương ứng với các phủ tạng; có 12 huyệt mộ (trung phủ là huyệt mộ của phế, vv)

• Huyệt ngũ du: Huyệt của một đường kinh ở tứ chi, xa các đốt ngón tay, ngón chân, từ khuỷu và đầu gối trở xuống. Mỗi tạng đều có 5 du huyệt, các lục phủ có 6 du huyệt, tổng số có 72 du huyệt

• Huyệt hội: nơi gặp nhau của 2 đường kinh trở lên. Đại chùy là huyệt hội của 3 đường kinh tì, can, thận.

• Huyệt khích: Huyệt trên một đường kinh, ở những nơi rỗng, rãnh nào đó trong cơ thể mà có khí huyệt hội tụ, có những thay đổi cảm giác (đau, chướng, vv.) khi tạng phủ hay đường kinh mang tên tạng phủ có bệnh; dùng để chẩn đoán (kinh lạc chẩn) hay chữa các chứng bệnh cấp tính do nội tạng.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 64 - 65)