Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 68 - 72)

 Làm cho mạch máu dưới da được lưu thông, da dẻ hồng hào, mịn màng hơn, cơ khớp vận hành dễ dàng hơn.

 Kích thích vào các huyệt vị, huyệt đạo, vào hệ thống thần kinh chức năng làm cho khí huyết lưu thông, cơ thể dễ chịu, điều chỉnh cân bằng âm dương giúp cơ thể vận hành đồng bộ.

 Có thể phòng, chống và chữa được một số loại bệnh.

V. Một số loại bệnh học đường và phương pháp xử lý xử lý

1.Bệnh đau đầu: Có thể đau vùng thái dương, vùng trán, đau nhức

nửa đầu, đau sau gáy.

 Nguyên nhân: Áp huyết cao, thận hư, thiên đầu thống, viêm mũi, viêm xoang, hạ đường huyết, thiểu năng tuần hoàn não, cảm cúm.

Cách xử lý:

• Những bệnh mang tính thực thể, viêm nhiễm cần phải theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

• Những bệnh lý mang tính chất rối loạn chức năng.

VD: Học hành căng thẳng, đọc sách quá nhiều, bàn học thiếu ánh sáng, thời tiết thay đổi đột ngột, thiếu máu lên não, vận động quá tải, không thích hợp...

Có thể điều chỉnh bằng day ấn một số huyệt: Bách hội, ấn đường, đầu duy, dương bách, thái dương, hợp cốc... (có thể dùng phần xoa bóp đầu trong phần xoa bóp bấm huyệt.

2.Người bị cận thị.

+ Nguyên nhân: Chủ yếu do rối loạn chức năng về mắt, học hành căng thẳng, đọc sách nơi thiếu ánh sáng, thiếu chăm sóc mắt thường xuyên.

+ Cách xử lý. Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh.

- Phương huyệt: Dương bạch, tinh minh, toản trúc, ngư yêu, ty trúc không, đồng tử liêu.

Bấm bổ trợ: Ấn đường, thái dương.

3.Bệnh đau lưng: Là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, mặt khác do chịu tải trọng thường xuyên của toàn bộ cơ thể, sinh hoạt, vận động hàng ngày, lao động nặng nhọc đều lấy hưng phấn làm gốc nên có thể nói hơn 90% người bị đau lưng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

 Nguyên nhân: Do thoái hoá, gai đôi, vôi hoá cột sống, lệch đĩa đệm, do va đập, giãn dây chằng, do nội thương, viêm thận, viêm đại tràng...

 Các khắc phục:

• Chú ý không ngồi quá lâu ở một tư thế cố định, không ngồi lệch nghiêng vẹo cột sống, cổ gáy, không vận động, lao động quá sức.

• Có thể tập các động tác đặc trị cột sống:

− Mèo duỗi lưng.

− Rắn chào mặt trời.

− Rắn xoay đầu.

− Gập mình.

Phần 6:

Những điều cần chú ý để có sức khỏe toàn diện , lâu dài khỏe toàn diện , lâu dài

Mỗi người sinh ra có một thể trạng riêng, có người gầy, có người mập, có người ốm đau, bệnh tật, có người khỏe mạnh. Nhưng hết thảy cơ thể con người đều có cơ chế vận hành chung nên ai cũng có thể thực hiện những nguyên lý chung để cải thiện và bảo vệ sức khỏe của bản thân. Những nguyên lý chung này được thể hiện thông qua chế độ ăn uống, tập luyện, nghĩ ngơi, làm việc hợp lý.

Cuộc đời con người ví như một cuộc hành trình dài ngắn khác nhau. Làm thế nào để hạn chế tối thiểu những bất trắc, rủi ro trên suốt cuộc hành trình là vấn đề không hề đơn giản. Ai sống, lao động rồi cũng để chuẩn bị cho những chặng đời tiếp theo của mình thuận lợi hơn. Muốn vậy, chúng ta cần sử dụng hợp lý những nguồn tài nguyên đang có và không ngừng cải thiện, tăng cường công dụng của chúng ngày càng hữu ích hơn. Cuộc hành trình thành công khi hành khách đến được điểm cần đến đúng mốc thời gian đã hoạch định. Sức khỏe cũng vậy, nếu không ý thức giữ gìn thì sẽ đến lúc chúng ta không còn đủ thời gian để cải thiện vì rất có thể đến khi nhận ra sức khỏe suy yếu, cơ thể không thể hấp thu những chất bổ dưỡng được nữa vì các cơ quan đã làm việc quá sức, không còn kết hợp tốt để cơ chế vận hành của cơ thể được diễn ra xong suốt, thuận lợi. Do đó, tự bản thân mỗi chúng ta phải biết quý trọng sức khỏe, ý thức giữ gìn và cải thiện trong mỗi cử chỉ, hành vi ở từng thời điểm nhất định. Trong một số trường hợp cần thiết, các loại dược liệu hoặc thuốc bổ có thể hỗ trợ chúng ta duy trì và cải thiện sức khỏe tốt.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 68 - 72)