Tập thể dục: Sai một ly, thêm một bệnh

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 79 - 84)

Tập thể dục - mục đích là để tăng cường sức khỏe và đặc biệt cần thiết đối với những người làm công việc tại các văn phòng. Tuy nhiên,

luyện tập như thế nào để có hiệu quả và tránh được những chấn thương không đáng có quả thực là điều không đơn giản.

1. Chơi tennis có thể... gây bệnh!

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM mỗi năm phải điều trị cho hơn 1.000 ca viêm khuỷu tay do chơi tennis không đúng cách. Điều đáng nói là hầu hết các bệnh nhân đến khám vào thời điểm bệnh đã quá muộn nên phải phẫu thuật, lẽ ra chỉ cần uống thuốc nếu được phát hiện sớm. Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc bệnh viện cho biết, khi mới đau bệnh nhân thường chủ quan, chỉ nghỉ chơi vài bữa sau đó lại tiếp tục vì thế, vết thường ngày càng nặng hơn. Theo các nghiên cứu, gần 50% số người tập luyện hằng ngày và 25% số người tập vài lần/tuần mắc bệnh này. Tuy nhiên, không riêng gì tennis mà với những môn thể thao ngoài trời khác, nếu chơi giữa trưa nắng thì dễ dẫn đến say nắng, mất nước, rối loạn điện giải.

Lâu dài, người chơi chẳng những không tăng thể lực mà càng mệt mỏi thêm. Rối loạn điện giải cũng dẫn đến chuột rút, tổn thương cơ... Những người lớn tuổi, có bệnh về tim mạch sẽ dễ bị ngất, chấn thương hay đột quỵ nếu vận động liên tục ngoài trời vào những thời điểm không thích hợp.

2. Đi bộ: coi chừng thoái hóa khớp

Bà Liễu, 47 tuổi ở Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội đã thực hiện giảm cân bằng cách đi bộ nhanh trong công viên mỗi ngày. Khi mới tập, bà hy vọng sẽ giảm lượng cholesterol, chứng đau lưng khớp... nhưng càng tập bà càng thấy đau ở khớp gối.

Bà Liễu nghĩ rằng, đây là triệu chứng tuổi già, nhưng khi đi khám bác sĩ chuẩn đoán bà bị đau khớp do đi bộ quá nhiều trong khi đã béo phì. Theo tư vấn của bác sĩ, những người béo phì, trọng lượng cơ thể tăng nhưng bộ xương không lớn thêm nên phải chịu áp lực quá lớn từ cơ thể. Với người bình thường, đi bộ đều là cách tốt để giảm cân nhưng đối với những người có trọng lượng cơ thể quá lớn, loại vận động này gây đau bàn chân, các khớp và dễ gây chấn thương cho cơ bắp yếu. Vì vậy, ngay cả chọn cách tập thể dục đi bộ cũng cần có tư vấn của bác sĩ.

Đôi giày đi bộ rất quan trọng, phải vừa chân, không rộng, không chật cho dù chỉ một chút, chất liệu nhẹ, đế mềm, mặt đế hơi cong. Mũi giày không nên quá nhọn vì khi đi máu dồn xuống có thể làm đau chân. Đi bộ có vẻ nhẹ nhàng nhưng nếu không được tư vấn kỹ sẽ dẫn đến bị đau gối, đau nhức và làm thoái hóa khớp. Nhiều người mắc bệnh loãng xương, càng cố gắng đi bộ thì hai gối càng bị đau, sau một thời gian không thể đi được nữa vì quá đau.

Đặc biệt: bệnh nhân béo phì kèm theo rối loạn về chuyển hóa mỡ, tăng cholesterol, huyết áp cao, tiểu đường... cần có thêm sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

3. Thể dục khi no: dễ viêm dạ dày

Những người tập luyện thể dục, chơi tennis hay đi bộ sau khi ăn no dễ bị viêm và sa dạ dày. Triệu chứng ban đầu là đau tức ở bụng. Khi vừa ăn xong, máu tập trung ở dạ dày và ưu tiên cho cơ quan tiêu hóa. Nếu tập luyện, máu phải phân tán tới các cơ quan ngoại biên làm cản trở quá trình hấp thụ thức ăn, dẫn tới tiêu hóa chậm, lâu ngày sẽ gây bệnh.

Ngược lại, quá trình tiêu hóa cũng ngăn cản quá trình vận động của cơ thể, gây rối loạn tuần hoàn. Như vậy, cả sự tập luyện và tiêu hóa đều không có hiệu quả. Hơn nữa, tác dụng cơ học của vận động sẽ ngăn trở quá trình tiêu hóa của dạ dày.

4. Thở - phép màu trường thọ

Luyện thở - có một ý nghĩa to lớn đối với việc nuôi dưỡng và nâng cao sức khỏe, sức mạnh, sức bền, sự minh mẫn, sảng khoái và thanh thản, hơn nữa đối với các vận động viên thể thao, các võ sĩ... luyện thở, biết cách thở là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất tâm lý và ngòai ra luyện thở còn thúc đẩy việc phát triển các khả năng của con người trong cuộc sống và các nguồn dự trữ của bản thân một cách hợp lý tối đa.

Tập thở theo yoga, có thể thở trong tư thế nằm, đứng, ngồi trên ghế nhưng tốt nhất là ngồi tư thế hoa sen

Đặc biệt luyện thở là khả năng chế ngự sự xúc động từ bên trong mà nhiều khi lại là yếu tố cực kỳ quan trọng dẫn tới thành công. Nhưng tập thở, theo phương pháp khí công, nội công thường rất khó - bởi trái với cách bình thường và đòi hỏi thời gian.

Tập thở theo yoga, có thể thở trong tư thế nằm, đứng, ngồi trên ghế nhưng tốt nhất là ngồi tư thế hoa sen (lòng bàn chân phải ngửa lên đùi trái và ngược lại). Phép thở yoga là nhẹ nhàng, chậm rãi, đều đặn. Tâm trí hoàn toàn chú trọng vào hoạt động hô hấp và lộ trình của hơi thở. Mặt khác, phương châm của yoga là thoải mái, tương hợp với đặc thù cá nhân, tránh khiên cưỡng, nóng vội.

Điển hình của việc biết cách hay nói chính xác hơn là việc luyện thở, có thể lấy trường hợp của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện làm thí dụ: Năm 27 tuổi, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bị bệnh lao phổi nặng phải nằm viện trong 10 năm, lên bàn mổ 6 lần. Lúc ra viện, sức thở của ông chỉ còn 1/3, dung tích sống chỉ còn 1 lít. Hồ sơ bệnh lý ghi: "Thiếu thở trầm trọng, không được làm việc". Các bác sĩ cho rằng, ông chỉ có thể sống thêm

nhiều lắm là 3 năm. Nhưng trên thực tế, ông đã sống thêm 58 năm. Phép màu của ông là bài tập thở bằng cơ hoành (tức thở bụng). Và nhờ tập thở bụng để tận dụng công suất của phổi bằng cách tăng tối đa dung tích thở trong 1 giây, bác sĩ Viện đã sống vượt mức tiên đoán 19 lần.

Bài luyện thở này được bác sĩ Nguyễn Khắc Viện gói gọn trong bài thơ 12 câu: Thót bụng thở ra/ Phình bụng thở vào/ Hai vai bất động/ Chân tay thả lỏng/ Ém, chậm, sâu, đều/ Tập trung theo dõi/ Luồng ra luồng vào/ Bình thường qua mũi/ Khi gấp qua mồm/ Đứng ngồi hay nằm/ Ở đâu cũng được/ Lúc nào cũng được

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 79 - 84)