Phát triển năng lực tập trung, rèn luyện ý chí

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 49 - 51)

II. Lợi ích của phương pháp thiền dưỡng sinh

2.Phát triển năng lực tập trung, rèn luyện ý chí

Mặc dù thiền có nguồn gốc từ tôn giáo nhưng hiện nay, khi con người dần mất sự tự kiểm soát trước một xã hội luôn biến đổi, mất kiểm soát trước sự không hoàn thiện của bản thân thì thiền đã được nâng lên một tầm cao mới như là môn thể thao để rèn luyện tinh thần và ý chí. Thông qua, hơi thở và sự tĩnh tại, con người sẽ học được cách kiên nhẫn, hiểu biết rõ về bản thân mình hơn để tìm cách khắc phục nó tốt hơn. Chính vì vậy mà thiền có một vị trí đáng kể trong đời sống con người hiện đại hôm nay.

Thiền đưa con người trở về trạng thái tĩnh tâm và nguyên sơ nhất.

Người tập thiền tốt sẽ tạo lập được trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, điều hòa được các nhu cầu sinh hoạt tinh thần, chủ động điều tiết được hệ thần kinh, luôn luôn cân bằng giữa ý thức và tâm thức. Có lẽ vì thế mà chúng ta không thấy họ mắc các bệnh tâm sinh lý đặc biệt.

Khi ngồi thiền, các cơ quan trong cơ thể tương tác cân bằng nhau ở mức chuyển hóa rất thấp. Theo định luật phản hồi, nó tác động đến hệ thần kinh, đưa ra trạng thái tâm sinh lý của người thiền. Đỉnh cao của trạng thái sinh lý này là thời gian ngồi “nhập thiền”, tác dụng của nó không chỉ có trong lúc ngồi thiền mà còn kéo dài trong suốt cả ngày. Ngoài thời gian ngồi thiền, người tập vẫn duy trì trạng thái này bằng cách giữ sự cân bằng tương tác các cơ quan của cơ thể, được thực hiện bằng những hoạt động nhẹ nhàng tập trung không phân tâm trong suốt cả ngày.

Theo giáo sư Soto Yukimasa (Đại học Kyoto, Nhật Bản), thiền giúp tăng cường tính nhẫn nại, làm cho ý chí bền vững, tăng cường khả năng suy nghĩ, ổn định về tình cảm và mau chóng khiến đầu óc tỉnh

táo, bình tĩnh. Nó cũng giúp nâng cao hứng thú và hiệu suất của hành động, hình thành nhân cách hoàn thiện hơn và đạt tới cảnh giới giác ngộ. Bác sĩ Hasegawa (Đại học Osaka) cho rằng việc tọa thiền sẽ phát triển sự tập trung của phần não bên trong, tức là phần dưới vỏ não, và tập trung sự hoạt động của vỏ não.

Theo Viện đại học Cologne (Đức), thiện định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần và ham muốn khống chế, cấm đoán, ngăn cản người khác, giảm tính bất định. Nó làm tăng sức hòa hợp, thân thiện với người khác, biết kính nể người và tự chê mình, tăng sự tự tin, thỏa mãn, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu, tăng tính quả quyết, tự tin...

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 49 - 51)