Khái niệm

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 41 - 44)

THIỀN LÀ GÌ?

Có người đến hỏi vị thiền sư: “Thiền là gì?” Vị thiền sư không đáp thẳng, chỉ rót trà mời khách: “Uống trà đi.”

Thiền là dòng sống lặng lẽ của tự tâm và thiền sư là kẻ nắm chắc được dòng sống ấy—thực ra, ngay cả những lời vừa nói, chẳng có lời lẽ dông dài hay đơn giản nào, có thể nói lên được ý nghĩa của thiền nếu không nắm được dòng sống đó.

Thực tại vượt lên trên mọi lý luận. Người ta không thể diễn đạt nó bằng ngôn ngữ vì ngôn ngữ chỉ là sản phẩm của tư tưởng, mà tư tưởng chỉ là con đẻ của ý niệm nhị nguyên đối đãi. Ý niệm luôn luôn tạo ra thế ly cách giữa chủ thể (năng) và đối tượng (sở). “Tôi tu thiền” hàm nghĩa rằng có cái “tôi” ở ngoài “thiền” và có “thiền” ở ngoài cái “tôi”. Tôi và Thiền trở thành hai thực thể đối lập, phân ly. Thể của của thiền thì tuyệt đối, bất nhị (không có hai mà là một thể đồng nhất); còn ý niệm thì tương đối, nhị nguyên. Không làm sao có thể định nghĩa hay diễn đạt cái tuyệt đối bằng ngôn ngữ giới hạn của thế giới tương đối. Nhưng, vì phương tiện, vì dẫn đạo, vị thiền sư buộc lòng phải dùng ngôn ngữ để nói với môn đệ của mình. Tuy nhiên, ngôn ngữ đó, dù được buông ra trong miễn cưỡng, vẫn là một cố gắng để nhắm thẳng vào tâm, gạt bỏ mọi lý luận (trực chỉ nhân tâm). Và như vậy, nó không phải là cái có thể lập lại lần thứ hai cho một người khác. Phổ cập hóa thiền đạo là vô tình giam bản thể vô tận (chân đế) vào thế giới hữu hạn (tục đế). Bám chặt vào một lời dạy hay một phương thức đối trị đã được phổ cập là đang đuổi theo cái bóng mờ của Thiền. Giảng giải, phân tích, mổ xẻ thiền đạo là bắt thực tại đứng dừng một chỗ như một xác khô. Cái gì lặng đứng,

khô chết và có thể diễn tả được bằng ngôn ngữ thì không phải là thực tại tuyệt đối (Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh —Lão tử Đạo đức kinh).

Thiền có nguồn gốc từ Phật giáo.

Thuật ngồi thiền tịnh tâm đã xuất hiện từ rất lâu tại Ấn Độ và cũng tại đây, nó được xem là một thuật bí truyền trong các giáo phái Phật giáo từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ IV. Mãi đến khoảng từ năm 520 đến năm 526 sau Công nguyên, một vị chân tu là Bồ Đề Lạt Ma đã rời Ấn Độ đến Trung Hoa truyền bá đạo Phật và kể từ đó, thuật ngồi thiền bắt đầu được ông truyền bá rộng rãi tại đất nước rộng lớn này. Qua thời gian, thuật ngồi thiền dần dần được biến đổi để hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao của mình.

Phương pháp tĩnh tâm có nguồn gốc từ Ấn Độ này đã được biết đến như một cách chữa trị các chứng bệnh về thần kinh hiệu quả đối với con người .Và được xem là một phương pháp giáo dục con người toàn diện, hướng con người đến chân – thiện – mỹ, rèn luyện con người phát triển thể lực và trí lực một cách hài hoà và tốt đẹp

Có 4 dạng thiền cơ bản được giới khoa học biết đến bao gồm: thiền dưỡng sinh của người Trung Quốc, phương pháp thiền tiên nghiệm (transcendental mediation), phương pháp thiền tập trung (mindfulness mediation) và phương pháp yoga.

Thiền dưỡng sinh là phương pháp làm cho bộ não lành mạnh (kiện não pháp) giảm thiểu những tần số sóng loạn động trong não, giúp cho thanh tâm tĩnh trí, tập trung tư tưởng, không để cho tạp niệm xen vào, giúp cho đầu óc sáng suốt, ý chí minh mẫn, kiên nhẫn, tinh thần thanh thản, tâm hồn thoải mái vô tươi, …

Khi luyện Thiền đạt kết quả thì định được tâm, khi thanh tâm tĩnh trí thì đầu óc minh triết, thấu suốt mọi lẽ tình, sự vật được khắc ghi trong trí nhớ, thiền định sẽ đem đến trí tuệ, làm chủ tâm lý thần kinh và ứng xử xã hội tốt.

Trên thực tế thiền dưỡng sinh là một dạng bài thể dục với những cử động cực chậm và tập trung tới mức cao độ. Những cử động này nhằm lấy lại sự cân bằng về năng lượng trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định thiền dưỡng sinh là một liệu pháp điều trị giúp làm giảm huyết áp hiệu quả ở những người bị mắc chứng tăng huyết áp. Đối với những người già, phương pháp thiền cổ truyền này còn giúp họ cải thiện đáng kể trạng thái giữ thăng bằng trong các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra người ta còn xem Thiền là một phương pháp thể dục thần kinh hữu hiệu, chống lại căn bệnh Stress và các loại bệnh có nguyên nhân từ tâm lý.

Thiền là phương pháp khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ, chất xám, rèn luyện tâm tính con người, khả năng làm chủ thần kinh và ứng xử xã hội.

• Ở Trung Quốc người ta đã áp dụng phép “Tĩnh toạ dưỡng thần” để nâng cao trí tuệ cho thanh thiếu niên.

• Ở Nhật Bản, uỷ ban giáo dục đã đưa vào chính khoá giờ học “tĩnh toạ khai trí” trong các trường trung học.

• Ở Ấn Độ, bộ giáo dục đã quyết định cho dạy Yoga ở trên 300 trường tiểu học và trung học.

• Ở Mỹ, trong giáo trình “sáng tạo trong kinh doanh” của trường đại học Stanford, người ta đã đưa chương trình dạy Yoga, khí công, thiền.

• Ở nhiều nước phương tây việc các nhà bác học, viện sỹ, giáo sư tiến sỹ... luyện tập thiền đã trở thành một vấn đề bình thường và thiền ngày càng lan rộng ảnh hưởng tích cực của nó trong vấn đề hoàn thiện con người.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận giáo dục thể chất (Trang 41 - 44)