Về thời gian nghỉ ngơi, nghỉ phép, nghỉ Lễ, Tết:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp tư nhân khách sạn hoàng gia (Trang 38 - 39)

Nghỉ giữa ca: Hàng ngày, vào giữa ca làm việc, cán bộ và nhân viên khách sạn được nghỉ 1 giờ 30 phút để ăn giữa ca và nghỉ ngơi trước khi bước vào làm việc tiếp. Thời gian nghỉ như vậy phù hợp và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Nghỉ hàng tuần: người lao động tại khách sạn được nghỉ theo quy định 1 ngày/tuần vào Chủ nhật do khách sạn áp dụng ngày công chế độ là 26 ngày/tháng để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động.

Nghỉ phép năm: Theo quy định thì người lao động được nghỉ phép 12 ngày/năm, hưởng nguyên lương và cứ sau 5 năm được tăng thêm 1 ngày nghỉ nhưng trên thực tế, do yêu cầu sản xuất kinh doanh, người lao động trong khách sạn không có thời gian nghỉ phép hưởng lương mà phải đi làm mới được hưởng lương theo ngày công làm việc thực tế được ghi trong bảng chấm công hàng tháng của khách sạn. Đây là mặt hạn chế và không đúng với quy định của pháp luật song người lao động vẫn phải chấp nhận điều này vì nguồn tài chính của khách sạn có hạn, việc chi trả tiền lương chịu ảnh hưởng hoàn toàn theo quyết định của Giám đốc, đây là một thực tế còn tồn tại ở nhiều khách sạn thuộc loại hình tư nhân hiện nay.

Nghỉ Lễ, Tết: Những ngày nghỉ lễ như 30/4, 2/9,... thì cán bộ và nhân viên trong khách sạn được nghỉ nhưng không hưởng lương mà chỉ nhận được chế độ thưởng do Giám đốc quyết định. Cũng như vậy, khi nghỉ Tết, người lao động cũng không được hưởng lương như trong quy định của pháp luật mà chỉ được nhận khoản tiền thưởng nhân dịp Tết do khách sạn quy định.

Như vậy, quan điểm của khách sạn là có làm việc thì có hưởng lương, do đó những ngày nghỉ, người lao động được nghỉ nhưng không được trả lương vì khách sạn hoàn toàn độc lập về mặt tài chính, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận nên một số quy định không được thực hiện

đúng. Do đặc điểm của thị trường lao động hiện nay, cung lao động luôn lớn hơn cầu, vì vậy mà người lao động vẫn có thể chập nhận những tồn tại trên với mong muốn làm việc để có thu nhập, cải thiện đời sống của mình.

Để nâng cao tính kỷ luật, tác phong làm việc của người lao động, khách sạn xây dựng và ban hành Nội quy lao động, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động. Bản nội quy lao động có tác dụng tích cực, để cho cán bộ và nhân viên thực hiện làm việc có kỷ luật, có ý thức trách nhiệm và tính tự giác cao, giữ gìn trật tự, văn hóa nơi làm việc, ứng xử có văn hóa với khách hàng và đồng nghiệp.

Những vấn đề về thực hiện pháp luật lao động của Khách sạn Hoàng Gia như trên tuy còn vài hạn chế song cũng đã có nhiều tích cực nhằm mục đích quản lý tốt nguồn nhân lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận và tạo được việc làm cho người lao động cả trước mắt và lâu dài, qua đó đưa khách sạn phát triển lớn mạnh hơn và đứng vững hơn trên thị trường trước sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp tư nhân khách sạn hoàng gia (Trang 38 - 39)