Công tác trả công, trả lương cho nhân viên

Một phần của tài liệu giải pháp nâng công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp tư nhân khách sạn hoàng gia (Trang 28 - 31)

Tiền lương là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chế độ thù lao của một doanh nghiệp đối với người lao động, nó là đòn bẩy kích thích tăng năng suất lao động. Việc xác định hệ thống tiền lương giúp cho khách sạn có thể kiểm soát được chi phí tiền lương, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách sạn và lợi ích của người lao động.

Doanh nghiệp tư nhân khách sạn Hoàng Gia là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, do đó, hình thức trả công cho nhân viên của khách sạn là hình thức trả công theo thời gian được áp dụng đối với cả nhân viên văn phòng và nhân viên phục vụ trực tiếp trong phạm vi toàn khách sạn.

Về mức tiền lương tối thiểu khách sạn trả cho người lao động được tuân theo quy định của Nhà nước tại Bộ luật lao động. Mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Do đó, khách sạn Hoàng Gia lựa chọn mức lương tối thiểu để trả cho nhân viên là 500.000 đồng/tháng. Đối với cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng của khách sạn thì Giám đốc trả với mức lương thấp nhất là 1.000.000 đồng/tháng vì đây là những lao động có trình độ được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng chính quy nên tiền lương khách sạn trả cho họ phải đảm bảo mức sống tối thiểu đồng thời phải phù hợp với trình độ của họ. Đặc biệt, đối với các chuyên gia làm việc ở đây, khách sạn áp dụng mức tiền lương cạnh tranh trên thị trường, vì vậy, lương của mỗi chuyên gia được trả là 6.000.000 đồng/tháng.

Việc trả công theo thời gian phụ thuộc vào mức độ cấp bậc công nhân và thời gian làm việc. Theo hình thức này, tiền công được trả theo công việc được

giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và số ngày làm việc thực tế. Khách sạn áp dụng mức lương tháng cho người lao động với ngày công chế độ tháng là 26 ngày/tháng. Ngoài 2 chuyên gia được trả lương cố định như đã nói ở trên, còn lại đối với các cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng thì tiền công được tính theo công thức:

TLi = (TLtháng * ni)/26

Trong đó: TLi: Tiền lương của nhân viên i nhận được.

ni: Ngày công thực tế của nhân viên i.

26: Ngày công chế độ khách sạnáp dụng.

Đối với nhân viên phục vụ trực tiếp tại khu du lịch sinh thái của khách sạn, tiền lương hàng tháng cũng được tính tương tự như trên.

TLi = (TLCBCN tháng * ni)/26

Trong đó: TLCBCN tháng: Tiền lương tính theo cấp bậc công nhân tháng

của nhân viên i nhận được.

Về việc trả tiền công làm theo giờ: Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ nên khi có yêu cầu của công việc như: phải hoàn tất mọi thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cho kịp hợp đồng hoặc phải đón tiếp khách ở khách sạn với khối lượng lớn, khi đó khách sạn sẽ có yêu cầu làm thêm giờ. Tiền công làm thêm giờ được tính như sau:

TLLT = TLGiờ thực trả * Số giờ làm thêm

(TLLT : Tiền công làm thêm giờ của nhân viên)

Công thức trên đã nói lên mặt hạn chế của khách sạn trong công tác trả công, trả lương làm thêm cho nhân viên. Đó là: khách sạn đã chưa tuân thủ theo quy định về tiền công làm thêm giờ. Theo quy định thì:

TLLT = TLGiờ thực trả * Tỉ lệ % đƣợc hƣởng * Số giờ làm thêm.

Trong đó Tỉ lệ % được hưởng như sau (Theo nghị định 114):

Tỷ lệ = 150% nếu làm thêm vào ngày thường

= 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần

= 300% nếu làm thêm vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ quy định

không phân biệt làm thêm vào ngày nào. Có nghĩa là khách sạn chỉ trả tiền công làm thêm giờ bình thường như tiền công khi người lao động làm việc theo ca thông thường. Tuy nhiên, để có thêm thu nhập, người lao động vẫn chấp nhận sự trả công này mặc dù như vậy là không đảm bảo quyền lợi đối với họ.

Thang bảng lương của khách sạn Hoàng Gia được xây dựng gồm có nhiều nhất là 6 bậc được áp dụng cho mỗi nhóm chức danh công việc khác nhau như sau:

Bảng 2.4: Thang bảng lương nhân viên của Khách sạn Hoàng Gia:

Nhóm chức danh công việc

Bậc

I II III IV V VI

Nhân viên Bàn, Bar, Bếp 1,0 1,25 1,58 1,85 2,36 2,87

Nhân viên Buồng, Lễ tân 1,0 1,25 1,58 1,85 2,36

Nhân viên văn phòng, cán bộ quản lý, 2,0 2,4 2,75 3,20 4,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo vệ, Tạp vụ 1,20 1,40 1,80 1,95

(Nguồn: Phòng quản lý)

T

hang lương của khách sạn Hoàng Gia được xây dựng theo chức danh công việc và do Ban lãnh đạo khách sạn cùng Giám đốc quyết định nhằm đảm bảo cho người lao động được hưởng mức lương tăng dần theo mức độ phấn đấu và thâm niên công tác. Nếu nhân viên có sự tiến bộ trong việc, có sự đóng góp và gắn bó với khách sạn thì được Giám đốc xem xét và nâng bậc lương theo thời gian quy định 1 năm/1 lần. Thang lương của khách sạn là căn cứ để trả lương cho nhân viên, đồng thời có tác dụng khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn để có cơ hội được nâng bậc lương sau một thời gian cố gắng làm việc.

Như vậy, vấn đề trả lương của khách sạn Hoàng Gia cho người lao động đã có sự phù hợp với cơ chế và tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Vì tiền lương là động lực chính đối với người lao động nên thông qua việc trả lương, khách sạn Hoàng Gia đã tạo ra động lực cả về vật chất và tinh thần đối với người lao động, đây là yếu tố quan trọng, là cơ sở để công tác quản lý nhân sự đem lại hiệu quả trong hiện tại và cả tương lai.

Bên cạnh những mặt tích cực được đề cập trên đây, công tác trả công, trả lương của khách sạn vẫn còn một vài hạn chế cần được khắc phục, đó là: Vấn đề trả công cho người lao động làm thêm giờ vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước tại Nghị định 114, do đó chưa đảm bảo quyền lợi của người lao động. Để công tác quản lý nhân sự đạt hiệu quả tốt hơn, khách sạn cần khắc phục vấn đề này để thực hiện đúng quy định của pháp luật và đảm bảo tốt chế độ thù lao cho người lao động.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp tư nhân khách sạn hoàng gia (Trang 28 - 31)