Chế độ tiền thưởng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp tư nhân khách sạn hoàng gia (Trang 31 - 33)

Để thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với nhân viên, khách sạn đã thực hiện một số chế độ thưởng như sau:

Thưởng cuối năm: Vào mỗi dịp cuối năm, sau khi khách sạn xem xét và đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên, Giám đốc cùng với bộ phận quản lý tiến hành họp, bình bầu để xếp loại và xét thưởng cho cán bộ và nhân viên trong toàn khách sạn. Quy định xếp loại thưởng như sau:

Loại A: Gồm những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hiệu suất và chất lượng công việc tốt, có tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật cao, có những đóng góp nhất định cho khách sạn

Loại B: Là những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chính sách và quy định của khách sạn, ý thức làm việc tốt, không vi phạm nội quy.

Loại C: Gồm những người hoàn thành tốt công việc, có ý thức học hỏi trong công việc, vi phạm nội quy, quy định của khách sạn không quá 1 lần và mức độ không nghiêm trọng.

Loại D: Gồm các trường hợp vi phạm quy định của khách sạn hơn 1 lần trở lên, bị nhắc nhở, khiển trách hoặc để xảy ra những sự cố không đáng có khi làm việc, gây ảnh hưởng tới khách sạn.

Căn cứ vào cách xếp loại trên, khách sạn quy định mức thưởng như sau: Loại A: Thưởng 300.000 đồng/người.

Loại B: Thưởng 200.000 đồng/người. Loại C: Thưởng 100.000 đồng/người.

Loại D: Không thưởng.

Mục đích của hình thức thưởng này là nhằm tạo thêm cho người lao động một phần thu nhập để động viên họ làm việc tích cực, tăng năng suất lao động, chất lượng công việc, giúp họ có tinh thần phấn đấu trong công việc, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định chung của khách sạn.

Thưởng nhân dịp Lễ, Tết: Đối với mỗi dịp Tết, khách sạn có chế độ thưởng

cho những nhân viên thuộc khối văn phòng mà có thời gian làm việc tại khách sạn từ 6 tháng trở lên, mỗi người được hưởng thêm 1 tháng lương (gọi là tháng lương thứ 13) để hỗ trợ cho nhân viên có thêm một khoản thu nhập đón Tết. Việc chi trả tiền lương tháng thứ 13 được thực hiện vào thời gian khi kết thúc năm tài chính và trước Tết âm lịch của năm sau. Đối với những nhân viên phục vụ, lao động trực tiếp, mỗi người được thưởng 200.000 đồng để đón Tết. Hình thức thưởng này có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm chu đáo của Giám đốc đối với nhân viên, tạo cho họ sự tin tưởng và yên tâm làm việc, gắn bó với khách sạn.

Đối với những ngày lễ lớn như 30/4, 2/9,... các nhân viên trong khách sạn đều được nghỉ làm 1 ngày và tổ chức họp mặt, liên hoan. Đối với các nhân viên nữ, vào các ngày 8/3, 20/10, Giám đốc trích thưởng cho mỗi chị em số tiền 50.000 đồng, coi đó là phần quà tặng riêng của Giám đốc khách sạn cho các nhân viên nữ không tính vào chi phí kinh doanh.

Tuy những mức thưởng này không lớn nhưng nó mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, vì nó đã tạo động lực cho người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần. Về phía cá nhân người lao động, nó giúp nâng cao năng suất lao động, tạo tâm lý tốt, khiến họ cảm thấy thành tích của mình được ghi nhận, được động viên khích lệ, từ đó giúp họ phấn đấu và phát triển bản thân hơn nữa để có thêm thu nhập. Về phía khách sạn, đã tạo ra không khí làm việc tích cực, thi đua trong lao động, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ, có thêm khả năng để tìm kiếm lợi nhuận, phát triển khách sạn, mặt khác góp phần tích cực vào công tác quản lý nhân sự của khách sạn, tạo cơ sở vững chắc cho khách sạn tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp tư nhân khách sạn hoàng gia (Trang 31 - 33)