Thực trạng công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển tại trƣờng Đại học Sao Đỏ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược phát triển trường đại học sao đỏ giai đoạn 2012-2020 (Trang 52 - 113)

2.3.1. Thực trạng xác định nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của trường.

Theo truyền thống đào tạo, ngành nghề, quy mô đào tạo và theo mục đích phát triển cũng nhƣ dựa trên kết quả thực tế đào tạo qua các năm mà Ban giám hiệu nhà trƣờng sẽ xây dựng và xác định mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của trƣờng trong từng giai đoạn. Đây đƣợc coi là bản tuyên ngôn sứ mệnh xác định lĩnh vực đào tạo của trƣờng , nêu rõ tầm nhìn , mục tiêu theo đuổi và thể hiện các giá trị pháp l ý, đạo đức cơ bản.

46

Với nhiệm vụ đƣa Đại học Sao Đỏ trở thành một Trung tâm Giáo dục và Đào tạo có đẳng cấp quốc tế, chủ động hội nhập giáo dục toàn cầu, liên thông và công nhận chất lƣợng lẫn nhau; thực hiện triết lý giáo dục đảm bảo quyền đƣợc học tập suốt đời cho mọi ngƣời trong nền kinh tế tri thức. Đào tạo đa ngành nghề ở nhiều trình độ đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có nghị lực, biết hợp tác và sáng tạo trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Nhà trƣờng cũng xác định cho mình những mục tiêu chính:

+ Không ngừng bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đến năm học 2019 - 2020 có số lƣợng từ 800 - 850 cán bộ giáo viên, đạt chuẩn của một Trƣờng Đại học.

+ Tích cực đầu tƣ xây dựng xong cơ sở II giai đoạn I ( 2010 - 2015), tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị hiện đại cho các xƣởng thực hành, phòng thí nghiệm, ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến.

+ Không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện, nâng cao vị thế nhà trƣờng và nâng cao đời sống cho giáo viên cán bộ công giáo viên, học sinh sinh viên.

+ Chuẩn bị đủ điều kiện cho các nguồn lực, đến năm 2019 - 2020 đƣa nhà trƣờng trở thành trƣờng đại học công nghệ với quy mô 23000 học sinh, sinh viên, chất lƣợng đào tạo, vị thế và uy tín của nhà trƣờng ngang tầm với các trƣờng Đại học công nghệ trong nƣớc và khu vực.

2.3.2. Thực trạng công tác phân tích môi trường bên ngoài.

Để phân tích, đánh giá môi trƣờng bên ngoài, Ban giám hiệu dựa vào các thông tin về môi trƣờng vĩ mô cơ bản. Qua quá trình tiến hành thu thập các số liệu, dữ liệu cần thiết từ các nguồn thu thập tài liệu (văn kiện, quyết định, chính sách của Bộ GD&ĐT, các số liệu kinh tế của tổng cục thống kê,…), thông tin có đƣợc sẽ đƣợc phân tích, tổng hợp để tìm ra những cơ hội và thách thức cho nhà trƣờng.

Cụ thể quá trình phân tích mang lại một số thông tin về hoạch định chiến lƣợc từ môi trƣờng bên ngoài nhƣ sau:

2.3.2.1. Môi trường vĩ mô a. Yếu tố chính trị - luật pháp

* Tình hình chính trị ổn định

Tình hình ổn định về chính trị luật pháp tại các quốc gia là một yếu tố hết sức quan trọng tác động đến môi trƣờng hoạt động của các tổ chức. Mặc dù hiện nay trên

47

thế giới có nhiều diễn biến phức tạp nhƣng Việt Nam đƣợc coi là quốc gia có môi trƣờng chính trị ổn định. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành trong nƣớc phát triển trong đó có giáo dục Đại học.

* Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân với sự nghiệp GD &ĐT

Tích cực giao quyền tự chủ cho các trƣờng Đại học và cao đẳng trên các mặt hoạt động, khuyến khích hoạt động sản xuất kết hợp đào tạo, chủ động sáng tạo trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đào tạo.

Đây chính là cơ hội lớn cho các cơ sở giáo dục công lập, tuy nhiên cũng là thách thức nếu không có chiến lƣợc phát triển thích hợp.

Bên cạnh đó đầu tƣ cho giáo dục đại học trong thời gian vừa qua Bộ giáo dục đào tạo cho phép các trƣờng công lập vƣợt chỉ tiêu trong khi đó kinh phí tƣ ngân sách không đổi. Bởi vậy suất đầu tƣ cho sinh viên nhiều trƣờng chỉ còn 2,5 triệu đồng/sinh viên/năm (Trong khi đó 6 năm trƣớc là 6 triệu đồng/sinh viên/năm). Đây là thách thức đối với các trƣờng công lập vùng miền nhƣ đại học Sao Đỏ.

* Tác động của các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về GD &ĐT

Với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, thực hiện đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam năm 2013: Ngƣời có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chƣa đủ 36 tháng kể từ ngày đƣợc cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm, điều này cũng gây khó khăn lớn đối với các trƣờng đại học

Việc kiểm định chất lƣợng đào tạo sẽ áp dụng theo các tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Việt Nam có thể tham gia vào một số tổ chức kiểm định giáo dục của quốc tế và khu vực, thậm chí chúng ta có thể thuê các tổ chức kiểm định đào tạo có uy tín nƣớc ngoài vào kiểm định chất lƣợng đào tạo của các trƣờng Đại học.

b. Môi trường kinh tế

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nƣớc trong khu vực, thể hiện qua tốc độ tăng trƣởng GDP và sự dịch

48

chuyển cơ cấu kinh tế theo hƣớng chuyển dần tỷ trọng từ khu vực kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Tính tới năm 2011 khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 41.35% trong cơ cấu kinh tế với tốc độ tăng trƣởng là 6.63%.

Bất kỳ một quốc gia nào cũng sử dụng một phần GDP của mình để đầu tƣ cho GD & ĐT nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm tăng khả năng cạnh tranh quốc gia. Ở nƣớc ta tỷ lệ GDP đầu tƣ cho GD & ĐT ƣớc tính khoảng 3%, dự kiến sẽ ngày một tăng lên. Chính vì vậy đầu tƣ cho GD & ĐT trong những năm tới sẽ tăng cao.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở nƣớc ta trong những năm qua đƣợc cải thiện đáng kể, nhân tố này sẽ ngày càng đƣợc quan tâm và chú trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ. Tính tới năm 2011, GDP bình quân đầu ngƣời đạt tới mức gần 1300 USD, trong đó tỷ lệ chi tiêu cho gióa dục chiếm 7.55%.

Khủng khoảng kinh tế thế giới và tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam luôn ở mức cao là một thách thức không nhỏ đối với giáo dục và đào tạo nói chung và Giáo dục Đại học nói riêng

c. Môi trường công nghệ

Vào cuối thế kỷ XX, Internet đã phát triển rộng khắp toàn cầu, làm tăng cơ hội giao lƣu văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa các nƣớc, đồng thời cũng làm nẩy sinh một phƣơng thức giảng dạy mới. Việc dử dụng Internet đã làm thay đổi lớp học trong tƣơng lai, biến việc giảng dạy ở lớp là chính thành việc giảng dạy ở nhà là chính. Mặt khác việc tận dụng trao đổi qua mạng sẽ làm cho việc trao đổi giáo trình giữa các nƣớc diễn ra dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.

d. Môi trường văn hóa - xã hội

Tâm lý của nhiều bậc phụ huynh học sinh vẫn coi học đại học là con đƣờng tiến thân duy nhất, tuy nhiên nếu không vào đƣợc đại học thì việc trúng tuyển vào cao đẳng cũng là cơ hội để từ đó phấn đấu tiếp lên đại học, việc lựa chọn trƣờng học, ngành học cũng vẫn còn mang theo tâm lý chạy theo "mốt", hoặc ngành nghề sang trọng nhiều hơn, tuy nhiên cho đến nay tƣ tƣởng này đang đƣợc nền kinh tế thị trƣờng điều tiết. Đối với xã hội đây không phải là điều tốt, nhƣng đối với các trƣờng đại học, cao đẳng thì đây chính là cơ hội cho giáo dục nghề nghiệp phát triển.

49

2.3.2.2. Môi trường vi mô a. Khách hàng

Trƣờng Đại học Sao Đỏ đƣợc tuyển sinh trong cả nƣớc tuy nhiên Học sinh - Sinh viên của trƣờng đa phần có hộ khẩu tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỷ lệ thống kê tƣơng ứng qua năm học 2011 - 2012 nhƣ sau:

Bảng 2.6: Tỷ lệ Học sinh - Sinh viên đang theo học tại trƣờng

STT Tỉnh (Thành phố) Tỷ lệ %

Đại học Cao đẳng TCCN Đào tạo nghề

1 Hải Dƣơng 29.5 28.5 39.1 46.6 2 Hải Phòng 8.8 7.5 7.7 1.6 3 Hà Nội 1.2 1.4 0.6 1.1 4 Hƣng Yên 6.3 5.7 3.0 5.2 5 Quảng Ninh 10.5 13.2 16.7 10.7 6 Thái Bình 11.5 9.3 7.6 8.6 7 Bắc Ninh 13.0 10.6 12.5 11.3 8 Bắc Giang 15.5 16.7 11.7 12.4 9 Lạng Sơn 0.6 3.2 0.8 0.3 10 Thanh Hóa 1.7 1.7 0.5 0.6 11 Ninh Bình 0.5 0.6 0.4 0.5 12 Hà Nam 0.5 0.6 0.3 0.6 13 Các Tỉnh (thành) khác 0.4 1.0 1.1 0.5 Tổng cộng 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng Công tác tuyển sinh)

Tỷ lệ Học sinh - Sinh viên theo học tại trƣờng ở các Tỉnh (Thành Phố) nêu trên có thể thấy tỷ lệ sinh viên theo học tập trung chủ yếu tại địa bàn Hải Dƣơng và một số tỉnh lân cận nhƣ Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang; và tỷ lệ sinh viên ở các thành phối lớn theo học thì ít hơn so với các trƣờng khác. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng trên là:

Thứ nhất, do tâm lý ngƣời học muốn học tại các trung tâm lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng… hoặc học ở những trƣờng gần gia đình.

Thứ hai, do trƣờng mới đƣợc nâng cấp nên ngƣời học muốn học tại các trƣờng có nhiều cấp để có thể liên thông lên các bậc học cao hơn nhƣ Đại Học Công nghiệp Hà Nội, Đại Học Công nghiệp TPHCM.

50

Bên cạnh đó chất lƣợng đầu vào đối với học sinh của trƣờng là thấp thực tế trong những năm qua đối với Học sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp, và đào tạo nghề thƣờng là xét tuyển, hệ đại học và hệ cao đẳng điểm chuẩn ở mức điểm sàn do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định.

b. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Trƣờng Đại học Sao Đỏ là những cơ sở đào tạo cùng ngành nghề, cùng bậc đào tạo, thời điểm thành lập, tính vùng miền trên cùng địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, và các tỉnh phía Bắc lân cận nhƣ: Hà nội, Hƣng yên, Quảng Ninh, Hải phòng Thái bình, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.

* Đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Trường Cao đẳng kinh tế kĩ thuật Hải Dương

+ Hệ đào tạo, ngành nghề đào: Đào tạo 2 hệ Trung học và Cao đẳng.

+ Khả năng cạnh tranh: Cạnh tranh mạnh với nhà trƣờng về các chuyên ngành đào tạo hệ Cao đẳng nhƣ kế toán doanh nghiệp , quản trị kinh doanh, công nghệ điện tử, tin học, tài chính ngân hàng.

- Trường Đại học Thành Đông

+ Cạnh tranh với trƣờng về đào tạo Đại Học

- Trường cao đẳng nghề Licogi - Bộ Xây dựng, đóng tại Sao Đỏ, có 35 năm đào tạo cạnh tranh với trƣờng về dạy nghề.

- Trường Cao đẳng kỹ thuật khách sạn và du lịch - Cẩm Giảng - Hải Dương

+ Khả năng cạnh tranh: Về các ngành đào tạo hệ cao đẳng nhƣ Quản trị khách sạn nhà hàng, Quản trị chế biến món ăn, Hƣớng dẫn du lịch.

* Một số trường ĐH, CĐ thuộc Bộ Công Thương có cơ sở ở miền Bắc - Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

+ Khả năng cạnh tranh: Chiếm ƣu thế tuyệt đối về cả 3 mặt: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và vị trí địa lý.

- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

+ Các ngành nghề đào tạo: Mỏ - công trình, Điện - Điện tử, Kinh tế, Trắc địa, cơ khí - động lực, công nghệ thông tin.

51

Bảng 2.7: Ma trận hình ảnh cạnh tranh trƣờng Đại học Sao Đỏ

STT Các nhân tố đánh giá Mức độ quan trọng Đại học Sao Đỏ Đại học Công nghiệp Hà Nội Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Hải Dƣơng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Vị trí địa lý 0.05 3 0.15 4 0.20 3 0.15

2 Quy mô đào tạo 0.06 3 0.18 4 0.24 2 0.12

3 Ngành nghề đào tạo 0.07 4 0.28 4 0.28 3 0.21

4 Cấp đào tạo 0.08 4 0.32 4 0.32 3 0.24

5 Đội ngũ giảng viên 0.15 4 0.60 4 0.60 3 0.45

6 Cơ sở vật chất 0.11 3 0.33 4 0.44 3 0.33

7 Quảng cáo tuyển sinh 0.09 3 0.27 3 0.27 2 0.18

8 Quá trình đào tạo 0.14 3 0.42 3 0.42 3 0.42

9 Công tác quản lý giáo dục 0.12 3 0.36 3 0.36 4 0.48 10 Chất lƣợng đầu vào 0.13 3 0.39 4 0.52 3 0.39

Tổng số 1.00 33 3.30 37 3.65 29 2.97

Trong đó: 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức)

Đánh giá qua các chỉ tiêu so sánh và tổng quát lại là: Hình ảnh cạnh tranh thƣơng hiệu trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội là trƣờng đang và sẽ cạnh tranh mạnh mẽ nhất với đại học Sao Đỏ.

c. Sản phẩm thay thế

+ Giáo dục không chính quy

Với xu hƣớng chung của xã hội, mọi ngƣời có nhu cầu vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời để tự hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội, nên giáo dục không chính quy sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

52

Nhằm tăng cƣờng mối quan hệ của nhà trƣờng với các ngành, các cấp địa phƣơng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế xã hội, để thu hút nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cho phát triển giáo dục & đào tạo. Nhà nƣớc đang có một số chính sách cho việc phát triển loại hình liên doanh, liên kết trong đào tạo đại học, dạy nghề, các lớp bồi dƣỡng cập nhật kiên thức khoa học, công nghệ mới.

+ Mô hình đào tạo từ xa:

Cùng với sự phát triển của mạng lƣới truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của mạng Internet, loại hình đào tạo từ xa đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập để mở rộng hiểu biết, có cơ hội tìm việc làm, học liên tục, học suốt đời để hoàn thiện nhân cách, loại hình này sẽ ngày càng phát triển, góp phần lớn vào sự nâng cao tri thức cho mỗi quốc gia và cho toàn nhân loại.

d. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Trƣờng Đại Học Sao Đỏ bao gồm:

- Các trƣờng Đại học, Cao đẳng các tỉnh phía Bắc sẽ đƣợc đầu tƣ phát triển theo nhu cầu nguồn nhân lực của địa phƣơng, vùng miền tăng lên.

- Các trƣờng Đại học, Cao đẳng mới đƣợc thành lập bao gồm cả Công lập, Bán công, Liên doanh, Tƣ thục hoặc một số trƣờng từ công lập chuyển sang loại hình Dân lập, Tƣ thục...

c. Nhà cung cấp

Nguồn cung cấp tài chính cho trƣờng hoạt động chủ yếu: - Nguồn thu từ ngân sách, thu từ học phí của sinh viên

- Nguồn do các trƣờng sản xuất kết hợp đào tạo, chuyển giao công nghệ...

- Nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng…

2.3.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động tới Đại Học Sao Đỏ (Ma trận EFE)

Để đánh giá các yếu tố môi trƣờng bên ngoài, sử dụng phƣơng pháp chuyên gia. Các thành viên trong ban giám hiệu (3 ngƣời) và trƣởng các phòng, khoa đào tạo của

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược phát triển trường đại học sao đỏ giai đoạn 2012-2020 (Trang 52 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)