Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh thương mại cổ phần phương đông (2009-2011) (Trang 41 - 44)

Bảng 2.7 Tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2009-2011)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % DSCV 229.332 278.494 162.897 49.162 21,44 (115.597) (41,51) Ngắn hạn 200.138 229.813 138.625 29.676 14,83 (91.188) (39,68) Trung - dài hạn 29.194 48.681 24.272 19.487 66,75 (24.409) (50,14) DSTN 201.094 279.774 138.236 78.680 39,13 (141.538) (50,59) Ngắn hạn 182.653 248.439 118.966 65.786 36,02 (129.474) (52,11) Trung – dài hạn 18.440 31.335 19.270 12.894 69,93 (12.065) (38,50) Dư nợ 163.526 162.246 186.907 (1.280) (0,78) 24.661 15,20 Ngắn hạn 64.625 65.385 67.287 0.760 1,18 1.901 2,91 Trung – dài hạn 98.901 96.861 119.620 (2.040) (2,06) 22.759 23,50 Nợ quá hạn 10.848 3.808 13.485 (7.040) (64,90) 9.677 254,15 Ngắn hạn 3.189 0.999 3.257 (2.190) (68,67) 2.258 225,96 Trung – dài hạn 7.659 2.809 10.228 (4.850) (63,32) 7.419 264,12

(Nguồn: Phòng kế toán OCB – CN Tây Đô)

Doanh số cho vay

Qua số liệu phân tích và biểu đồ bên dưới, ta thấy trong năm 2009 doanh số cho vay của NH là 229.332 triệu đồng, sang năm 2010 đạt 278.494 triệu đồng tức đã tăng 21,44% so với 2009. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt 229.813 triệu đồng tăng 29.676 triệu đồng, tức tăng 14,83 %, cho vay trung và dài hạn đạt 48.681 triệu đồng, tăng 19.4873 triệu đồng, tăng tương ứng 66,75% so với năm 2009. Doanh số cho vay trung và dài hạn trong thời gian này tăng cao là do thu nhập tăng, mức sống của người dân được cải thiện, cho nên các

nhu cầu thiết yếu như: mua ôtô, mua đất, mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà ở của người dân có nhu cầu tăng cao. Bên cạnh đó, doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng do chi nhánh đã cấp tín dụng cho người dân để phục vụ các nhu cầu tiêu dùng khác.

Biểu đồ 2.7: Tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại chi nhánh qua 3 (2009-2011)

Sang năm 2011, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng dành cho tiêu dùng có sự giảm sút so với năm trước. Tổng doanh số cho vay tiêu dùng giảm 162.897 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn giảm 91.188 triệu đồng và đạt 138.625 triệu đồng, riêng cho vay trung và dài hạn giảm đến 50,14% và đạt 24.272 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh của sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM khác trên địa bàn, chia sẻ thị trường tín dụng tiêu dùng. Mặt khác, các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần rất chú trọng đến loại hình tín dụng này. Ở mỗi đối tượng cho vay có đặc thù riêng nên các NHTM cổ phần đều thiết kế riêng quy trình, thủ tục hồ sơ, chính sách lãi suất, phí dịch vụ, chính sách tiếp thị khai thác thị trường… quảng bá trên hệ thống tờ rơi, cẩm nang dịch vụ.

Doanh số thu nợ theo thời gian

Năm 2010 doanh số thu nợ tăng 279.774 triệu đồng trong đó ngắn hạn là 248.439 triệu đồng tăng 65.786 triệu đồng tức 36,02% còn trung dài hạn là 31.335 triệu đồng tăng 69,93% so với năm 2009. Doanh số thu nợ dài hạn đạt là do thu nhập của cá nhân tăng, hộ gia đình làm ăn khấm khá nên nguồn thu nhập tăng, do đó thanh toán đúng lãi và tất toán nợ sớm.

Trong năm 2011 doanh số thu nợ thấp nhất trong vòng 3 năm chỉ đạt 138.236 triệu đồng, giảm 141.538 triệu đồng – khoảng tương ứng giảm là

50,59% so với năm 2010. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn 118.966 triệu đồng giảm 129.474 triệu đồng tương đương 52,11%. Doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 19.270 triệu đồng giảm 12.065 triệu đồng tức 38,50%. Do năm này mức lãi suất thay đổi nhiều và thu nhập của khách hàng giảm nên công tác thu nợ không đạt chỉ tiêu cao.

Dư nợ theo thời hạn sử dụng

Quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua tổng dư nợ hàng năm, là một chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.

Năm 2010 dư nơ cho vay tiêu dùng đã đạt 162.246 triệu đồng giảm 0,78% so với năm 2009 trong đó ngắn hạn chiếm 65.385 triệu đồng, trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn 96.861 triệu đồng . Nguyên nhân là do khách hàng đến vay vốn để mua, sữa chữa nhà trong năm này nhiều nên dư nợ trung dài hạn tăng cao.

Mặc dù doanh số cho vay có giảm nhưng dư nợ của năm 2010 chuyển sang nên làm tăng dư nợ trong năm 2011. Cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 67.287 triệu đồng tăng 1.901 triệu đồng tương đương 2,91%, dư nợ trung dài hạn là 119.620 triệu đồng tăng 23,50% so với năm 2010.

Nợ quá hạn theo thời gian

Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng giảm vào năm 2010 nhưng lại tăng lên vào năm 2011.

Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2010 giảm 68,67% tương ứng với mức tiền là 2.190 triệu đồng, nợ quá hạn trung dài hạn cũng giảm 4.820 triệu đồng tương đương 63,32% so với năm 2009,nhờ Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ, bên cạnh đó Ngân hàng có xử lý một số tài sản đảm bảo của các khoản vay này. Sang năm 2011 nợ quá hạn có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm một lượng tương đối lớn. Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn 7.419 triệu đồng so với năm 2010. Sở dĩ nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do một số khách hàng của những món vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ lớn làm ăn kém hiệu quả không có khả năng trả nợ Ngân hàng khi đến hạn làm cho chỉ tiêu này cao trong tổng nợ quá hạn. Cho vay thì ít mà nợ quá hạn lại chiếm tỷ trọng lớn cho thấy chất lượng của những khoản vay này là kém, chứa đựng rủi ro cao, Ngân hàng cần tập trung kiểm soát những món cho vay này chặt chẽ hơn để từng bước hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh thương mại cổ phần phương đông (2009-2011) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w