Phân tích dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh thương mại cổ phần phương đông (2009-2011) (Trang 35 - 38)

Từ bảng 2.5 cho ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng thay đổi qua các năm trong đó cho vay mua xe ô tô và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống khác luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng theo từng mục đích cụ thể:

Dư nợ cho vay của mua xe ô tô: Ta thấy chỉ tiêu dư nợ cho vay tiêu dùng ở lĩnh vực này tăng giảm qua các năm chênh lêch tương đối không đáng kể. Năm 2009 chỉ tiêu này đạt 34.831 triệu đồng chiếm 21,30% tổng dư nợ. Sang năm 2010 giảm xuống còn 27.679 triệu đồng tức giảm 7.152 triệu đồng tương đương 20,53% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ tăng lên 31.195 triệu đồng. Nguyên nhân tăng lên là do trong năm này doanh số cho vay giảm nhưng doanh số thu nợ cũng giảm nên làm cho dư nợ của đối tượng này tăng 12,70% tương ứng với số tiền là 3.516 triệu đồng. Bên cạnh đó dư nợ từ năm 2010 chuyển sang làm tăng dư nợ trong năm 2011.

Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2009-2011) Đvt: Triệu đồng Chtiêu 2009 2010 2011 Chênh lch Chênh lch 2010/2009 2011/2010 Stin % Stin % Stin % Stin % Stin % Mua xe ô tô 34.831 21,30 27.679 17,06 31.195 16,69 (7.152) (20,53) 3.516 12,70

Mua, sữa chữa nhà,

phục vụ nhu cầu nhà ở 5.445 3,33 5.289 3,26 5.420 2,90 (0.156) (2,87) 0.131 2,48

Phục vụ nhu cầu đời

sống khác 123.250 75,37 129.278 79,68 150.292 80,41 6.028 4,89 21.014 16,25

Tng 163.526 100,00 162.246 100,00 186.907 100,00 (1.280) (0,78) 24.661 15,20

Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư mua nhà, đất & xây cất, sửa chữa nhà: Năm 2009, dư nợ đạt 5. 44 5 triệu đồng, sang năm 2010, dư nợ giảm xuống 5.289 triệu đồng tức giảm 2,87%. Nguyên nhân là do trong thời gian qua thị trường bất động sản quá nóng đã đẩy giá thị trường bất động sản vượt xa giá thực tế và do thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay trong lĩnh vực này làm cho dư nợ giảm. Đến năm 2011 dư nợ tăng lên 5.420 triệu đồng tăng 2,48% so với năm 2010. Mặc dù doanh số cho vay năm 2011 có giảm nhưng dư nợ cho vay của năm 2011 lại tăng là do dư nợ của năm 2010 còn cao và công tác thu nợ chưa đạt. Đây là lĩnh vực mà người dân luôn có nhu cầu vay vốn, là cơ hội giúp Ngân hàng tăng dư nợ, mở rộng khách hàng nhưng nó lại chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, vì vậy Ngân hàng cần phải xem xét kỹ lưỡng để có những chính sách thích hợp trong từng giai đoạn.

Dư nợ phục vụ nhu cầu đời sống khác: Dư nợ theo mục đích này tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 dư nợ cho đối tượng này là 123.250 triệu đồng chiếm 75,37% tổng dư nợ. Đến năm 2010 tăng lên 129.278 triệu đồng tăng 6.028 triệu đồng tương đương 4,89% so với năm 2009. Sang năm 2011 con số này vẫn tiếp tục tăng lên 12,65% tương ứng với số tiền là 21.014 triệu đồng. Dù doanh số cho vay giảm nhưng công tác thu nợ không hiệu quả làm cho dư nợ tăng lên.

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay tại theo mục đích sử dụng của chi nhánh qua 3 năm (2009-2011)

Tóm lại: Dư nơ tiêu dùng của Ngân hàng tăng giảm qua các năm là do nhu cầu về xã hội ngày càng thay đổi, nhu cầu đời sống và tiêu dùng của người

dân cũng ngày một nâng cao vì thế để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đã sẵn sang mở rộng quy mô cho vay, có chính sách cho vay hợp lý cho từng mục đích vay, góp phần làm gia tăng doanh số cho vay, điều đó chứng tỏ tổng dư nợ theo mục đích vay cũng thay đổi.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh thương mại cổ phần phương đông (2009-2011) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w