Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn.
Qua bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến động tăng giảm bất thường. Từ 239.741 triệu đồng vào năm 2009 tăng lên 281.825 triệu đồng vào năm 2010 tương đương 17,55% so với năm 2009 và tới năm 2011 giảm còn 223.773 triệu đồng tương ứng giảm 58.052 triệu đồng tức 20,06% so với năm 2010.
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2009-2011
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của TCKT 180.313 233.737 129.827 53.424 29,23 (103.910) (44,46)
Tiền gửi tiết kiệm 37.345 47.443 28.223 10.089 27,01 (19.220) (40,51)
Phát hành các công cụ
nợ 22.074 645 65.723 (21.429) (97,08) 65.078 10089,61
Tổng nguồn vốn 239.741 281.825 223.773 42.084 17,55 (58.052) (20,06)
(Nguồn: Phòng Kế toán - OCB chi nhánh Tây Đô 2009 - 2011)
Cụ thể, tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2010 là 233.737 triệu đồng tăng 29,63% so với năm 2009 và đến năm 2011 là 129.827 triệu đồng giảm 44,46% so với năm 2010. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của người dân cũng tăng giảm qua 3 năm. Năm 2010 là 47.443 triệu đồng tương ứng tăng 27,01% so với năm 2009, năm 2011 giảm còn 28.223 triệu đồng tương ứng giảm 40,51% so với năm 2010. Nguyên nhân có thể là do lượng tiền nhàn rỗi của người dân đã dồn hết vào các ngân hàng trong đợt ngân hàng tăng lãi suất huy động VND. Thêm vào đó giá cả tăng cao, chi tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng nên khoản tiền tiết kiệm được ngày càng giảm. Một phần tiền của dân cư lại được đầu tư để mua vàng, bất động sản. Nguồn vốn huy động thứ 3 của Ngân hàng là phát hành giấy tờ có giá mà chủ yếu phát hành trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Năm 2010 giảm 21.429 triệu đồng so với
năm 2009, đặc biệt là trong năm 2010 giảm 65.078 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung vào việc huy động vốn từ việc phát hành các công cụ nợ. Tuy nhiên, việc huy động vốn bằng phát hành các công cụ nợ chưa thể nói lên công tác huy động vốn của Ngân hàng, bởi kênh huy động vốn này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng vốn huy động.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm (2009-2011)
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂNHÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TÂY ĐÔ QUA BA NĂM