Phân tích nợ quá hạn theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh thương mại cổ phần phương đông (2009-2011) (Trang 38 - 41)

Qua bảng 2.6 có thể thấy nợ quá hạn của chi nhánh có sự biến đổi. Cụ thể năm 2010 tổng nợ quá hạn đạt 3.808 triệu đồng giảm 7.040 triệu đồng tức giảm 64,90% so với năm 2009. Sang năm 2011 nợ quá hạn tăng lên đến 13.485 triệu đồng tăng 9.677 triệu đồng so với năm 2010.

Nợ quá hạn của mua xe ô tô: Năm 2009 nợ quá hạn là 1.895 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,47% trên tổng nợ quá hạn tiêu dùng. Năm 2010 nợ quá hạn là 0 . 4 3 6 triệu đồng giảm 76,99% và chiếm 11,44% trong tổng số nợ quá hạn. Đến năm 2011 dư nợ quá hạn tăng lên 1.785 triệu đồng tăng 1.349 triệu đồng so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng là 1 3 , 2 4 % trong tổng nợ quá hạn tiêu dùng của Ngân hàng. Nguyên nhân là do giá cả vật chất leo thang trong những năm qua, lãi suất ngân hàng biến động, lạm phát gia tăng dẫn đến nhiều khách hàng chưa thể thanh toán nợ và lãi cho Ngân hàng, phải đến Ngân hàng xin gia hạn nợ và khi không thể gia hạn được nữa buộc Ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn.

Nợ quá hạn của mua nhà, đất & xây cất, sửa chữa nhà: Nhìn chung nợ quá hạn theo mục đích này chiếm tỷ lệ cao vì đa số cho vay theo mục đích này là cho vay trung - dài hạn nên nợ quá hạn còn tồn động. Năm 2009 nợ quá hạn là 6.861 triệu đồng chiếm tỷ trọng 63,25% trong tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng, sang năm 2010 dư nợ lĩnh vực này giảm 4.532 triệu đồng tương đương giảm 66,05% so với năm 2009. Đến 2011 tỷ lệ nợ quá hạn này là 8.823 triệu đồng chiếm 65,43% tổng nợ quá hạn tăng 6.494 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng lên này là do một số khách hàng sau khi được vay vốn của Ngân hàng đã không sử dụng theo đúng mục đích đã trình bày với Ngân hàng mà còn vì mục đích khác như đầu cơ, dùng cho mục đích kinh doanh, thậm chí là tiêu xài cá nhân,… Đến khi xảy ra sự việc làm ăn thua lỗ không còn khả năng trả nợ thế là phát sinh nợ xấu. Vì vậy Ngân hàng cần phải thận trọng trong thẩm định và thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng.

Bảng 2.6 Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2009-2011) Đvt: Triệu đồng Chtiêu 2009 2010 2011 Chênh lch Chênh lch 2010/2009 2011/2010 Stin % Stin % Stin % Stin % Stin % Mua xe ô tô 1.895 17,47 0.436 11,44 1.785 13,24 (1.459) (76,99) 1.349 309,70

Mua, sữa chữa nhà,

phục vụ nhu cầu nhà ở 6.861 63,25 2.329 61,17 8.823 65,43 (4.532) (66,05) 6.494 278,82

Phục vụ nhu cầu đời

sống khác 2.092 19,28 1.043 27,39 2.877 21,33 (1.049) (0,02) 1.834 175,84

Tng 10.848 100,00 3.808 100,00 13.485 100,00 (7.040) (64,90) 9.677 254,15

(Nguồn: Phòng kế toán OCB – CN Tây Đô)

Nợ quá hạn phục vụ nhu cầu đời sống khác: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với mục đích này cũng biến động qua các năm. Cụ thể nợ quá hạn năm 2009 là 2.092 triệu đồng chiếm 19,28% tổng nợ quá hạn. Đến năm 2010 tỷ lệ này giảm còn 1.043 triệu đồng tương đương chiếm 27,39% tổng nợ quá hạn giảm 0,02% so với năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2011 nợ quá hạn lại tăng lên 175,84% tương đương tăng 1.834 triệu đồng chiếm 21,33% tổng nợ quá hạn của năm. Ngân hàng cần có những biện pháp tốt hơn về việc xử lý nợ quá hạn và phải cẩn thận hơn nữa khâu thẩm định cho vay, không được lơ là cho qua bất cứ giai đoạn nào. Chi nhánh phải căn cứ vào diễn biến của tình hình như: tình hình kinh tế - xã hội, nhu cầu xã hội,… mà có chính sách cho vay thích hợp hơn.

Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng tại qua 3 năm (2009-2011)

Nhìn chung, nợ quá hạn tuy có giảm trong năm 2010 là nhờ vào sự nỗ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó việc tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát trong quá trình cho vay cũng góp phần hạn chế phát sinh nợ quá hạn. tóm lại, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nợ quá hạn lại tăng lên vào năm 2011. Ngân hàng cần phải tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh thương mại cổ phần phương đông (2009-2011) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w