Quan bảng 2.4 ta có thể thấy được doanh số thu nợ tại Ngân hàng qua 3 năm có mức tăng giảm phù hợp với doanh số cho vay cụ thể như sau:
Doanh số thu nợ của mua xe ô tô: Có thể nói doanh số thu nợ của đối tượng này thể hiện phần nào thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình. Nguồn trả nợ là từ lương và thu nhập gia đình nên phần lớn họ đều trả vốn và lãi đúng hạn. Nhìn qua bảng 2.3 ta có thể thấy được năm 2009 doanh số thu nợ trong lĩnh vực mua xe đạt 30.908 triệu đồng, chiếm 15,37% trong tổng số thu nợ. Đến năm 2010 doanh số thu nợ lĩnh vực này tăng lên 45.631 triệu đồng, tăng 14.723 triệu đồng tức tăng 47,64% so với năm 2009 và chiếm 16,31% trong tổng tổng số thu nợ. Đến năm 2011 doanh số thu nợ lĩnh vực này giảm và đạt 1 7 . 9 2 9 triệu đồng, giảm 27.702 triệu đồng tức giảm 60,71% và chiếm 12,97% trong tổng số
27 Triệu đồng
Bảng 2.4 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2009 – 2011) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mua xe ô tô 30.908 15,37 45.631 16,31 17.929 12,97 14.723 47,64 (27.702) (60,71)
Mua, sữa chữa nhà, phục
vụ nhu cầu nhà ở 12.749 6,34 23.389 8,36 14.999 10,85 10.640 83,46 (8.390) (35,87) Phục vụ nhu cầu đời sống
khác 157.435 78,29 210.756 75,33 105.308 76,18 53.321 33,87 (105.448) (50,03) Tổng 201.092 100,00 279.776 100,00 138.236 100,00 78.684 39,13 (141.540) (50,59)
(Nguồn: Phòng kế toán OCB – CN Tây Đô)
nên một số ít người dân phải dự trữ tiền cho việc mở rộng và đầu tư vào nghề khác. Nên họ thường gia hạn thời hạn trả và chấp nhận đóng lãi chứ không trả vốn. Từ đó làm cho doanh số thu nợ giảm xuống.
Doanh số thu nợ của mua, sữa chữa nhà, phục vụ nhu cầu nhà ở: Bên cạnh lĩnh vực mua xe thì doanh số thu nợ trong lĩnh vực mua nhà, đất và xây cất, sửa chữa nhà cũng có sự biến động. Năm 2010 doanh số thu nợ của loại này đạt 23.389 triệu đồng, tăng 10.640 triệu đồng tức tăng 83,46% so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh số này lại tăng về tỷ trọng đạt 10,85% doanh số thu nợ tiêu dùng nhưng lại giảm về số lượng, chỉ đạt 14.999 triệu đồng giảm 8.390 triệu đồng tương đương 35,87% so với năm 2010 . Dư nợ cho vay mua nhà, đất và xây cất, sửa chữa nhà là rất lớn trong tổng dư nợ tiêu dùng, phần đông là cho vay bất động sản. Đây là một lĩnh vực chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh việc giảm doanh số cho vay, Ngân hàng đã tiến hành rà soát từng khoản nợ, đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đối với những khoản nợ chưa đủ điều kiện đảm bảo.
Doanh số thu nợ của phục vụ nhu cầu đời sống khác: Đây là đối tượng có tỷ trọng thu nợ cao nhất và là một trong các đối tượng tạo nguôn thu chủ yếu cho ngân hàng. Công tác thu nợ nhanh và ít tốn chi phí hơn so với các đối tượng khác vì thời gian cho vay ngắn, khách hàng đi vay cũng có chủ ý không phải vay lâu nên ý thức thanh toán nợ cao, vì thế doanh số thu nợ luôn đạt chỉ tiêu. Trong năm 2009 doanh số thu nợ của đối tượng này đạt 157.435 triệu đồng chiếm 78,29% tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ năm 2010 tăng 53.321 triệu đồng tương đương 33,87% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số này tăng về mặt tỷ trọng chiếm 76,18% tổng doanh số thu nợ theo mục đích này nhưng lại giảm đi về mặt giá trị chỉ còn đạt 105.308 triệu đồng, giảm 105.448 triệu đồng tương đương giảm gần 50,03% so với năm 2010. Nguyên nhân là do thu nhập của người dân trong năm giảm, kéo theo dự trù cho trả lãi giảm vì thế mà doanh số thu nợ trong năm 2011 giảm.
Biểu đồ 2.4: Doanh số thu nợ theo mục đích tại chi nhánh qua 3 năm (2009- 2011)
Nhìn chung thì doanh số thu nợ của lĩnh vực này tăng, giảm tương xứng với doanh số cho vay và đó cũng là kết quả do công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô đã thực hiện khá tốt, công tác thẩm đinh vốn vay ban đầu là đúng đắn. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ năm 2011 thấp là do doanh số cho vay của lĩnh vực này trong năm đó bị sụt giảm bởi nền kinh tế thế giới năm đó bị biến động làm cho nhu cầu vay vốn của bộ phận này cũng giảm theo.