Bảng 3.19: Một số sâu hại chính
Sâu vẽ bùa Sâu cuốn lá Nhện đỏ Chỉ tiêu Dòng Mức độ hại Bộ phận bị hại Mức độ hại Bộ phận bị hại Mức độ hại Bộ phận bị hại
2XB x TN5 ++ Búp, lá non + Lá, cành non + Lá, cành non TN4 x XB106 + Búp, lá non ++ Lá, cành non + Lá, cành non 2XB x TN3 + Búp, lá non ++ Lá, cành non + Lá, cành non 2XB x TN7 + Búp, lá non + Lá, cành non + Lá, cành non 2XB x VN + Búp, lá non + Lá, cành non + Lá, cành non TN7 x MS + Búp, lá non ++ Lá, cành non + Lá, cành non TN2 x XB106 + Búp, lá non + Lá, cành non + Lá, cành non 2XB + Búp, lá non + Lá, cành non + Lá, cành non TN2 + Búp, lá non + Lá, cành non + Lá, cành non TN4 + Búp, lá non + Lá, cành non + Lá, cành non TN7 + Búp, lá non + Lá, cành non + Lá, cành non Kết quả theo dõi sâu hại trên các dòng con lai thí nghiệm cho thấy có 3 đối tượng gây hại chính là sâu vẽ bùa, sâu ăn lá và nhện đỏ.
- Sâu vẽ bùa (Phyllocuistis Citrella Stainton): Sâu trưởng thành là một loại bướm rất nhỏ đẻ trứng rải rác trên các chồi non vào ban đêm, sâu non sau khi nở ra đục vào phần thịt lá dưới lớp biểu bì tạo thành các đường ngoằn ngoèo có phủ lớp sáp màu trắng trên phiến lá, làm cho lá non bị quăn queo, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non nhỏ bằng đầu kim (Nguyễn Hữu Huân, 2007) [10]. Qua theo dõi cho thấy thời gian gây hại của sâu vẽ bùa tập trung vào các đợt lộc non đặc biệt là lộc thu tháng 7 đến tháng 8, lộc đông cũng xuất hiện nhưng với tần xuất thấp hơn. các dòng tham gia thí nghiệm đều bị sâu vẽ bùa gây hại ở mức độ nhẹ, dòng 2XB x TN5 bị hại ở mức độ trung bình.
- Sâu cuốn lá: Trên cam quýt các loại sâu cuốn lá bao gồm chủ yếu ấu trùng của 3 loại bướm phượng: Papilio demoleuus, Papilio polytes và Papilio
61
memnon thuộc họ Papilionidae. Qua theo dõi ta thấy trên vườn cây thí nghiệm, sâu cuốn lá là đối tượng gây hại chính vì vườn cây đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây phát triển mạnh về thân lá. Từ kết quả theo dõi ở bảng 3.19. cho thấy tất cả các dòng thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá gây hại ở mức độ nhẹ đến trung bình, trong đó dòng TN4 x XB106, 2XB x TN3, TN7 x MS là bị hại ở mức độ trung bình, các dòng còn lại bị hại ở mức độ nhẹ. Do đặc điểm hình thái sâu cuốn lá có kích thước lớn (dài khoảng 3,5 - 3,7cm) nên ta có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Mặc khác sâu cuốn lá thường hoạt động vào sáng sớm và chiều mát nên người dân có thể chủ động bắt sâu bằng tay để hạn chế việc sử dụng và tiết kiệm chi phí cho việc mua thuốc BVTV.
- Nhện đỏ (Panonychus Citri): Nhện đỏ gây hại lá bánh tẻ và lá già làm cho lá bị mất mầu xanh sáng thành mầu xám bạc, bị nặng lá rụng hàng loạt (Nguyễn Hữu Huân, 2007) [10]. Qua theo dõi ta thấy trên vườn thí nghiệm nhện đỏ thường gây hại từ tháng 7 đến tháng 10. Thời tiết ấm nóng, khô hạn rất thích hợp cho nhện phát triển. Nhện đỏ xuất hiện ở hầu hết các dòng thí nghiệm nhưng với mức độ tương đối nhẹ