Nghiên cứu khả năng bảo quản hạt phấn của các dòng bưởi con la

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi con lai tại tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 66)

* Độ nảy mầm của hạt phấn

* Nghiên cứu khả năng bảo quản hạt phấn

- Bảo quản hạt phấn ở nhiệt độ 50C - Phương pháp nghiên cứu:

+ Thu hoa của mỗi giống cho vào túi nilon có đục lỗ thông hơi rồi bỏ vào tủ lạnh (50C). Sau bảo quản 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày đem hạt phấn ra gieo để kiểm tra sức nảy mầm.

29

Hạt phấn cây bố được thu hái như đã trình bày ở trên, sau đó được nuôi cấy và xác định tỷ lệ nảy mầm theo phương pháp đếm nhanh của Ngô Xuân Bình - Wakana (1998).

Môi trường được chuẩn bị trong điều kiện vô trùng, tiến hành gieo hạt phấn bằng cách quét nhẹ bao phấn đã nở trên môi trường nuôi cấy (trong đĩa petri), sau đó đậy kín để tránh mất nước, sau từ 8 - 24 giờ đưa đĩa nuôi cấy lên quan sát ở kính hiển vi: đánh dấu ngẫu nhiên ở những phần hạt phấn có thể đếm được trên môi trường, đếm 3 lần trên một điểm tổng số hạt phấn và số hạt phấn nảy mầm, tính trung bình, tổng số hạt phấn đếm được phải ≥ 1.000 hạt.

2.3.2.4. Đánh giá số lượng NST của các dòng con lai:

Nghiên cứu về diễn biến số lượng NST đời con lai trên cây cam quýt với các tổ hợp lai khác nhau bằng máy đo NST Ploidy Analyser.

2.3.3. Chỉ tiêu theo dõi nội dung 3: Tình hình sâu bệnh hại trên các bộ phận (lộc,

hoa, quả, thân chính, lá)

- Phương pháp theo dõi: Theo thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và PTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật; Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi. Ký hiệu: QCVN 01-119 :2012/BNNPTNT. Điều tra 10 điểm, mỗi điểm 1 cây, mỗi cây điều tra 4 hướng, mỗi hướng 1 cành

* Thành phần sâu, bệnh hại:

- Sâu vẽ bùa: Điều tra lá và tính % lá bị hại

+ 10 – 20% lá bị hại: Mức nhiễm nhẹ (ký hiệu: +)

+ >20 – 40% lá bị hại: Mức nhiễm trung bình (ký hiệu: ++) + > 40% lá bị hại: Mức nhiễm nặng (ký hiệu: +++)

-. Sâu cuốn lá: Điều tra con trên cành

+ 2 đến 4 con/cành: Mức nhiễm nhẹ (ký hiệu: +) + 4 – 8 con/cành: Nhiễm trung bình (ký hiệu: ++) + >8 con/cành: Nhiễm nặng (ký hiệu: +++)

30 - Nhện đỏ: Điều tra % lá bị hại:

+ 5 đến 10% lá bị hại: nhiễm nhẹ (ký hiệu: +)

+ >10 – 20% lá bị hại: Nhiễm trung bình (ký hiệu: ++) + > 20% lá bị hại: Nhiễm nặng (ký hiệu: +++)

- Bệnh chảy gôm: : Điều tra cành và tính % cành bị hại + 10 – 25% cành bị hại: Mức nhiễm nhẹ (ký hiệu: +)

+ >25 – 40% cành bị hại: Mức nhiễm trung bình (ký hiệu: ++) + > 40% cành bị hại: Mức nhiễm nặng (ký hiệu: +++)

- Bệnh loét sẹo: Điều tra % lá bị hại:

+ 5 đến 10% lá bị hại: nhiễm nhẹ (ký hiệu: +)

+ >10 – 20% lá bị hại: Nhiễm trung bình (ký hiệu: ++) + > 20% lá bị hại: Nhiễm nặng (ký hiệu: +++)

- Bệnh nấm phấn trắng: Điều tra % lá bị hại: + 5 đến 10% lá bị hại: nhiễm nhẹ (ký hiệu: +)

+ >10 – 20% lá bị hại: Nhiễm trung bình (ký hiệu: ++) + > 20% lá bị hại: Nhiễm nặng (ký hiệu: +++)

Tổng số cây (lộc, hoa, quả) bị bệnh Tỷ lệ bệnh % =

Tổng số cây (lộc, hoa, quả) điều tra

x 100

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi tổng hợp ghi vào phần mềm Excell, được xử lý bằng phần mềm SAS trên máy vi tính.

31

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các dòng bưởi thí nghiệm

3.1.1. Đặc điểm hình thái thân cành

Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái thân cành của các dòng bưởi thí nghiệm, thu được kết quả như trình bày ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Đặc điểm thân cành của các dòng bưởi thí nghiệm

Chỉ tiêu Dòng Hình dạng tán cây Mật độ gai Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Số cành cấp I Đường kính cành cấp I (cm) Độ cao phân cành cấp I (cm) 2XB x TN5 PC đứng Thưa 377bcde 13,6ab 357,0a 2,2cd 6,3bcd 28,5e TN4 x XB106 PC đứng Nhiều gai 389abcd 12,3b 178,0e 2,2cd 5,8cde 25,4e 2XB x TN3 PC đứng Nhiều gai 392abc

10,7cd 203,0d 2,2cd 6,5bc 34,3cd 2XB x TN7 PC đứng Nhiều gai 402ab 10,9c 156,0f 2,0d 5,9cde 44,2b 2XB x VN PC đứng Nhiều gai 400ab 9,4e 143,0f 2,0d 5,2de 29,4de TN7 x MS PC đứng Nhiều gai 316f 8,7e 124,0g 2,4cd 4,8e 34,5cd TN2 x XB106 PC đứng Nhiều gai 429a 9,5de 187,0de 2,6bc 5,9de 35,4c 2XB PC đứng Không có 336ef 12,7b 325,0b 3,2a 6,9bc 44,9b TN2 PC đứng Không có 340def 14,4a 333,0b 3,2a 7,1b 63,7a TN4 PC đứng Không có 390abc 13,5ab 290,2c 3,3a 8,4a 35,2c TN7 PC đứng Không có 346cdef 12,9b 292,0c 3,0ab 7,3ab 42,8b P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD 49,6 1,3 18,6 0,5 1,2 5,8 CV % 10,4 8,7 6,2 14,8 14,7 11,9

32

Đặc điểm phân cành của tất cả các dòng con lai thí nghiệm đều có phân cành đứng, mật độ gai của các dòng bưởi khác nhau từ không có gai ở các dòng 2XB, TN2, TN4, TN7, dòng 2XB x TN5 có mật độ gai thưa, các dòng còn lại (TN4 x XB106, 2XB x TN3, 2XB x TN7, 2XB x VN, TN7 x MS, TN2 x XB106) có mật độ gai nhiều. Đây là một đặc điểm nghiên cứu của giống ảnh hưởng đến việc chăm sóc, áp dụng các biện pháp kỹ thuật và thu hái sau này.

Qua bảng 3.1. ta thấy chiều cao cây của dòng con lai 2XB x TN5 là 377cm (mức "bcde" trong so sánh Duncan) không có sự chênh lệch so với dòng cây mẹ 2XB (mức "ef"), 3 dòng 2XB x TN3 có chiều cao cây 392cm (mức "abc"), dòng 2XB x TN7 chiều cao cây 429cm (mức "ab"), dòng 2XB x VN chiều cao cây 400cm (mức "ab") đều lớn hơn so với cây mẹ 2XB chắc chắn ở độ tin cậy 95% (336cm, mức "ef" trong so sánh Duncan); dòng TN4 x XB106 có chiều cao cây 389cm (mức "abcd") sai khác không có ý nghĩa so với cây mẹ TN4 (mức "abc"); giữa dòng TN7 x MS (mức "f") và cây mẹ TN7 (mức "cdef") chỉ tiêu chiều cao cây có sự sai khác không có ý nghĩa; dòng TN2 x XB106 có chiều cao cây 429cm (nhóm "a") cao hơn chiều cao cây dòng mẹ TN2 (340cm, nhóm "def"). Như vậy theo phương pháp so sánh Duncan dòng TN2 x XB106 có chiều cao cây cao nhất (mức “a” trong so sánh duncan), dòng TN7 x MS có chiều cao cây thấp nhất (mức “f”). Các dòng còn lại nằm trong khoảng giữa 2 dòng trên.

Chỉ tiêu đường kính gốc: dòng 2XB x TN5 và dòng mẹ 2XB có sự khác nhau không rõ ràng (cùng mức "ab"), 3 dòng 2XB x TN3, 2 XB x TN7, 2 XB x VN đều có đường kính gốc lần lượt ở các mức "cd", "c", "e" nhỏ hơn đường kính gốc của cây mẹ 2XB (mức "ab"); các dòng còn lại đều có đường kính gốc nhỏ hơn đường kính gốc của các cây mẹ. Đánh giá chung ta thấy dòng TN2 có đường kính gốc lớn nhất (mức “a”), hai dòng 2XB x VN, TN7 x MS có đường kính nhỏ nhất (mức “e”) các dòng còn lại ở mức trung bình.

33

Đường kính tán của dòng 2XB x TN5 là 357,0cm (mức "a") lớn hơn dòng mẹ 2XB (325,0cm, mức "b"), các dòng con lai còn lại đều có chỉ tiêu đường kính tán thấp hơn so với cây mẹ. Đường kính tán được phân hạng theo 8 mức (so sánh duncan) trong đó cao nhất là dòng 2XB x TN5 (mức "a")và thấp nhất dòng TN7 x MS (mức "f").

Sau 3 năm trồng các cây bưởi có khoảng 2,0 - 3,3 cành cấp I đạt cao nhất ở các dòng 2XB, TN2, TN4 (mức "a") và thấp nhất ở dòng 2XB x TN7, 2XB x VN (mức "de"); các dòng còn lại số cành ở trong khoảng trên. Đường kính cành cấp I dao động trong khoảng 5,2 - 8,4cm.

Độ cao phân cành có ảnh hưởng đến việc cắt tỉa tạo hình trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá khả năng chống chịu của cây ăn quả thân gỗ đối với điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Những giống có độ cao phân cành lớn dễ bị gió, bão làm gãy đổ hơn các giống có độ cao phân cành thấp. Ngoài ra, độ cao phân cành thấp còn là ưu điểm của giống có lợi cho việc tạo khung tán cho cây, chăm sóc và thu hoạch. Qua nghiên cứu so sánh ta thấy: các dòng 2XB x TN5, 2XB x TN3, 2XB x VN có độ cao phân cành lần lượt ở các mức "e", "cd", "de" nhỏ hơn so với cây mẹ 2XB (mức "b"), riêng dòng 2XB x TN7 và dòng mẹ 2XB có sự sai khác không rõ ràng (cùng mức "b"). Các dòng TN4 x XB106 (mức "e"), TN7 x MS (mức "cd"), TN2 x XB106 (mức "c") đều có đường kính gốc nhỏ hơn đường kính gốc các cây mẹ TN4 (mức "c"), TN7 (mức "b"), TN2 (mức "a"). Nhìn chung dòng TN2 có độ cao phân cành lớn nhất (mức "a"), 2 dòng 2XB x TN5, TN4 x XB106 có độ cao phân cành thấp nhất (mức "e"), các dòng còn lại dao động trong 4 mức "b", "c", "cd", "de" trong so sánh Duncan.

34

3.1.2. Đặc điểm hình thái lá

Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng bưởi tham gia thí nghiệm

Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Chỉ tiêu Dòng Phiến lá Eo lá Phiến lá Eo lá Mép lá Hình dạng lá Màu sắc lá

2XB x TN5 12,1a 4,3b 5,6cd 1,6ef Răng cưa nông Elip Xanh thẫm TN4 x

XB106 8,3

d

4,0bc 4,1f 1,9de Răng cưa nông Elip Xanh thẫm 2XB x TN3 11,1ab 5,1a 5,4cde 2,9b Răng cưa nông Elip Xanh thẫm 2XB x TN7 10,1bc 3,5c 5,5cde 2,6bc Gợn sóng Elip Xanh thẫm 2XB x VN 9,3cd 4,3b 4,8def 2,3cd Gợn sóng Elip Xanh thẫm TN7 x MS 10,9ab 4,2b 4,5ef 2,8b Gợn sóng Elip Xanh thẫm TN2 x

XB106 8,5

d

4,1b 8,0a 5,0a Gợn sóng Bầu dục Xanh thẫm 2XB 11,1ab 2,6de 5,2def 1,4f Gợn sóng Bầu dục Xanh vàng TN2 11,2ab 2,2e 7,0ab 1,3f Răng cưa nông Elip Xanh thẫm TN4 11,7a 2,8de 6,5bc 1,6ef Răng cưa nông Bầu dục Xanh thẫm TN7 9,4cd 2,9d 6,8b 1,7ef Răng cưa nông Bầu dục Xanh vàng P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

LSD 1,4 0,6 1,1 0,5

CV% 10,7 12,6 15,3 16,1

Hình thái lá của các dòng bưởi thí nghiệm đều mang những nét đặc trưng của loài C.Grandis bộ lá thể hiện ở 2 dạng hình: bầu dục và elip. Màu sắc lá có hai loại : xanh vàng (2XB, TN7) các dòng còn lại có màu sắc lá xanh thẫm (thể hiện sự quang hợp tốt). Mép lá được thể hiện ở 2 ngoại hình: gợn sóng (các dòng 2XB x TN5, 2XB x TN7, 2XB x VN, TN7 x MS, TN2 x XB106, 2XB) và răng cưa nông với các dòng còn lại.

35

Qua bảng 3.2. ta thấy giữa chiều dài lá dòng 2XB x TN5 (mức "a") và dòng cây mẹ 2XB (mức "ab") là khác nhau không có ý nghĩa; dòng 2XB x TN3 có chiều dài lá không có sự sai khác rõ ràng so với cây mẹ 2XB (cùng mức "ab"); dòng 2XB x TN7 (mức "bc") và dòng cây mẹ 2XB (mức "ab") là khác nhau không có ý nghĩa, dòng 2XB x VN (mức "cd") có chiều dài lá thấp hơn dòng mẹ 2XB (mức "ab"). Dòng TN4 x XB106 có chiều dài lá 8,3cm xếp mức "d" thấp hơn so với cây mẹ TN4 (11,7cm, mức "a"); dòng TN7 x MS có chiều dài lá xếp mức "ab" lớn hơn cây mẹ TN7 (mức "cd"); dòng TN2 x XB106 có chiều dài lá xếp mức "d" thấp hơn so với dòng mẹ TN2 (mức "ab"). Như vậy chiều dài lá dao động từ 8,2 cm đến 12,1 cm được phân làm 5 mức trong so sánh Duncan: các dòng TN5 x 2XB, TN4 (mức “a”), 2XB x TN3, TN7 x MS, 2XB, TN2 (mức “ab”), sau đó lần lượt xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là dòng 2XB x TN7 (mức "bc"), TN7, 2XB x VN (mức "cd") và cuối cùng là 2 dòng TN4 x XB106, TN2 x XB106 (mức "d").

Chiều rộng phiến lá dao động từ 4,1 cm đến 8,0 cm trong đó dòng TN2 x XB106 có chiều rộng lá lớn nhất xếp vào mức "a", dòng có chiều rộng lá nhỏ nhất là TN4 x XB106 (mức "f").

Eo lá là một đặc điểm hình thái phân biệt giữa các dòng - giống bưởi với các loài khác trong họ cam quýt. Thông thường, cây bưởi có eo lá rõ rệt hơn so với cam và quýt. Trong thí nghiệm, dòng 2XB x TN5 có chiều dài eo lá mức "cd" lớn hơn dòng cây mẹ 2XB (mức "ef"), các dòng 2XB x TN3, 2XB x TN7 có chiều dài eo lá ở mức "de" so với dòng cây mẹ 2XB (mức "ef") là khác nhau không có ý nghĩa; dòng 2XB x VN có chiều dài eo lá ở mức "ef" k có sự sai khác với dòng cây mẹ 2XB (mức "ef"); dòng TN4 x XB106 có chiều dài eo lá xếp mức "f" có sự sai khác rõ ràng với dòng mẹ TN4 (mức "bc"); dòng TN7 x MS có chiều dài eo lá xếp mức "a" lớn hơn dòng mẹ TN7 (mức "b"); dòng TN2 x XB106 có chiều dài eo lá mức "a" khác nhau không có ý nghĩa so với dòng mẹ TN2 xếp mức "ab". Nhìn chung các dòng bưởi có chiều dài eo lá từ 2,2 cm (TN2) đến 5,1 cm (2XB x TN3) và chiều rộng từ 1,3 cm (TN2) đến 5,0 cm (TN2 x XB106).

Theo quan điểm tiến hoá thì cam quýt nói chung và cây bưởi nói riêng vốn có lá kép: dấu vết còn lại là eo lá dưới gốc lá đơn, có phiến lá tương đối to, rộng. Eo

36

lá là một đặc điểm giúp phân biệt giữa các giống. Theo Swingle và Tanaka, các giống bưởi thuộc loài C. grandis thường có eo lá khá lớn rất điển hình, đây là đặc điểm giúp phân biệt giữa các giống bưởi (thuộc loài C. grandis – có eo lá lớn) với các giống bưởi chùm (C.paradicis- eo lá nhỏ) và các giống khác thuộc họ cam quýt (có eo lá nhỏ hoặc không có) [23]. Tuổi thọ của lá thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. ở điều kiện nước ta nói chung tuổi thọ trung bình của lá là 15 đến 24 tháng, ở vùng á nhiệt đới có thể dài hơn. Những lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, ở ta thường rụng nhiều vào mùa đông

3.1.3. Đặc điểm hình thái hoa

Hoa bưởi là cơ quan sinh sản tạo ra quả, đồng thời cũng là cơ quan đặc trưng của giống. Qua theo dõi thu được số liệu ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Đặc điểm hoa của các dòng bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu Dòng Màu sắc hoa Số cánh hoa/hoa Số chỉ

nhị/hoa Mô tả dạng hoa

2XB x TN5 Trắng ngà 5 27 Hoa chùm, hoa đơn. TN4 x XB106 Trắng ngà 5 25 Hoa đơn, hoa chùm đơn 2XB x TN3 Trắng ngà 5 26 Hoa chùm, hoa đơn. 2XB x TN7 Trắng ngà 5 27 Hoa chùm, hoa đơn. 2XB x VN Trắng ngà 5 27 Hoa chùm, hoa đơn. TN7 x MS Trắng ngà 5 25 Hoa chùm, hoa đơn.

TN2 x XB106 Trắng ngà 5 28 Hoa chùm, hoa chùm đơn, hoa đơn. 2XB Trắng ngà 5 27 Hoa chùm, hoa đơn.

TN2 Trắng ngà 5 28 Hoa chùm, hoa chùm đơn, hoa đơn. TN4 Trắng ngà 5 25 Hoa đơn, hoa chùm đơn

TN7 Trắng ngà 5 25 Hoa chùm, hoa đơn.

Hoa bưởi đa số là hoa tự chùm hoặc tự bông, hoa tự có khi mang lá hoặc không có lá. Hoa không có lá nhiều hơn, nụ hoa to, tràng hoa, cánh hoa có màu

37

trắng, dày; nhị đực có nhiều, nhuỵ có 1 do 3 bộ phận đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu cấu tạo thành. Đầu nhuỵ cái thông thường cao hơn bao phấn, dưới bầu hoa có đĩa mật, đĩa mật to hơn bầu hoa có thể tiết ra mật hấp dẫn côn trùng đến hút mật truyền phấn.

Kết quả ở bảng 3.3. cho thấy ở tất cả các dòng bưởi có 2 dạng hoa: hoa chùm (hoa tập trung theo chùm trên 1 cành) và hoa đơn (dạng chỉ có 1 hoa mọc trên đỉnh cành). Ngoài ra dòng TN4 x XB106; TN2 x XB106 và TN2 còn có thêm dạng hoa chùm đơn. Swingle và Tanaka chỉ rõ, hoa thuộc loài cam quít thường có 3 dạng: (1) hoa chùm - các hoa tập trung mọc theo chùm trên 1 cành hoa; (2) dạng hoa chùm đơn- các hoa cũng mọc trên một cành, mỗi nách lá của cành chỉ mang 1 hoa, nhiều nách lá gần nhau mang hoa tạo thành chùm hoa, và (3) hoa đơn - dạng chỉ có một hoa trên đỉnh cành. Trong 3 loại hoa, nếu đủ dinh dưỡng thì tỷ lệ đậu quả không có sự khác biệt nhiều, trong điều kiện thiếu dinh dưỡng loại hoa đơn (có 1 hoa trên đỉnh cành) cho tỷ lệ đậu quả và năng suất cao hơn. Việc hình thành mỗi dạng hoa phụ thuộc vào đặc điểm giống và điều kiện chăm sóc cũng như tác động của các yếu

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi con lai tại tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)