Chỉ tiêu theo dõi nội dung 2: Đặc điểm sinh trưởng, khả năng cho

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi con lai tại tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

suất của các dòng bưởi thí nghiệm

2.3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng

- Chu vi gốc (cm): Đo cách mặt đất 20 cm

- Chu vi cành ghép (cm): Đo cách điểm ghép 20 cm

- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán cây (đo toàn số cây thí nghiệm, mỗi tháng đo 1 lần).

- Đường kính tán (cm): Đo hai chiều Đông - Tây, Nam - Bắc cộng chia trung bình. - Khả năng phân cành: Đếm số cành cấp 1, cấp 2 trên toàn bộ số cây thí nghiệm. - Sinh trưởng của các đợt lộc trong năm: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng giống thí nghiệm dựa trên việc đánh giá sinh trưởng của các đợt lộc. Theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây cam quýt của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui phạm khảo nghiệm giống cam quýt của Bộ NN và PTNT (10TCN - 2007). Mỗi dòng nghiên cứu trên 5 cây, trên mỗi cây chọn 5 - 6 cành ngang tán, đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 2,0 cm, đảm bảo số cành theo dõi n ≥ 30, tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc, trong đó ghi rõ ngày tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành thí nghiệm được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm.

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Số đợt lộc vụ : Lộc hè, lộc thu, lộc xuân, lộc đông.

+ Thời gian sinh trưởng tính từ khi nhú lộc đến khi lộc thành thục. + Xác định số mắt lá và số lá/lộc thành thục/các đợt lộc.

+ Xác định chiều dài cành thuần thục và đường kính lộc thuần thục trên các đợt lộc.

+ Số đợt lộc, thời gian ra lộc trong năm. Thời gian được tính từ ngày bắt đầu xuất hiện lộc (25% số lộc xuất hiện) đến ngày kết thúc lộc (khi 100% số lộc đã thành thục).

28

2.3.2.2. Sự ra hoa, đậu quả, năng suất

- Thời gian xuất hiện hoa: Được tính từ khi cây có 10% hoa. - Thời gian hoa rộ: Tính từ lúc cây có 50% hoa nở.

- Kết thúc nở hoa: Được tính từ lúc cây có 80% hoa đã nở.

- Tỷ lệ đậu quả: mỗi lần nhắc lại theo dõi 4 cành phân bố đều theo các hướng, đếm tổng số hoa trên các cành theo dõi đối với cả cây. 7 ngày/lần đếm số quả đậu ở các cây theo dõi kể từ khi hoa tàn

Số quả đậu Tỷ lệ đậu quả (%) =

Số nụ, hoa, quả rụng + quả đậu

x 100 - Thời kỳ quả chín: Khi có trên 20% số quả chín

- Năng suất: Cân toàn bộ số quả của từng cây từ đó tính ra được năng suất trung bình. - Khối lượng trung bình quả, phần ăn được.

- Hình dạng quả, kích thước quả, độ dày vỏ, số múi, số hạt. Tỷ lệ từng phần: Vỏ, hạt, tép. Mỗi giống đo 10 quả tính trung bình.

- Đánh giá cảm quan: Trực tiếp quan sát và hội đồng nếm thử, cho điểm theo thang điểm 10.

* Phân tích thành phần sinh hóa quả:

+ Đo độ Brix: Theo phương pháp chiết quang kế. + Đường tổng số (%): Theo phương pháp Bertrand. + Axit tổng số(%): Theo phương pháp trung hòa + Vitamin C (mg/100g): Theo phương pháp Tilman.

2.3.2.3. Nghiên cứu khả năng bảo quản hạt phấn của các dòng bưởi con lai tại Thái Nguyên * Độ nảy mầm của hạt phấn * Độ nảy mầm của hạt phấn

* Nghiên cứu khả năng bảo quản hạt phấn

- Bảo quản hạt phấn ở nhiệt độ 50C - Phương pháp nghiên cứu:

+ Thu hoa của mỗi giống cho vào túi nilon có đục lỗ thông hơi rồi bỏ vào tủ lạnh (50C). Sau bảo quản 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày đem hạt phấn ra gieo để kiểm tra sức nảy mầm.

29

Hạt phấn cây bố được thu hái như đã trình bày ở trên, sau đó được nuôi cấy và xác định tỷ lệ nảy mầm theo phương pháp đếm nhanh của Ngô Xuân Bình - Wakana (1998).

Môi trường được chuẩn bị trong điều kiện vô trùng, tiến hành gieo hạt phấn bằng cách quét nhẹ bao phấn đã nở trên môi trường nuôi cấy (trong đĩa petri), sau đó đậy kín để tránh mất nước, sau từ 8 - 24 giờ đưa đĩa nuôi cấy lên quan sát ở kính hiển vi: đánh dấu ngẫu nhiên ở những phần hạt phấn có thể đếm được trên môi trường, đếm 3 lần trên một điểm tổng số hạt phấn và số hạt phấn nảy mầm, tính trung bình, tổng số hạt phấn đếm được phải ≥ 1.000 hạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.4. Đánh giá số lượng NST của các dòng con lai:

Nghiên cứu về diễn biến số lượng NST đời con lai trên cây cam quýt với các tổ hợp lai khác nhau bằng máy đo NST Ploidy Analyser.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi con lai tại tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)