Tình hình bệnh hại trên các dòng bưởi thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi con lai tại tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 76)

Bảng 3.20: Một số bệnh hại chính

Chảy gôm Loét sẹo Nấm phân trắng Chỉ tiêu Dòng Mức độ hại Bộ phận bị hại Mức độ hại Bộ phận bị hại Mức độ hại Bộ phận bị hại 2XB x TN5 0 Gốc + Lá, cành non 0 lá TN4 x XB106 0 Gốc + Lá, cành non 0 lá 2XB x TN3 0 Gốc + Lá, cành non 0 Lá 2XB x TN7 0 Gốc + Lá, cành non 0 Lá 2XB x VN 0 Gốc + Lá, cành non 0 Lá TN7 x MS 0 Gốc + Lá, cành non 0 Lá TN2 x XB106 0 Gốc + Lá, cành non 0 Lá 2XB 0 Gốc + Lá, cành non 0 Lá TN2 0 Gốc + Lá, cành non + Lá TN4 0 Gốc + Lá, cành non 0 Lá TN7 + Gốc + Lá, cành non 0 Lá

62

Bệnh hại đối với cây có múi là một trong những yếu tố gây cản trở lớn nhất đối với sự phát triển sản xuất cây có múi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh Greening, Tristera... (Nguyễn Hữu Huân, 2007) [10]. Tuy nhiên, các giống thí nghiệm đều không bị nhiễm các loại bệnh nguy hiểm trên, qua theo dõi ta thấy các dòng bưởi con lai thí nghiệm xuất hiện 3 loại bệnh với mức độ khác nhau được trình bày ở bảng 3.20.

- Bệnh chảy gôm (Phytophthora Citrophthora): Bệnh tạo thành các vết nứt vỏ dọc trên thân cành. Từ vết nứt có dòng nhựa chảy ra đặc dẻo, có màu trong mờ. Nếu bệnh xuất hiện trên cành nhỏ sẽ gây vàng héo các lá phía trên và làm cành đó chết hẳn, Bệnh có thể làm chết cả cành to, thậm chí cả cây. Bệnh còn gây hại trên cả quả chín vàng, quả bị bệnh dễ bị rụng và thối (Nguyễn Hữu Huân, 2007) [10]. Trên vườn thì nghiệm bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa thu tháng 7 đến tháng 9, nhất là ở các vườn bưởi không thông thoáng, ít được chăm sóc đốn tỉa.

- Bệnh loét sẹo (Xanthomonas Citri Campestris): Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá. Có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ lở mầu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Bệnh đặc biệt gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm [10]. Trên vườn thí nghiệm bệnh xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9

- Bệnh nấm phấn trắng (Oidium tingitanium): Bệnh xuất hiện cả ở trên cành, lá, hoa và quả nhưng chủ yếu hại trên chồi và lá non. Lá non bị bệnh có màu xanh nhợt nhạt, phiến lá bị uốn cong phồng cứng, quăn queo và bị rụng. Chồi non bị bệnh thân tóp lại và có thể bị chết [10]. Hàng năm bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng từ tháng 8 đến tháng 10. Điều kiện thời tiết ban ngày ấm áp, ban đêm lạnh khô mát kéo dài, phù hợp cho bệnh phát triển mạnh.

Từ kết quả điều tra cho thấy các dòng bưởi thí nghiệm bị bệnh loét hại là chủ yếu, nhất là trong năm nay thời tiết diễn biến phức tạp nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Bệnh chảy gôm chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ ở dòng TN7, bệnh nấm phấn trắng gây

63

hại ở dòng TN2 với mức độ nhẹ, các dòng còn lại không bị 2 bệnh trên gây hại. Từ kết quả bước đầu cho thấy các dòng này có khả năng chống chịu bệnh khá, đây là đặc tính rất quí đối với cây cam quýt nói chung và cây bưởi nói riêng vì hiện nay trở ngại lớn nhất đối với sản xuất cây ăn cam quýt chính là vấn đề bệnh hại.

64

KẾT LUẬN 1. Kết luận

- Các dòng bưởi con lai có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên. Cây sinh trưởng tốt, chiều cao cây dao động từ 316 cm (dòng TN7 x MS) đến 429cm (dòng TN2 x XB106). Đường kính gốc trung bình đạt từ 8,7 cm (dòng TN7 x MS) đến 14,2 cm (TN2). Khả năng phân cành tương đối lớn, một cây số cành cấp I từ 2 - 3,2 cành.

- Năng suất của các dòng bưởi lai tham gia thí nghiệm tương đối tốt, trọng lượng trung bình của quả dao động từ 608 gam (TN4) – 1410 gam (2XB x TN7). Năng suất quả/cây cao nhất là dòng TN2 x XB106 đạt 77,686 kg, thấp nhất là dòng TN7 đạt 27,81 kg. Các nguồn hạt phấn thí nghiệm đều có khả năng nảy mầm tốt, dòng TN7 x MS có tỷ lệ nảy mầm hạt phấn cao nhất (47,34%).

- Các dòng bưởi thí nghiệm thường bị 3 loại sâu chính phá hại: sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, nhện đỏ và thường phá hại nặng vào thời kì sinh trưởng lộc. Các cây thí nghiệm có khả năng chống bệnh khá tốt, đây là một ưu điểm cần phát triển.

- Kết hợp kết quả nghiên cứu về cảm quan, tỷ lệ thịt quả, năng suất quả/cây cho thấy các dòng TN2 x XB106, 2XB x TN7 là các dòng có triển vọng cần tiếp tục được khảo nghiệm.

2. Đề nghị

- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu để có kết luận chính xác hơn về đặc điểm sinh học, khả năng ra hoa, năng suất chất lượng của các dòng bưởi nghiên cứu.

- Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa các đợt lộc, tuổi cành mẹ hợp lý làm tiền đề xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất quả.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ngô Xuân Bình, Lê Tiến Hùng (2010) Kỹ thuật trồng bưởi, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

2. Ngô Xuân Bình - Đào Thanh Vân (2003), Giáo trình cây ăn quả cho hệ Cao học

3. Đỗ Đình Ca (2000) Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây bưởi tai Hương Khê - Hà Tĩnh (NXB Nông nghiệp)

4. Phạm Thị Chữ (1998) Tuyển chọn bưởi Phúc Trạch, Đề tài Khoa học

5. Nguyễn Văn Dũng (1997) Duy trì và đánh giá sơ bộ tập đoàn cây ăn quả tại Gia Lâm, kết quả nghiên cứu về rau quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

6. Lê Đình Định (1968) Nghiên cứu tình hình dinh dưỡng đất trồng cây cam quýt chu kỳ 1 của một số loại đất chính vùng Phủ Quỳ- Nghệ An (NXB Nông nghiệp)

7. Mạc Thị Đua (1997) Tuyển chon bưởi Thanh Trà ở Thừa Thiên Huế, tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật và kinh tế nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế (NXB Nông nghiệp)

8. Lê Quang Hạnh (1994) Một số kết quả điều tra quỹ gen cam, quýt vùng khu IV, kết quả nghiên cứu khoa học quyển 4, viện KHKTNN Việt Nam, NXB Nông nghiệp ( Trang 151-154)

9. Vũ Công Hậu (1996) Trồng cây ăn quả trong vườn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 10. Nguyễn Hữu Huân (2007) Nhận dạng sâu, bệnh và thiên địch trong vườn cây

có múi, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Võ Hùng (1994) Điều tra thu thập, bảo tồn và đánh giá một số giống cây ăn quả đặc sản (cam, quýt, bưởi, hồng, dứa) ở một số tỉnh miền trung và thành phố Huế, Đề tài B95 CAQ 02

12. Vũ Khắc Nhượng (1997) Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp

66

13. Nguyễn Văn Tôn (1993) Tài liệu dịch từ cuốn Kỹ thuật trồng trọt bưởi năng suất cao nổi tiếng của Trung Quốc, Lý Gia Cầu (Trung Quốc), NXB Khoa học kỹ thuật Quảng Tây,

14. Nguyễn Văn Tôn (1993) tài liệu dịch từ cuốn Kỹ thuật chăm sóc bưởi Sa Điền của Trần Đăng Thổ (Trung Quốc), NXB Khoa học kỹ thuật Quảng Tây

15. Trần Thế Tục (1995) Cây bưởi và triển vọng phát triển bưởi ở Việt Nam sản xuất và thị trường có múi, Bộ Nông nghiệp và CNTP, Trung tâm thông tin Viện nghiên cứu rau quả số 10 (tr 41-45)

16. Võ Tòng Xuân, Huỳnh Văn Thòn (2002) Sổ tay người nông dân trồng cây ăn trái cần biết, Sở Văn hóa Thông tin An Giang - 2002.

II. Tài liệu Tiếng Anh

17. Chalhal G. S. and S. S. Gosal (2002): Principles and Procedure of Plant Breeding. Alpha Science International Ltd. Pangbourne. UK

18. Do Dinh Ca (1995) Present situation of citrus girmplasm in Vietnam.

International citrus germplasm workshop. Australia

19. Esen A.. K.oost and G.Geraci (1979) Genetic evidence for the origin of diploid megagametophytes in Citrus.J.Hered,70:tr 5-8

20. Forst.H. and Soost. R..(1979) Seed production: development of gamete and embryo. In the Citrus industry.Vol.II.Ed.Wtheuther.University of California.USA

21. J. Saunt (1990). Citrus varieties of the world – An Iiustrated guide. Many Col pl Narwich uk Sinclain international Ltd. 126p

22. Ngo Xuan Binh. A. Wakana. E. Matsuo (2001) Poller tube behaviours in self - incompatible and self - compatible citrus cultivar. J. Fac. Agr. Kyushull.

23. Ngo Xuan Binh (2001) Study of self in compatibility in citrus with special emphases on the pollentube growth and allelic variatio. Ph. D. thesis. Kyushu Unviersity – Japan.

67

24. P.K.Karaya (1988) Boilogy of flowering and fruiting in grapefruit and pummelo. Nauchno Tekhniches Kii byullenten – Vsesoyuznogo ordena lenia – I – Rastenievodstva – Imeni N – Ivavilova, p 1033-1043

25. Swingle.W.T.and Reece.P.C.(1967). The Botany of citrus and its wild relative.,

In. Reuther. W. Batchelor. L. D. (eds) The citrus Industry. University of California Press. California. pp, 109 - 174,

26. Tanaka (1954) Dible plant. Tokyo Japan

27. Wakana A Kira (1998). The citrus production in the world. Tokyo - Japan. 28. Wendell, M. el al. (1997), Horticulture practise, Springer - Verlag, Berllin

III. Tài liệu nguồn Internet

29. http://www.favri.org.vn/Default.aspx

30. Công nghệ tuyển chọn và nhân giống cây có múi sạch bệnh http://www.cuctrongtrot.gov.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng bưởi con lai tại tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 76)