Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt tới tỷ lệ nảy mầm của hạt
CT1: 100% Nƣớc lạnh
CT2: 2 sôi 3 lạnh (40 - 450C) CT3: 3 sôi 2 lạnh
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tới tình hình sinh trưởng phát triển của cây con trong giai đoạn vườn ươm.
CT1: 5% phân chuồng hoai + 95% đất tầng A
CT2: 5%phân chuồng hoai + 3% NPK + 92% đất tầng A CT3: 5% phân chuồng hoai + 5%NPK + 90% đất tầng A CT4 (ĐC): Không phân (đất tầng A)
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu:
- Chuẩn bị quả/hạt cây giống
- Túi bầu, quốc, xẻng, sàng đất, đất đóng bầu, lƣới che… - Dụng cụ tƣới, bình phun, khay đựng…
- Văn phòng phẩm: giấy, bút, tài liệu tham khảo, thƣớc do chiều cao. - Vật tƣ nông nghiệp: phân bón, thuốc diệt nấm…
Bố trí thí nghiệm:
- Lúc tạo cây mầm: tạo thành 4 luống
- Lúc theo dõi tỉ lệ nẩy mầm : 4 ô mỗi ô 300 hạt - Giai đoạn cây con có 4 công thức:
+ CT1: 5% phân chuồng hoai + 95% đất tầng A
+ CT2: 5%phân chuồng hoai + 3% NPK + 92% đất tầng A + CT3: 5% phân chuồng hoai + 5%NPK + 90% đất tầng A + CT4 (ĐC): Không phân (đất tầng A)
Kỹ thuật làm cây giống: Kỹ thuật tạo cây mầm:
- Chuẩn bị hạt giống: Hạt phải đảm bảo về chất lƣợng và số lƣợng. Ta tiến hành cân quả tƣơi và đếm xem mỗi quả có bao nhiêu hạt.
- Chuẩn bị đất gieo:
+ Đất làm trƣớc 1 - 2 tuần, đập nhỏ, tơi xốp
+ Đất phải đƣợc diệt trừ các mầm mống sâu bệnh, cỏ dại. + Đất phơi ải để cải thiện tính chất đất.
+ Làm 4 luống mỗi luống rộng 0,8 - 1m, luống cao 15 - 20cm, dài 1,5 - 2m. - Chuẩn bị bầu để cấy cây mầm:
+ Chuẩn bị đất: chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ đất tầng mặt có độ sâu từ 10 - 30cm. Đất lấy về cần đƣợc đập nhỏ, sàng sạch cỏ rác, đá sỏi… qua lƣới sắt có đƣờng kính lỗ sàng nhỏ 0,5 - 1cm.
+ Chuẩn bị túi bầu kích thƣớc 8 - 12(cm) + Kĩ thuật đóng và xếp bầu:
Đất và phân để tạo hỗn hợp ruột bầu phải đƣợc trộn đều trƣớc khi đóng bầu. Ruột bầu không nên đóng quá chặt hoặc quá lỏng, ruột bầu phải đảm bảo độ xốp, độ ẩm. Độ xốp của ruột bầu là 60 - 70%.
Luống để xếp bầu phải có nền phẳng. Xếp bầu theo hàng tạo thành luống bầu theo đáy luống. Dùng đất tơi mịn vun xung quanh luống để cố định luống bầu và giữ độ ẩm cho cây.
- Xử lý hạt: Hạt lấy về đã đƣợc qua tuyển chọn
+ Rửa sạch hạt qua bằng nƣớc lạnh vừa để loại bỏ tạp chất vừa để khi đổ hạt vào các công thức nƣớc đã chuẩn bị sẵn.
+ Sau đó rửa sạch hạt bằng nƣớc lạnh hoặc nƣớc ấm rồi cho vào túi vải ủ, hàng ngày lấy ra rửa chua (chú ý không đƣợc ngâm nƣớc lâu quá sẽ gây thiếu khí hạt dễ thối).
+ Những hạt đã trƣơng ta để ủ một ngày sau đó đem gieo vào luống đất đã đƣợc chuẩn bị.
- Kĩ thuật gieo hạt:
Gieo hạt trên luống với tỉ lệ 2000 hạt /m2. Khi gieo ta phải rải đều khoảng cách hạt rồi lấp một lớp đất đã đƣợc sàng nhỏ sau đó phủ một lớp guột mỏng lên trên và tƣới nƣớc giữ ẩm cho hạt tạo điều kiện cho hạt mọc. Khi hạt mọc ta tiến hành bỏ lớp phủ ra (khi gieo xong dùng thuốc chống kiến để phòng kiến).
Lập ô theo rõi tỉ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm:
Tỉ lệ nẩy mầm là tỉ số phần trăm giữa số hạt nẩy mầm cho cây mầm bình thƣờng so với tổng số hạt đem kiểm nghiệm.
P= 100%
N n
P là tỉ lệ nẩy mầm từng tổ n là số hạt nẩy mầm từng tổ N là số hạt kiểm nghiệm mỗi tổ
- Lập 3 ô theo dõi hạt nẩy mầm: mỗi ô gieo 300 hạt, ghi số ô
- Khi hạt nẩy mầm thì ta định kì theo dõi mỗi ngày một lần vào 8h sáng. - Mỗi lần theo dõi ghi chép số hạt đã nẩy mầm và gắp bỏ ra ngoài. - Quy định về hạt nẩy mầm đó là rễ phôi bằng 2/3 chiều dài hạt thì coi nhƣ đã nẩy mầm.
- Dùng bảng sau để theo dõi quá trình nẩy mầm của hạt
Bảng mẫu: Theo dõi quá trình nẩy mầm của hạt
TT Nhiệt độ nƣớc Tổng số hạt kiểm nghiệm Số hạt nẩy mầm Tỷ lệ nảy mầm Tỷ lệ sống Tỷ lệ chết CT1 (ô1) Lạnh (nƣớc lã) 300 CT2 (ô2) 2 sôi 3 lạnh 300 CT3 (ô3) 3 sôi 2 lạnh 300
Kỹ thuật cấy cây mầm:
Chuẩn bị đƣợc luống bầu cấy cây và làm dàn che cho luống. Quan sát thấy luống cây mầm cây mầm đã mọc lên khỏi mặt luống và lá đã xoè hết màu lá đã chuyển từ màu vàng sang màu xanh thì nhổ cây lên cấy. Trƣớc khi tiến hành cấy ta phải tƣới ẩm cho luống bầu và luống cây mầm để đảm bảo cho việc lấy cây không bị đứt rễ và bị héo. Khi bứng cây ta để cây mầm vào khay có nƣớc để cây không bị héo, cấy đến đâu ta nhổ cây mầm đến đó để đảm bảo tỉ lệ sống cao.
Ta dùng que nhọn tạo lỗ giữa bầu hoặc theo hàng trên luống độ sâu ngang cổ rễ. Đặt cây ngay ngắn vào lỗ sao cho cổ rễ hơi thấp hơn miệng lỗ rồi nhấc nhẹ lên cho rễ khỏi bị ngập. Dùng que chọc sâu ép nhẹ bên cạnh cho cây chặt gốc. Không nên tạo hố quá rộng hoặc quá nông. Sau khi cấy tƣới nƣớc đủ ẩm để cho cây chặt gốc.
Lập ô theo dõi quá trình sinh trƣởng của cây con ở 4 công thức ruột bầu: Ở đây ta tiến hành theo dõi tình hình sinh trƣởng của cây ở 4 công thức: + Công thức I: 5% phân chuồng hoai + 95% đất tầng A
+ Công thức II: 5%phân chuồng hoai + 3% NPK + 92% đất tầng A + Công thức III: 5% phân chuồng hoai + 5%NPK + 90% đất tầng A + Công thức IV: không phân (đất tầng A)
- Cách bố trí thí nghiệm:
Cách bố trí thí nghiệm đƣợc xây dựng dựa trên quy trình kĩ thuật nhân giống cây lâm nghiệp từ hạt (Lƣơng Thị Anh, 2006) [1], kĩ thuật nhân giống cây Trám trắng từ hạt (Hồ Thu Hƣơng, 2003) [15], kĩ thuật nhân giống Thông Caribe từ hạt (Vũ Mạnh Quý, 2006) [27], thử nghiệm sản xuất giống cây rau Ngót rừng tại vƣờn ƣơm Trƣờng ĐHNL Thái Nguyên (Hoàng Minh Hoành, 2009) [11]. Đồng thời kết hợp với đặc tính của loài của điều kiện nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình thực hiện.
Ta chia làm 4 công thức nhƣ trên, mỗi công thức có 150 cây con chia làm 3 lần nhắc lại
- Lập biểu và tiến hành theo dõi tình hình sinh trƣởng
+ Sau khi cấy ta chăm sóc cây: tƣới nƣớc, nhổ cỏ, đảm bảo độ tàn che cho cây phá váng. Trong giai đoạn vƣờn ƣơm cây mầm mới cấy phải đảm bảo độ tàn che 40 - 50%, khi cây đƣợc 40 ngày tuổi ta có thể bỏ giàn che
- Lập biểu theo dõi sinh trƣởng của cây. Tiến hành đo chiều cao và đếm số lá trên cây.
+ Cách đo chiều cao vút ngọn: Sử dụng thƣớc đo chiều cao với độ chính xác là 0.1cm đặt thƣớc sát miệng bầu cho đến điểm bắt đầu phần lá non. + Cách đếm số lá trên cây: Dùng phƣơng pháp quan sát để đếm số lá trên cây.
Mẫu biểu theo dõi:
Biểu mẫu: theo dõi tình hình sinh trƣởng của cây con
Ngày:...
Loài cây:... Lần lặp:...Tuổi cây………….. Địa điểm: ……
Ngƣời điều tra: ...
TT Hvn (cm) Số cặp lá/cây (cặp lá) Quan sát Phân loại Ghi chú 1
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đại Từ
3.1.1. Vị trí địa lý
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 km. Có tọa độ 21°30’ đến 21°50’ vĩ độ bắc, 105°32’ đến 105°42’ kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lƣơng; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.
Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 31 xã, thị trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.848 ha và 158.721 nhân khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v…; Chiếm 16,58 % về diện tích, 16,12 % dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 ngƣời/km2
.[15]
3.1.2. Điều kiện địa hình
* Về đồi núi: Địa hình toàn huyện dốc từ phía tây sang phía đông. Do vị
trí địa lý của huyện, Đại Từ đƣợc bao bọc xung quanh bởi các dãy núi:
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Kéo dài từ xã Yên Lãng đến Quân Chu, có nhiều núi cao, địa hình chia cắt sâu, độ cao từ 300-600 m, với độ dốc từ 16 đến 35°, có nhiều nơi dốc trên 35°.
- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
- Phía Đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150-300 m.
* Sông ngòi, hồ đập, thuỷ văn:
- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hƣớng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2 km. Hệ thống các suối, khe nhƣ suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v… cũng là nguồn nƣớc quan trọng cho đời sống và trong sản xuất của ngƣời dân trong huyện.
- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nƣớc 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nƣớc cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phƣợng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vái Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lƣơng với dung lƣợng nƣớc tƣới bình quân từ 40-50 ha mỗi đập và từ 180-500 ha mỗi hồ.
- Thuỷ văn: Do ảnh hƣởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc, Đại Từ thƣờng có lƣợng mƣa lớn nhất Tỉnh, trung bình lƣợng mƣa hàng năm từ 1.800-2.000 mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện (đặc biệt là cây chè).
3.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Khu vực huyện Đại Từ thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm. Trong khu vực toàn huyện có sông Công chảy từ Bắc xuống Nam của huyện chia thành 2 tiểu vùng khí hậu: Vùng phía tây của huyện thƣờng có độ ẩm cao do có hệ thống núi Tam Đảo và Núi Hồng ; Vùng phía đông của huyện có độ ẩm thấp, hƣớng phơi lớn.
Do mƣa nhiều, khí hậu thƣờng ẩm ƣớt, độ ẩm trung bình từ 70-80 %, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-27 0C (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).
3.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 28,3 %; đất Lâm nghiệp chiếm 48,43 %; Đất chuyên dùng 10,7 %; Đất thổ cƣ 3,4 %. Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8 %; còn lại 6,2 % diện tích tự nhiên chƣa sử dụng.
3.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản
* Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 29.548 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.062 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trƣớc đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nƣơng rẫy.
Hệ động vật tƣơng đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lƣợng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, bắn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cƣ trú.
* Tài nguyên đất : Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha, Trong đó: đất nông nghiệp chiếm 28,3 %; đất lâm nghiệp chiếm 48,43 %; Đất chuyên dùng 10,7 %; Đất thổ cƣ 3,4 %; Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8 %; còn lại 6,2 % diện tích tự nhiên chƣa sử dụng .
Trên địa bàn huyện, đất đƣợc hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là:
- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha, chiếm tỷ lệ 28,37 % .
- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha, chiếm 26,14 %. - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 13.036 ha, chiếm 22,55 % . - Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha, chiếm 22,94 %.
* Tài nguyên khoáng sản : Đại Từ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi phân bổ trên
địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh với 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng, đƣợc chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu là: nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy; nhóm khoáng sản kim loại; nhóm khoáng sản phi kim loại; khoáng sản và vật liệu xây dựng.
3.1.6. Tiềm năng du lịch
Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về nàng Công chàng Cốc đã thu hút khách du lịch trong nƣớc và ngoài nƣớc, nằm ở phía Tây nam của huyện, đây cũng là điểm xuất phát đi thăm khu di tích trong huyện nhƣ: Núi Văn, Núi Võ, khu rừng Quốc gia Tam Đảo, di tích lịch sử 27/7 v.v… Hiện đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái sƣờn đông dãy Tam Đảo, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Tây Trúc xã Quân Chu, Cửa Tử xã Hoàng Nông, quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử Lƣu Nhân Chú. Nhìn chung tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở Đại Từ đã và đang đƣợc quan tâm phát triển, đây là tiềm năng lớn của huyện cũng nhƣ của tỉnh Thái Nguyên.
3.1.7. Nguồn nhân lực
Dân số Đại Từ hiện có 158.721 nhân khẩu (trong đó dân số nông nghiệp chiếm 94 %; Thành thị: 6 %). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56,5 %. Lao động làm trong các ngành nghề kinh tế chiếm 90,8 % (Trong đó: Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1 %; Dịch vụ chiếm 1,2 %). Điều kiện kinh tế của ngƣời dân mặc dù tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm cao, tuy nhiên với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao so với khu vực, trình độ dân trí không đồng đều.
3.1.8. Tiềm năng kinh tế
- Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển . Là huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 20 km. Cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn các huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn.
- Là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, mặc dù trữ lƣợng nhỏ, không lớn. Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển và xuất khẩu.
- Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của huyện.
- Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thƣơng mại trên địa bàn; Trên cơ sở Hồ núi Cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng nối liền với khu ATK Tân Trào - Tuyên quang và Định Hoá.
3.1.9. Văn hoá, xã hội
Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 2 thị trấn là Đại