Trong VQG Tam Đảo, măng tre đƣợc thu hái với số lƣợng lớn hơn bất kỳ LSNG nào khác, với hơn 580 tấn bị thu hái hàng năm [29]. Măng tre đƣợc thu hái trong mùa xuân và hè, với việc thu hái bắt đầu từ đầu tháng 2 và kết thúc vào tháng 9. Hoạt động thu hái chủ yếu đƣợc tiến hành bởi các hộ gia đình nghèo với một số hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập thời vụ mà thu hái măng tre cung cấp. Nói chung, phụ nữ và trẻ em chịu trách nhiệm thu hái.
Sau khi thu hái, măng tre chủ yếu đƣợc xấy khô hoặc luộc để bảo quản. Luộc măng là phần việc chủ yếu do phụ nữ thực hiện vào buổi tối sau khi thu hái. Để luộc 20kg măng tre (khối lƣợng măng thu hái đƣợc trong 1 ngày) cần 2 bó gỗ củi (xấp xỉ 30kg), và cũng phải mất một ngày thu hái đƣợc số lƣợng củi đó.
Đối với các hộ gia đình nghèo tại vùng đệm VQG Tam Đảo, thu hái măng tre vừa đem lại một nguồn thực phẩm thiết yếu vừa là một nguồn thu nhập mang tính thời vụ. Nhìn chung thu nhập từ thu hái măng tre rất thấp, khoảng 417.222 VND/ năm. Tuy nhiên đối với một số hộ gia đình, thu hái
măng tre có thể tạo ra thu nhập khoảng 3,2 triệu VND/ năm, chiếm 50% tổng thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nghèo trong vùng đệm (Mekong economics, 2005).
Thu nhập tính trên một lao động dành cho thu hái măng tre trong một ngày rất thấp khi so với các cơ hội sử dụng lao động khác ví dụ: làm nông nghiệp. Dựa trên dữ liệu sơ bộ do Dunn (2005) cung cấp, tính toán cho thấy thu nhập tính trên một lao động trên một ngày công chỉ đạt từ 10.000 đến 13.300 VND/ngày phụ thuộc vào giá cả thị trƣờng và khả năng tiếp cận với thị trƣờng để bán măng. Mức giá cả thấp tại vùng đệm VQG Tam Đảo có thể phản ánh bởi một số nhân tố ví dụ: củ măng nhỏ và chất lƣợng măng cũng nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng thấp. Trong khi về mặt lý thuyết các hộ gia đình nên bán sức lao động của mình hơn là dùng sức lao động đi thu hái măng tre, thực tế cho thấy thu hái măng tre vẫn còn hấp dẫn các hộ gia đình nghèo chứng tỏ ở những thôn vùng sâu vùng xã thiếu các nguồn thu nhập thay thế.
Đối với những ngƣời bán măng tre để kiếm thu nhập, có 2 lựa chọn cho họ: bán tại thị trƣờng ở thôn và xã của họ; hoặc bán cho những nhà buôn ở bên ngoài. Trong những năm gần đây, số lƣợng ngƣời buôn bán măng tre từ vùng đệm đã giảm đi. Ngƣời ta cho rằng đây là kết quả của việc tăng cƣờng công tác thực thi pháp luật của Hạt Kiểm lâm, trong đó tập trung vào những ngƣời vận chuyển măng với khối lƣợng lớn kết hợp với việc tăng mức phạt đối với hàng hoá bị tịch thu. Kết quả là, khả năng tiếp cận tới các thị trƣờng lớn ở Hà Nội và Thái Nguyên, và Tuyên Quang đã giảm đi, buộc những ngƣời thu hái bán ở các thị trƣờng địa phƣơng nơi nguồn cung cao.
Trong vùng đệm, chỉ có một số ít hộ gia đình trồng măng tre. Có thể do một số nhân tố sau ví dụ: thiếu kinh nghiệm và thông tin kỹ thuật về nhân giống, trồng và gây trồng; thiếu nguồn cung cây giống địa phƣơng; và giá cả cây giống hiện nay còn cao - khoảng 15.000 VND/cây giống. Mặc dù có những trở ngại nhƣ vậy, sự quan tâm của ngƣời dân địa phƣơng đối với việc
gây trồng măng tre vẫn cao, tập trung chủ yếu vào loại măng Bát Độ (Dendrocalamus sp.).
Măng tre đƣợc thu hái với số lƣợng lớn hơn bất kỳ LSNG nào tại VQG Tam Đảo. Trong khi tác động của thu hái lên sự phát triển của rừng địa phƣơng còn chƣa rõ ràng, thông tin hiện có cho biết ở một số khu vực các quần thể măng tre địa phƣơng đang giảm dần. Măng tre cũng đồng thời bị thu hái phổ biến bởi các hộ gia đình nghèo và phụ nữ, những ngƣời mà đối với măng tre là một nguồn thu nhập mang tính thời vụ khá quan trọng. Do đó ngƣời ta khuyến nghị rằng nên phát triển các chƣơng trình gây trồng thử nghiệm các loài măng tre khác nhau. Những mô hình thử nghiệm nên tập trung hỗ trợ những hộ gia đình nghèo và phụ nữ về các kỹ thuật gây trồng và đồng thời lƣợng hoá lựa chọn loài và yêu cầu về vật tƣ đầu vào theo điều kiện địa phƣơng.
Các chiến lƣợc nên xem xét các giải pháp định hƣớng đƣợc mô tả sau đây. 1.Tiến hành phân tích lợi nhuận kinh tế đối với các chƣơng trình gây trồng măng tre hiện có.
2.Xác định nguồn cung cây măng tre giống. 3.Xây dựng khoá tập huấn trồng măng tre.
4.Tập huấn cho các hộ gia đình địa phƣơng (ngƣời nghèo, phụ nữ) ở các thôn ƣu tiên về gây trồng, bảo quản và chế biến măng tre.
5.Thiết lập các mô hình thử nghiệm đối với măng tre tại các thôn bản vùng đệm.
6.Hỗ trợ giới thiệu các cây giống măng tre thông qua các hợp đồng hỗ trợ địa phƣơng