0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Ba kích tím

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ CÓ GIÁ TRỊ CAO TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO (Trang 74 -83 )

4.3.1.1. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ hom sống của các công thức thí nghiệm

Kết quả tỷ lệ hom sống ở các công thức thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ hom sống của hom Ba Kích ở 10 ngày tuổi và 30 ngày tuổi trong các công thức thí nghiệm.

Công thức thí nghiệm

Số hom thí nghiệm

Thời gian theo dõi

10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

Số hom sống Tỷ lệ (%) Số hom sống Tỷ lệ (%) Ia 300 294 98.00 228 76.00 IIa 300 300 100.00 225 75.00 IIIa 300 294 98.00 223 74.33 IVa 300 289 96.33 190 63.33 Ib 300 300 100.00 229 76.33 IIb 300 295 98.33 224 74.67 IIIb 300 293 97.67 228 76.00 IVb 300 290 96.67 195 65.00 Ic 300 210 70.00 125 41.67 IIc 300 200 66.67 124 41.33 IIIc 300 203 67.67 100 33.33 IVc 300 195 65.00 90 30.00

98 100 98 96.33100 98.3397.6796.67 70 66.6767.67 65 76 75 74.33 63.33 76.3374.67 76 65 41.6741.33 33.33 30 0 20 40 60 80 100 120

Ia IIa IIIa IVa Ib IIb IIIb IVb Ic IIc IIIc IVc

10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hom sống hom Ba Kích ở 10 ngày tuổi và 30 ngày tuổi

Nhìn vào kết quả thu đƣợc ở bảng 4.4 ta thấy tỷ lệ sống của 3 loại hom ở 10 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi đều giảm đi và sự chênh lệch về tỷ lệ sống giữa các loại hom là tƣơng đối nhiều. Công thức đối chứng không sử dụng thuốc kích thích tỷ lệ sống cũng tƣơng đối cao. Điều đó có nghĩa cây Ba Kích có thể nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom với tỷ lệ sống khá cao.

Cụ thể nhƣ sau:

* Sau 10 ngày sau khi tiến hành thí nghiệm, ta thu đƣợc tỷ lệ sống của hom Ba Kích tím là:

- Đối với hom gốc là:

Công thức Ia có tỷ lệ sống là: 98% Công thức IIa có tỷ lệ sống là: 100% Công thức IIIa có tỷ lệ sống là: 98%

Công thức IVa (công thức đối chứng của loại hom gốc) là: 96.33% - Đối loại hom là hom bánh tẻ:

Công thức Ia có tỷ lệ sống là: 100% Công thức IIa có tỷ lệ sống là: 98.33% Công thức IIIa có tỷ lệ sống là: 97.67%

- Đối loại hom là hom ngọn:

Công thức Ia có tỷ lệ sống là: 70% Công thức IIa có tỷ lệ sống là: 66.67% Công thức IIIa có tỷ lệ sống là: 66.67%

Công thức IVa (công thức đối chứng của loại hom ngọn) là: 65%

* Sau 30 ngày sau khi tiến hành thí nghiệm, ta thu đƣợc tỷ lệ sống của hom Ba Kích là:

- Đối với hom gốc là:

Công thức Ia có tỷ lệ sống là: 76% Công thức IIa có tỷ lệ sống là: 75% Công thức IIIa có tỷ lệ sống là: 74.33%

Công thức IVa (công thức đối chứng của loại hom gốc) là: 63.33% - Đối loại hom là hom bánh tẻ:

Công thức Ia có tỷ lệ sống là: 76.33% Công thức IIa có tỷ lệ sống là: 74.67% Công thức IIIa có tỷ lệ sống là: 76%

Công thức IVa (công thức đối chứng của loại hom bánh tẻ) là: 65% - Đối loại hom là hom ngọn:

Công thức Ia có tỷ lệ sống là: 41.67% Công thức IIa có tỷ lệ sống là: 41.33% Công thức IIIa có tỷ lệ sống là: 33.33%

Công thức IVa (công thức đối chứng của loại hom ngọn) là: 30%

Qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy hom gốc và hom bánh tẻ có tỷ lệ sống cao hơn hom ngọn. Cụ thể tỷ lệ sống trung bình của các loại hom sau 30 ngày tuổi là:

Hom gốc: 75% Hom bánh tẻ: 75.6% Hom ngọn: 38.78%

Vậy ta có thể dùng hom gốc và hom bánh tẻ để nhân giống Ba Kích bằng phƣơng giâm hom sẽ có tỷ lệ sống cao hơn.

4.3.1.2. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ ra rễ của hom Ba kích ở các công thức thí nghiệm

Trong nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom thì điều mà ngƣời ta quan tâm đó là tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Điều này thế hiện sự thành công hay thất bại của việc nghiên cứu.

Sau khi cắm hom đƣợc 10 ngày tôi tiến hành thu thập số liệu về sự ra rễ của hom giâm theo định kỳ 10 ngày 1 lần.

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ ra rễ của hom Ba Kích đƣợc thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: kết quả về tỷ lệ ra rễ của hom Ba kích tím ở 20 ngày tuổi, 30 ngày tuổi và 40 ngày tuổi

Công thức thí nghiệm Số hom thí nghiệm

Thời gian theo dõi

20 ngày 30 ngày 40 ngày

Số hom ra rễ (hom) Tỷ lệ (%) Số hom ra rễ (hom) Tỷ lệ (%) Số hom ra rễ (hom) Tỷ lệ (%) Ia 300 90 30.00 150 50.00 228 76.00 IIa 300 89 29.67 150 50.00 225 75.00 IIIa 300 84 28.00 145 48.33 223 74.33 IVa 300 47 15.67 60 20.00 150 50.00 Ib 300 88 29.33 135 45.00 229 76.33 IIb 300 90 30.00 146 48.67 224 74.67 IIIb 300 79 26.33 120 40.00 228 76.00 IVb 300 45 15.00 55 18.33 122 33.33 Ic 300 40 13.33 50 16.67 120 40.00 IIc 300 35 11.67 44 14.67 119 39.67 IIIc 300 35 11.67 39 13.00 77 25.67 IVc 300 22 7.33 25 8.33 59 19.67

30.00 29.67 28.00 15.67 29.33 30.00 26.33 15.00 13.33 11.67 11.67 7.33 50 50 48.33 20 45 48.67 40 18.33 16.67 14.67 13 8.33 76.00 75.00 74.33 50.00 76.33 74.67 76.00 40.67 40.00 39.67 25.67 19.67 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Ia IIa IIIa IVa Ib IIb IIIb IVb Ic IIc IIIc IVc

20 ngày tuổi 30 ngày tuổi 40 ngày tuổi

Hình 4.2: Biểu đồ kết quả về tỷ lệ ra rễ của hom Ba kích tím ở 20 ngày tuổi, 30 ngày tuổi và 40 ngày tuổi

Nhìn vào bảng số liệu 4.5 ta thấy cây Ba Kích có thời gian ra rễ khá nhanh, sau 10 ngày cắm hom đã bắt đầu hình thành mô sẹo, thời gian ra rễ khá sớm sau 20 ngày tỷ lệ ra rễ tƣơng đối cao. Sau 30 ngày tỷ lệ ra rễ đạt quá nửa. Ở công thức đối chứng không dùng thuốc kích thích và giá thể không có cát, phân vi sinh, sau 20 ngày cũng ra rễ nhƣng tỷ lệ ra rễ không cao. Trong các công thức thí nghiệm về hom thì công thức về hom gốc và hom bánh tẻ có tỷ lệ ra rễ là tƣơng đƣơng nhau, tỷ lệ ra rễ ở công thức đối chứng thấp hơn rất nhiều. Tỷ lệ ra rễ ở hom ngon cũng rất thấp. Tỷ lệ hom ra rễ tăng nhanh từ ngày 30 đến ngày 40 sau khi giâm.

* Sau 20 ngày giâm: - Đối với hom gốc (a):

Công thức Ia và IIa có tỷ lệ ra rễ là tƣơng đƣơng nhau 30%, cao hơn công thức IIIa chỉ đạt 28%.

Công thức đối chứng IVa sau 20 ngày cắm hom tỷ lệ ra rễ cũng đạt 15.67%. - Đối với hom bánh tẻ (b):

Công thức Ib và IIb có tỷ lệ ra rễ là tƣơng đƣơng nhau 30%, cao hơn công thức IIIb chỉ đạt 26.33%.

Công thức đối chứng IVb sau 20 ngày cắm hom tỷ lệ ra rễ cũng đạt 15%. - Đối với hom ngọn (c):

Công thức Ic có tỷ lệ ra rễ là 13.33% cao hơn công thức IIc và IIIc chỉ đạt 11.67%.

Công thức đối chứng IVc sau 20 ngày cắm hom tỷ lệ ra rễ cũng đạt 7.33%. * Sau 30 ngày giâm:

- Đối với hom gốc (a):

Công thức Ia và IIa có tỷ lệ ra rễ là tƣơng đƣơng nhau đạt 50% và công thức IIIa đạt 48.33%.

Công thức đối chứng IVa sau 30 ngày cắm hom tỷ lệ ra rễ cũng đạt 20%. - Đối với hom bánh tẻ (b):

Công thức Ib có tỷ lệ ra rễ là 45%, thấp hơn công thức IIa đạt 48.67%, cao hơn công thức IIIb chỉ đạt 40%.

Công thức đối chứng IVb sau 30 ngày cắm hom tỷ lệ ra rễ cũng đạt 18.33%. - Đối với hom ngọn (c):

Công thức Ic có tỷ lệ ra rễ là 16.67% cao hơn công thức IIc và IIIc chỉ đạt 14.67% và 13%.

Công thức đối chứng IVc sau 30 ngày cắm hom tỷ lệ ra rễ cũng đạt 8.33%. * Sau 40 ngày giâm:

- Đối với hom gốc (a):

Công thức Ia có tỷ lệ ra rễ là 67% và IIa có tỷ lệ ra rễ là 75%, cao hơn công thức IIIa chỉ đạt 74%.

Công thức đối chứng IVa sau 40 ngày cắm hom tỷ lệ ra rễ cũng đạt 50%. - Đối với hom bánh tẻ (b):

Công thức Ib và IIIb có tỷ lệ ra rễ là tƣơng đƣơng nhau 76%, cao hơn công thức IIb chỉ đạt 74.67%.

- Đối với hom ngọn (c):

Công thức Ic và IIc có tỷ lệ ra rễ là tƣơng đƣơng nhau đạt 40% cao hơn công thức IIIc chỉ đạt 25.67%.

Công thức đối chứng IVc sau 40 ngày cắm hom tỷ lệ ra rễ cũng đạt 19.67%. Vậy với hai công thức giá thể I là cát sạch + phân vi sinh (1:0.001) và giá thể II đất tầng B + cát + phân vi sinh (1:1:0.001) cho tỷ lệ ra rễ cao hơn giá thể III đất tầng A + cát + phân vi sinh (1:1:0.001). Chúng ta cũng có thể thấy việc sử dụng chất kích thích ra rễ NAA giúp hom ra rễ nhanh và nhiều hơn khi không sử dụng thuốc kích thích.

4.3.1.3. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ ra rễ của hom giâm Ba Kích ở cuối đợt thí nghiệm

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số rễ trung bình/ hom và chiều dài trung bình/ hom có xử lý thuốc kích thích ra rễ NAA ra rễ nhiều và dài hơn so với hom không sử dụng.

Bảng 4.6: Tỷ lệ ra rễ của hom Ba Kích sau 2 tháng thí nghiệm Công thức thí nghiệm Số hom thí nghiệm Số hom ra rễ (hom) Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ trung bình trên hom (cái) Chiều dài rễ trung bình/ hom (cm) Ia 300 228 76.00 10.6 4.48 IIa 300 225 75.00 10 4.02 IIIa 300 223 74.33 10 4.56 IVa 300 150 50.00 4.8 2.44 Ib 300 229 76.33 11 4.4 IIb 300 224 74.67 10.4 4.96 IIIb 300 228 76.00 9.8 5.28 IVb 300 122 33.33 5.4 2.42 Ic 300 120 40.00 8.8 5.08 IIc 300 119 39.67 10.2 4.44 IIIc 300 77 25.67 9.4 4.44 IVc 300 59 19.67 5 1.7 Tổng 3600 2004 55.06

4.3.1.4. Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Ba kích tím bằng phương pháp giâm hom

* Thời vụ giâm hom: Nƣớc ta có hai vụ giâm hom chính là vào mùa xuân và mùa thu.

Mùa xuân nên giâm hom khi thời tiết đã ấm và cây mẹ chƣa ra chồi non. Mùa thu nên giâm khi thời tiết mát mẻ nhƣng không quá muộn vì cây hom gặp lạnh sẽ phát triển kém.

* Chuẩn bị luống giâm hom:

Cần chuẩn bị sẵn các luống nổi, giá thể có thể là cát sạch, hoặc đất tầng A, B đƣợc sàng nhỏ, loại bỏ rễ cây, tạp vật.

* Xử lý giá thể:

Giá thể đƣợc xử lý bằng thuốc KMnO4 0, 1% trƣớc khi cắm hom 24h và đƣợc tƣới thấm hết cả luống, trƣớc khi giâm hom 1h tiến hành tƣới rửa bằng nƣớc sạch rồi mới tiến hành cắm hom.

* Kỹ thuật lấy hom:

Lấy hom ở thân cây mẹ 3 năm tuổi trở lên, lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, không lấy phần ngọn non. Chọn những đoạn thân có đƣờng kính từ 3mm trở lên và có 1 đến 3 lóng, gồm 2 - 4 mắt. mỗi đoạn hom cắt dài 20 - 25cm và tỉa bỏ hết lá. Hom cắt đến đâu nên giâm ngay đến đó, trƣờng hợp phải vận chuyển đi xa thì xếp hom vào các hộp, bẹ chuối buộc chặt và đặt trong các bao tải đã nhúng nƣớc.

Đầu hom cắt vát nghiêng một góc 450

dùng dao hoặc kéo cắt hom sắc cắt để tránh dập nát và tạo bề mặt nghiêng dễ tiếp xúc với thuốc kích thích hơn khi xử lý tạo điều kiên cho hom hút nƣớc tốt, thuận tiện cho việc hình thành mô sẹo thúc đẩy hom ra rễ.

Hom cắt đƣợc đẻ theo chiều từ gốc đến ngọn, và 3 loại hom gốc, bánh tẻ, ngọn đƣợc để khác nhau, để khi cắm thao tác nhanh tiện cho việc phân ô thí nghiệm. Toàn bộ hom cắt xong đƣợc cho vào chậu nƣớc rửa sạch sau đó

vớt ra để ráo nƣớc rồi tiếp tục ngâm hom đã cắt vào thuốc xử lý nấm VIBENC hoặc Benlat khoảng 10 phút, để xử lý nấm cho hom giâm, sau đó vớt ra rửa qua bằng nƣớc sạch để ráo hom thì tiến hành xử lý bằng thuốc kích thích ra rễ.

Khi chuẩn bị sẵn các luống nổi đánh rạch sâu 10cm ngang trên mặt luống, rạnh nọ cách rạnh kia 25- 30cm. Đặt hom vào rạch theo chiều nghiêng 600, hom nọ cách hom kia khoảng 8-10cm rồi phủ đất mịn 2 - 3cm và nén chặt.

*Làm giàn che:

Giàn che đƣợc làm chắc chắn, nên cao từ 1.8 - 2m để không bị vƣớng khi đi lại chăm sóc cây. Giàn che đƣợc phủ bằng lƣới đen che nắng và giữ ẩm cho đất, bảo vệ hom khỏi những tác động của nhiệt độ vào những ngày nắng gắt. Tạo môi trƣờng có ánh sáng tán xạ 40 - 50% ánh sáng toàn phần cho khả năng ra rễ của hom đƣợc thuận lợi.

* Làm vòm che:

Trên luống cắm hom làm vòm che uốn theo hình vòm cung cao 1m dài 2m cách nhau 0.8 - 1m chạy dài cho hết luống. Vòm che đƣợc làm bằng tre và đƣợc phủ nilon trắng để ánh sáng dễ dàng lọt qua để đảm bảo cho hom đủ ánh sáng để quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cây. Vòm che đƣợc che kín cả luống hom giữ ẩm cho giá thể, hạn chế sự thoát hơi nƣớc của hom, để hom tránh bị khô héo. Vòm che vừa đủ rộng để nilon không chạm vào hom gây ảnh hƣởng đến khả năng ra rễ của hom.

* Chăm sóc hom giâm:

Trong quá trình chăm sóc vấn đề quan trọng nhất là làm sao giữ đƣợc nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho luống hom. Không đƣợc để khô mất nƣớc, giúp hom có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho việc hình thành mô sẹo trong giai đoạn đầu và hình thành rễ trong giai đoạn tiếp theo. Do hom giâm của

chúng ta nằm trong vòm che nilon nên việc mở vòm che trong giai đoạn đầu cần hạn chế nhƣng vẫn luôn đảm bảo nhiệt độ trong luống hom không quá nóng so với nhiệt độ bên ngoài. Hàng ngày dùng bình phun sƣơng tƣới ở dạng sƣơng mù nhằm bổ sung lƣợng nƣớc đồng thời làm giảm nhiệt độ phía trong vòm che tạo ra nhiệt độ khoảng 28 -300C đây là nhiệt độ thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trƣởng và phát triển một cách tự nhiên.

Hom sau khi cắm phải tƣới đủ ẩm 2 lần/ ngày trong 15 - 20 ngày đầu, dùng bình phun sƣơng để tƣới cho hom giâm. Sau 20 ngày có thể bỏ dần vòm che vào lúc chiều tối và lúc mát trời. Sau 30 ngày thì bỏ hẳn vòm che.

Cây hom giống đƣợc xuất vƣờn đem trồng khi chồi thứ cấp đạt chiều cao 20- 25 cm, có 5- 6 cặp lá trở lên và rễ dài 5-7cm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ CÓ GIÁ TRỊ CAO TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO (Trang 74 -83 )

×