Về tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao tại vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo (Trang 50 - 113)

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn xã: 3.020,53ha, trong đó diện tích đất rừng tự nhiên là: 2.598,98ha, còn lại là rừng trồng.

Diện tích đất nông nghiệp là: 3.764,08 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa một vụ là 57,6 ha; diện tích trồng lúa hai vụ là: 86,4ha; diện tích đất trồng mầu là: 7,9 ha.

3.2.6. Một số đặc điểm về đời sống kinh tế - xã hội

Xã Quân Chu có 913 hộ gia đình trong đó có 125 hộ khá chiếm 13,7 %; hộ trung bình là 500 hộ chiếm 54,8 %; số hộ nghèo là: 288 hộ chiếm 31,5 %.

- Thu nhập kinh tế: Nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân trong xã là dựa vào sản xuất cây lúa, cây chè, cây lâm nghiệp và chăn nuôi. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc tính đạt 4.500.000 đồng/năm.

- Dân số và thành phần dân tộc: Theo số liệu điều tra cuối năm 2010 của UBND xã Quân Chu, tổng số dân của xã là 3.732 ngƣời. Xã có 7 dân tộc anh em chung sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 60 %; Dân tộc Dao chiếm 22,5 %; Dân tộc Sán Dìu chiếm 15 %; Dân tộc Tày, Nùng, Mƣờng, Thái chiếm 2,5 %.

- Giao thông: Xã có trên 32 km đƣờng nội thôn, liên xóm trong đó có 5,5 km đƣờng đã đƣợc bê tông hoá, còn lại là đƣờng đất.

- Hệ thống thuỷ lợi: Xã có 18 đập dâng nƣớc và 17,8 km kênh mƣơng phục vụ tƣới tiêu cho 143 ha diện tích lúa nƣớc; trong đó đập đã đƣợc kiên cố là 3 đập; có 2,3 km kênh mƣơng đã đƣợc kiên cố hoá.

3.3. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Mỹ Yên

3.3.1. Vị trí địa lý

Mỹ Yên là xã miền núi của huyện Đại Từ, nằm sát chân dãy núi Tam Đảo, cách trung tâm huyện 10,7 km về phía Tây Nam, xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3400 ha. Phía Đông Nam giáp với xã Văn Yên, phía Tây giáp với xã Hoàng Nông, phía Đông Bắc giáp với xã Bình Thuận, xã Khôi Kỳ. Đây là điều kiện thuận lợi để xã Mỹ Yên có thể giao lƣu, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế với các xã trong địa bàn huyện và với những huyện lân cận của Tỉnh Thái Nguyên.

3.3.2. Địa hình

Địa hình xã Mỹ Yên phần lớn là đồi núi, thuận lợi để trồng rừng và một số cây công nghiệp lâu năm nhƣ chè và một số cây ăn quả nhiệt đới nhƣ Hồng Xiêm, Nhãn. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình này cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động giao thông đi lại của ngƣời dân trong xã, đặc biệt là về mùa mƣa.

3.3.3. Đất đai

Khoảng 90% diện tích đất tự nhiên là đồi núi và rừng thuộc vƣờn quốc gia Tam Đảo nên thuận lợi cho việc phát triển cây chè - một loại cây đặc trƣng của vùng, phát triển rừng trồng keo, cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp rất ít, chỉ chiếm gần 10% diện tích đất tự nhiên của xã. Đất canh tác là những cánh đồng nhỏ, hẹp chạy men theo chân dãy Tam Đảo, nên thuận lợi để trồng lúa do có nguồn nƣớc dồi dào từ các dòng suối, nhƣng mặt khác lại có nguy cơ bị ngập úng vào mùa mƣa do lƣợng nƣớc bị dồn từ trên núi.

3.3.4. Nguồn nước

Hệ thống sông ngòi ít, nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là dựa vào nguồn nƣớc từ các khe, suối dẫn về. Xã đã có hai công trình cung cấp nƣớc sạch cho sinh hoạt là Cao Chùa và La Tre đƣợc xây dựng dựa trên nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc cùng với vốn đóng góp cổ phần của xã viên và nhân dân vay vốn ngân hàng. Số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh là 981 hộ, chiếm 67% số hộ toàn xã. Tuy nhiên, về mùa khô, nguồn nƣớc ít, không đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

3.3.5. Khí hậu

Cùng với đặc điểm về địa hình, những đặc điểm về khí hậu cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống và sinh hoạt của cƣ dân trong vùng. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tƣơng đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu

năm (chè và một số loại cây ăn quả nhƣ nhãn, hồng, na..). Tuy nhiên, về mùa đông nhiệt độ xuống thấp và kéo dài, xuất hiện sƣơng muối, gây hại cho sản xuất nông nghiệp và đàn gia súc. Về mùa hạ, mƣa nhiều, tập trung và độ ẩm không khí cao, tạo thuận lợi cho trồng lúa, song khí hậu ẩm ƣớt lại là điều kiện thuận lợi cho sâu bọ nảy nở.

Nhƣ vậy, bên cạnh những mặt thuận lợi, điều kiện tự nhiên của xã Mỹ Yên cũng mang lại một số khó khăn trong phát triển kinh tế. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền và nhân dân trong xã phải có những biện pháp thiết thực để phát huy thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó.

3.3.6. Dân cư và nguồn lao động

Xã Mỹ Yên gồm có 25 thôn với 1431 hộ, tổng số nhân khẩu hiện nay là 5314 ngƣời, trong đó có 63,8% số ngƣời trong độ tuổi lao động. Trong tổng số 1431 hộ, có 80 hộ là ngƣời dân tộc thiểu số, chiếm 5,47%. Trên địa bàn xã hiện có 5 dân tộc anh em cùng chung sống là Kinh, Tày, Dao, Nùng, Thái. Điều đó, đã tạo nên một bức tranh văn hoá đa dạng, muôn màu, muôn vẻ nhƣng cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc quản lý và phổ biến chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tới ngƣời dân, đặc biệt là những hộ gia đình thuộc dân tộc thiểu số.

Mỹ Yên là một xã nghèo của huyện Đại Từ. Theo số liệu thống kê, năm 2008 số hộ nghèo là 342 hộ (chiếm 25,92%) trong 1319 hộ , năm 2009 số hộ nghèo là 206 trong tổng số 1412 hộ dân của toàn xã (chiếm 14,59%). Đến năm 2010, số hộ nghèo tăng lên là 385/1431 hộ, chiếm 26,90% (do quy định mới về chuẩn nghèo của thủ tƣớng Chính Phủ, thu nhập bình quân\ngƣời\tháng là 400.000 đồng). Cho tới nay, nhìn chung, cuộc sống của ngƣời dân nơi đây đã đƣợc cải thiện, nhƣng vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

3.3.7. Về nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong xã chủ yếu đƣợc trồng lúa với 280 ha (chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của xã), diện tích trồng chè là 130 ha (chiếm 3,82% diện tích tự nhiên của xã), diện tích trồng ngô là 35 ha (chiếm 1,02% diện tích tự nhiên của xã). Ngoài ra, ngƣời dân nơi đây còn chăn nuôi gia súc (Trâu, Bò), gia cầm (Lợn, Gà, Vịt). Ngƣời dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm nghiệp, nhƣng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu tƣ liệu sản xuất và cũng chƣa áp dụng nhiều khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất nên hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao.

3.3.8. Về lâm nghiệp

Chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng đã chăm sóc tốt 48,58 ha rừng theo dự án AFAP do Úc tài trợ với tổng số vốn 1.2 tỉ đồng. Bên cạnh đó, xã còn có những chính sách ƣu đãi cho ngƣời nghèo trồng rừng nhƣ hỗ trợ cây con giống, phân bón…và chăm sóc đƣợc 36,1ha diện tích rừng trồng keo tại 5 xóm: Bắc Hà 1, Bắc Hà 2, Bắc Hà 3, Việt Yên, Đồng Cháy (năm 2010). Triển khai mô hình thâm canh keo Tai tƣợng 25ha tại 6 xóm (Suồi Chì, Lò Gạch, Đồng Cạn, Trại Cọ, Đầm Pháng, Đầm Gành).

3.3.9. Về tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Do địa hình chủ yếu là đồi núi, nên ở Mỹ Yên tiểu thủ công nghiệp không phát triển. Các ngành nghề dịch vụ có quy mô nhỏ lẻ, chƣa đa dạng về mặt hàng, chủ yếu là các dịch vụ về nƣớc giải khát, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, tập trung chủ yếu ở khu vực gần trung tâm xã. Trên địa bàn xã đã có chợ, đƣợc họp theo phiên, cứ hai ngày họp một lần với các sản phẩm chủ yếu là những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của ngƣời dân nhƣ: thực phẩm, quần áo, hàng tiêu dùng…nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trong xã.

3.3.10. Về cơ sở hạ tầng

Đƣợc sự quan tâm của Đảng, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng, một số tuyến đƣờng giao thông liên thôn đã đƣợc bê tông hoá, giúp bà con đi lại đƣợc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở Mỹ Yên hiện nay, hầu hết tuyến đƣờng trong các thôn vẫn là đƣờng đất, nên việc đi lại rất bất tiện, nhất là vào mùa mƣa. Toàn xã có một trƣờng tiểu học, một trƣờng trung học cơ sở nằm gần trung tâm xã. Trƣờng cấp 3 nằm ở trung tâm huyện Đại Từ, cách xã 10,7 km, nên gây khó khăn không nhỏ cho việc đến trƣờng của các em. Các chính sách khuyến học giáo dục cũng đƣợc ƣu tiên phát triển, chất lƣợng dạy và học ngày càng đƣợc nâng cao. Toàn xã có một trạm y tế nằm ở trung tâm xã. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân đƣợc quan tâm. Ngƣời dân có ý thức tham gia đóng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, cũng nhƣ các trạm y tế thuộc tuyến xã ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, trạm y tế xã Mỹ Yên còn thiếu thốn về thuốc men, cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sĩ nên đã hạn chế phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả khảo sát thực trạng và xu hƣớng phát triển các loài cây LSNG chính tại vƣờn quốc gia Tam Đảo LSNG chính tại vƣờn quốc gia Tam Đảo

Phần này đƣa ra thông tin chi tiết về các nhóm LSNG tại VQG Tam Đảo dựa trên các nghiên cứu trƣớc đây về LSNG tại VQG Tam Đảo và kết quả tham vấn hiện trƣờng tại địa bàn nghiên cứu, đề tài đƣa ra những kết quả khảo sát đánh giá về các nhóm LSNG. Kết quả tập trung chủ yếu vào việc xác định các loài chính và khả năng phát triển trong vùng đệm và đƣa ra những định hƣớng cho nhân giống và gây trồng.

4.1.1. Nhóm cây thuốc

Cây thuốc đƣợc sử dụng vừa cho chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân địa phƣơng và buôn bán, trong đó nhóm ngƣời dân tộc Dao và Sán Dìu là những nhóm sử dụng nhiều nhất. Nhìn chung, 74% số ngƣời thu hái hái cây thuốc để chữa bệnh cho bệnh nhân ngƣời địa phƣơng, trong khi những ngƣời thu hái còn lại tham gia buôn bán với các nhà buôn từ bên ngoài .

Tổng cộng, khoảng 300 loài cây thuốc đƣợc thu hái từ VQG Tam Đảo [29]. Nhìn chung một hộ gia đình cá nhân thu hái khoảng từ 1 đến 150 loài, với giá trị thu hái trung bình 10 loài bị thu hái/ hộ gia đình [29].

Hoạt động buôn bán cây thuốc nguyên liệu tại VQG Tam Đảo có thể chia thành hai loại: (1) buôn bán thông qua các thầy lang địa phƣơng; và (2) buôn bán thông qua những ngƣời thu hái và buôn bán địa phƣơng. Buôn bán thông qua thầy lang địa phƣơng thu hút sự tham gia của các thầy lang thôn bản và xã chữa nhiều loại bệnh khác nhau sử dụng cây thuốc địa phƣơng đƣợc thu hái từ VQG Tam Đảo. Những cây thuốc nguyên liệu đƣợc bán theo hai cách: (1) là nguyên liệu thô đƣợc làm khô hoặc (2) là chiết xuất nhựa/tinh dầu

cô đặc, đƣợc chiết xuất thông qua việc trƣng cất nguyên liệu cây thuốc. Nhìn chung các thầy lang không đòi nhận thù lao bằng tiền mặt cho dịch vụ chữa bệnh này, mặc dù vậy họ thƣờng nhận thù lao “bằng hiện vật” ví dụ: “quà tặng” bằng gà hoặc các hàng hoá khác.

Nhìn chung, khối lƣợng cây thuốc nguyên liệu bị thu hái còn lại đƣợc bán ra ngoài vùng đệm VQG thông qua các nhà buôn và công ty kinh doanh với mục đích thƣơng mại. Ít có thông tin về thu nhập của các hộ gia đình tham gia sử dụng và buôn bán cây thuốc. Đối với đa số các hộ gia đình, thu nhập từ thu hái cây thuốc dƣờng nhƣ rất thấp, mặc dù vậy vẫn có một số ít ngƣời thu hái chuyên nghiệp thì thu nhập có thể lên tới 40 triệu VND/năm (Dunn, 2005) Hầu hết các trƣờng hợp cây thuốc chỉ đƣợc trồng ở qui mô nhỏ, đƣợc sử dụng để chữa bệnh tại nhà hoặc chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân địa phƣơng. Một điểm yếu chính trong việc phát triển gây trồng cây thuốc, dù cho mục đích thƣơng mại hay tiêu dùng cá nhân hộ gia đình, chính là việc thiếu hạt giống để nhân giống. Nhìn chung các cây thuốc đƣợc gây trồng tại vƣờn nhà đƣợc lấy giống từ rừng, quá trình này không chỉ phá huỷ rừng mà còn ít thành công bởi vì nhiều cây giống không thể sống sót nổi khi bị bứng về trồng tại vƣờn nhà. Để khắc phục thiếu sót này, vƣờn ƣơm VQG Tam Đảo hiện đang nhân giống một số lƣợng nhỏ các loài bằng cách ghép cành. Tuy nhiên, chƣơng trình này nhỏ và sẽ cần mở rộng nếu muốn đảm bảo đủ nguồn cung cây giống cho địa phƣơng.

Cây thuốc là nguồn tài nguyên quan trọng cho công tác chăm sóc sức khoẻ và tạo ra một “lƣới an sinh” cho ngƣời dân địa phƣơng. Cây thuốc, bao gồm nhiều loài bị đe dọa đƣợc thu hái với khối lƣợng lớn từ VQG Tam Đảo. Tuy nhiên chỉ có một số lƣợng nhỏ các loài cây thuốc đƣợc gây trồng tại vùng đệm và do đó điều cấp bách hiện nay là cần xây dựng những chiến lƣợc giảm

sức ép từ sử dụng cây thuốc tại địa phƣơng lên VQG. Các chiến lƣợc nên xem xét tới những biện pháp đƣợc mô tả sau đây:

1.Xác định những nguồn cung hạt giống, cây giống và các kỹ thuật nhân giống và gây trồng một số loài cây thuốc quý.

2.Xem xét phát triển một chƣơng trình thu hái hạt giống bền vững đối với những loài cây thuốc quý.

3.Phát triển các vƣờn ƣơm nhân giống cây thuốc.

4.Xác định các thị trƣờng cho những loài cây thuốc đƣợc gây trồng. 5.Phát triển gây trồng thử nghiệm đối với các loài cây thuốc.

6.Tìm kiếm các biện pháp gia tăng giá trị của cây thuốc.

7.Hỗ trợ các trạm y tế, ngƣời dân trong việc gây trồng cây thuốc

4.1.2. Nhóm măng tre

Trong VQG Tam Đảo, măng tre đƣợc thu hái với số lƣợng lớn hơn bất kỳ LSNG nào khác, với hơn 580 tấn bị thu hái hàng năm [29]. Măng tre đƣợc thu hái trong mùa xuân và hè, với việc thu hái bắt đầu từ đầu tháng 2 và kết thúc vào tháng 9. Hoạt động thu hái chủ yếu đƣợc tiến hành bởi các hộ gia đình nghèo với một số hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập thời vụ mà thu hái măng tre cung cấp. Nói chung, phụ nữ và trẻ em chịu trách nhiệm thu hái.

Sau khi thu hái, măng tre chủ yếu đƣợc xấy khô hoặc luộc để bảo quản. Luộc măng là phần việc chủ yếu do phụ nữ thực hiện vào buổi tối sau khi thu hái. Để luộc 20kg măng tre (khối lƣợng măng thu hái đƣợc trong 1 ngày) cần 2 bó gỗ củi (xấp xỉ 30kg), và cũng phải mất một ngày thu hái đƣợc số lƣợng củi đó.

Đối với các hộ gia đình nghèo tại vùng đệm VQG Tam Đảo, thu hái măng tre vừa đem lại một nguồn thực phẩm thiết yếu vừa là một nguồn thu nhập mang tính thời vụ. Nhìn chung thu nhập từ thu hái măng tre rất thấp, khoảng 417.222 VND/ năm. Tuy nhiên đối với một số hộ gia đình, thu hái

măng tre có thể tạo ra thu nhập khoảng 3,2 triệu VND/ năm, chiếm 50% tổng thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nghèo trong vùng đệm (Mekong economics, 2005).

Thu nhập tính trên một lao động dành cho thu hái măng tre trong một ngày rất thấp khi so với các cơ hội sử dụng lao động khác ví dụ: làm nông nghiệp. Dựa trên dữ liệu sơ bộ do Dunn (2005) cung cấp, tính toán cho thấy thu nhập tính trên một lao động trên một ngày công chỉ đạt từ 10.000 đến 13.300 VND/ngày phụ thuộc vào giá cả thị trƣờng và khả năng tiếp cận với thị trƣờng để bán măng. Mức giá cả thấp tại vùng đệm VQG Tam Đảo có thể phản ánh bởi một số nhân tố ví dụ: củ măng nhỏ và chất lƣợng măng cũng nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng thấp. Trong khi về mặt lý thuyết các hộ gia đình nên bán sức lao động của mình hơn là dùng sức lao động đi thu hái măng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao tại vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo (Trang 50 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)