Kết qu ả điều tra cho thấy thành phần loài cây LSNG đang đƣợc gây trồng, thu hái , chế biến ở các xã đã điều tra là rất đa dạng , phong phú , có khoảng trên 50 loài đƣợc phát hiện . Trong đó , nhóm thực vật thân gỗ cho
LSNG chiếm 14 loài, chúng cung cấp các loại sản phẩm khác nhau cần thiết cho nhu cầu con ngƣời nhƣ cho quả và hạt (Sấu, Trám đen , Trám trắng , giổi,…). Tuy nhiên, số loài cây LSNG đƣợc trồng nhiều theo chiều hƣớng sản xuất hàng hóa và trồng với mục đích sử dụng ngay tại chỗ nhƣ một số loài cây thuốc, cây rau phổ biến . Thành phần các loài cây LSNG chủ yếu đƣợc gây trồng đƣợc tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 4.1: Các loài cây LSNG chủ yếu đƣợc gây trồng tại vùng đệm VQG
TT Loài Phƣơng pháp nhân giống
Tên phổ thông Tên khoa học
1 Ba kích Morinda officinalis How Bằng hạt giống và chiết cành
2 Sa nhân tím Amomum longiligulare Bằng chồi thân
3 Gối hạc Leea rubra Blunne Bằng hạt giống
4 Đỗ quyên hoa trắng Rhododendron chapaensis Bằng hạt giống và chiết cành
5 Đỗ quyên hoa vàng Rhododendron hainanense Bằng hạt giống và chiết cành
6 Đỗ Quyên hoa đỏ Rhododendron simsii Bằng hạt giống và chiết cành
7 Phong lan Orchidaceae Bằng chồi thân
8 Tre bát độ Canarium album Bằng chồi gốc
9 Hải đƣờng Malus spectabilis Bằng hạt giống và chiết cành
10 Trám trắng Canarium album Bằng hạt giống
11 Rau sắng Melientha acuminata Bằng hạt giống và chiết cành
12 Trám đen Canarium tramdenum Bằng hạt giống
13 Kim tiền thảo Desmodium styracifolium Bằng hạt giống
14 Ích mẫu Leonurus artemisia Bằng hạt giống
15 Bồ bồ/Nhân trần Adenosma indianum Bằng hạt giống
16 Ké đầu ngựa Xanthium strumarium Bằng hạt giống
17 Khôi tía Ardisia silvestris Bằng hom thân
Kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy , thành phần loài cây LSNG chủ yếu đƣợc gây trồng tại các xã vùng đệm là khá đa dạng và phong phú , thể hiện ở cả về mặt số lƣợng (18 loài) cũng nhƣ về mặt công dụng. Kết quả điều tra đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.2: Các loài LSNG phân theo công dụng đƣợc gây trồng tại vùng đệm VQG Tam Đảo
TT Công dụng Số loài Tỷ lệ (%)
1 Làm thuốc 8 44,4
2 Thực phẩm 2 11,1
3 Làm cảnh 5 27,8
4 Nguyên liệu công nghiệp 1 5,6
5 Đa tác dụng 2 11,1
Kết quả bảng trên cho thấy, các loài cây LSNG tại khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành 5 nhóm công dụng khác nhau, trong đó, các loài LSNG thuộc nhóm cây thuốc chiếm 44,4%, cây cảnh chiếm tới 27,8% tổng số loài LSNG đƣợc gây trồng. Các loài LSNG cho thực phẩm chiếm 11,1%, các loài đa tác dụng chiếm 11,1% và nguyên liệu công nghiệp chiếm 5,6%. Điều này cho thấy các xã vùng đệm có thể lựa chọn loài cây LSNG đem trồng vừa phù hợp với điều kiện sinh thái vừa tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất đai hiện có, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái mà vẫn đáp ứng yêu cầu sử dụng bền vững tài nguyên rừng.
Bảng 4.3: Nhu cầu và tiềm năng gây trồng cây thuốc tại vùng đệm VQG Tam Đảo
Tên loài Tên Việt Nam
Xếp hạng nhu cầu (1-5)1 Xếp hạng nguồn cung (1-5)2 Tiềm năng gây trồng tại vùng đệm(0-5)3 Tổng điểm chung (0-100)4
Desmodium styracifolium Kim tiền thảo 4 5 5 90
Leonurus artemisia Ich mầu 4 5 5 90
Adenosma indianum Bồ bồ/nhân trần 3 5 5 80
Leea rubra Gối hạc 3 5 5 80
Xanthium strumarium Ké đầu ngựa 3 5 5 80
Elephantopus scaber Chỉ thiên (Cải đất) 2 5 5 70
Ardisia silvestris Khôi tía 3 5 4 64
Milletia sp. Sâm nam 5 5 3 60
Morina officinalis Ba kích 5 5 3 60
Oroxylon indicum Nam hoàng bá 3 4 4 56
Schefflera spp. Ngũ gia bì 4 3 4 56
Fibraurea tinctoria Hoàng đằng 5 4 3 54
Smilax glabra Khúc khắc 5 4 3 54
Dioscorea persimilis Hoài sơn 4 4 3 48
Passiflora foetida Lạc tiên 3 4 3 42
Rubus sp. Đùm đũm tía 1 5 3 36
Tinospora tomentosa Dây đau xƣơng 3 3 3 36
Gnetum montanum Dây gắm 3 2 3 30
Spatholobus sp. Huyết đằng 4 1 3 30
Acrorus gramineus Thạch xƣơng bồ 3 4 2 28
Dracaena sp. Sâm cau 3 4 2 28
Homalomena oculta Thiên niên kiện 4 3 2 28
Cinnamomum inners Hậu phúc 3 1 3 24
Iodes cirrhosa Mộc thông nam 3 1 3 24
Kudsura sp.2 Na rừng 2 2 3 24
Hediotis capitellata Dạ cẩm 2 1 3 18
Ghi chú:
1. Xếp hạng nhu cầu (1-5): 1 = nhu cầu rất thấp, 2 = nhu cầu thấp, 3 = nhu cầu trung bình, 4 = nhu cầu cao, 5 = nhu cầu rất cao
2. Xếp hạng nguồn cung (1-5): 5 = nguồn cung rất thấp, 4 = nguồn cung thấp, 3 = nguồn cung trung bình, 2 = nguồn cung cao, 1 = nguồn cung rất cao
3. Tiềm năng gây trồng tại vùng đệm VQG Tam Đảo (1-5): 0 = không có tiềm năng, 1 = tiềm năng rất thấp, 2 = tiềm năng thấp, 3 = tiềm năng trung bình, 4 = tiềm năng cao, 5 = tiềm năng rất cao.
4. Xếp hạng chung (0-100) = [(Xếp hạng nhu cầu + xếp hạng nguồn cung) * Tiềm năng gây trồng]*2
4.2.2. Tình hình khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ tại địa bàn nghiên cứu
4.2.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng
Do sức ép của sự gia tăng dân số, tình trạng đói nghèo nên những hoạt động khai thác quá mức cho phép LSNG vẫn diễn ra. Đây là lý do chính làm cho rừng tự nhiên ngày càng bị phá huỷ và việc tìm ra giải pháp để quản lý và sử dụng là điều đáng đƣợc quan tâm.
Theo kết quả điều tra về tình hình khai thác và sử dụng một số loài LSNG tại vùng đệm VQG Tam Đảo là rất đa dạng và phong phú với khoảng gần 60 loài. Đa số các sản phẩm LSNG đƣợc khai thác sử dụng có số lƣợng rất ít, chủ yếu là các sản phẩm đƣợc khai thác trong tự nhiên. Các sản phẩm LSNG đƣợc khai thác với số lƣợng lớn, tập trung, giá trị cao đều là các sản phẩm khai thác từ rừng trồng. Các loài LSNG hay đƣợc khai thác sử dụng với số lƣợng lớn là: Phong lan, tre Bát độ, Ba kích,...
Qua kết quả điều tra điển hình ở một số xã thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo cho thấy hoạt động khai thác và sử dụng các loài LSNG diễn ra thƣờng xuyên trong năm và hết sức phức tạp. Xã nào cũng có khai thác một hoặc
nhiều sản phẩm LSNG để tăng thu nhập kinh tế. Những sản phẩm khai thác số lƣợng ít, chủ yếu đƣợc sử dụng cho hộ gia đình đều là các loài LSNG mới đƣợc gây trồng. Tuỳ theo bộ phận sử dụng khác nhau mà mà hình thức khai thác khai thác các loại LSNG cũng khác nhau, có loại lấy hoa, củ, quả, có loại lấy cành,…
Khai thác lâm sản ngoài gỗ góp phần làm tăng đáng kể giá trị thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu khai thác quá mức sẽ dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên này. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để khai thác lâm sản ngoài gỗ mà vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu phát triển và cung cấp LSNG một cách bền vững. Vì vậy, mọi hoạt động quản lý tài nguyên rừng đều phải cân nhắc mối quan hệ giữa lƣợng khai thác và lƣợng để lại, cũng nhƣ cần phải phát triển công nghệ khai thác phù hợp.
LSNG có thể khai thác từ nhiều bộ phận khác nhau của thực vật, vì vậy tính bền vững của khai thác có thể phụ thuộc vào bộ phận lấy đi. Các công nghệ khai thác, bao gồm cả những xử lý trƣớc, trong và sau khai thác có ảnh hƣởng rất lớn đối với cả thực vật LSNG mọc hoang dã trong rừng tự nhiên và trong rừng trồng.
Các loài LSNG đang đƣợc gây trồng và khai thác chủ yếu ở địa phƣơng rất đa dạng và phong phú (15 - 25 loài). Các nhóm cây LSNG chính tại vùng đệm bao gồm:
- Nhóm cây cảnh: Là nhóm đƣợc khai thác với số lƣợng nhiều nhất,
cũng là nhóm có giá trị tƣơng đối cao nhƣ: Đỗ quyên (hoa đỏ, hoa trắng, hoa vàng), Hải đƣờng, Phong lan các loại,... Đây là những loài đang có tiềm năng trên thị trƣờng, chủ yếu các sản phẩm thuộc nhóm này đều đƣợc bán tạo thu nhập, ngƣời dân ít sử dụng, trừ những hộ khá giả nhƣng khi gặp khách trả giá cao họ sẵn sàng bán để lấy thu nhập. Có thể nói rằng, đây là tập đoàn cây có giá trị kinh tế cao, thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, cần có phƣơng án quy hoạch
phát triển. Một số loài thuộc nhóm này thƣờng nằm ở dƣới tán rừng thứ sinh, do chúng là loài có giá trị kinh tế cao cộng với tập quán khai thác bất hợp pháp, lạc hậu, lại trải qua một thời gian khai thác lâu dài mà không chú đến bảo tồn nên nguồn tài nguyên này đang trở nên rất khan hiếm.
- Nhóm thực phẩm: là nhóm cho các sản phẩm có giá trị cao nhƣ: Rau
Sắng, Bò khai, Trám, Tai chua, Tre Bát độ,…Với vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng nhƣ góp phần vào cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình, các loài trong nhóm này cũng đƣợc gây trồng và khai thác hàng năm với một lƣợng lớn. Trong đó, đáng chú ý là rau Sắng hay còn gọi bằng tên địa phƣơng là Rau ngót rừng, măng tre các loại đây là loại lâm sản dễ khai thác và dễ tiêu thụ.
- Nhóm dược liệu, hương liệu: là nhóm cũng đƣợc khai thác với số
lƣợng rất nhiều, đồng thời là nhóm có giá trị tƣơng đối cao nhƣ: Sa nhân, Ba kích, Gối Hạc,… Nhóm cây này chủ yếu đƣợc ngƣời dân nơi đây dùng để chữa các bệnh nhƣ rắn cắn, sâu răng, hen suyễn, cảm cúm, đau lƣng,… chúng là những loài rất có tiềm năng về thị trƣờng, chủ yếu chúng đƣợc khai thác để bán cho khách du lịch và ngƣời bệnh các vùng lân cận là chính để tạo thu nhập, ngƣời dân ít khi sử dụng. Tại vùng đệm, nhiều thầy thuốc đông y, thầy lang cũng thu hái và gây trồng nhiều loại cây thuốc. Điều này cũng mở ra một triển vọng tốt cho việc phát triển ngành y học dân tộc vốn đang đƣợc quan tâm ở nƣớc ta hiện nay.
- Nhóm cây đa tác dụng và nguyên liệu thủ công mỹ nghệ: Đây là những nhóm loài LSNG đƣợc gây trồng truyền thống không chỉ ở vùng đệm VQG Tam Đảo mà ở các tỉnh phía Bắc nói chung. Nhƣng qua điều tra, phỏng vấn cho thấy một số năm cuối thế kỷ XX, do thị trƣờng tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh, thấp, nên nhiều diện tích đã bị phá, nhiều diện tích bị phá nhất là Mây nếp, Tre gai,... Vài năm trở lại đây, do nhu cầu thị trƣờng lại phát triển các sản phẩm thuộc nhóm này đang có xu hƣớng phát triển nên diện tích gây trồng, khai thác bắt đầu tăng nhanh.
Bên cạnh những nhóm thực vật LSNG đƣợc sử dụng cho các mục đích nói trên còn rất nhiều loại thân thảo ở rừng cung cấp một nguồn nguyên liệu quý giá cho những ngƣời nông thôn sống ở gần rừng. Chẳng hạn, thân cây Sả, Gừng, Riềng,… là những sản phẩm mà ngƣời dân có thể đem bán hàng ngày tại các chợ, hay khu du lịch.
Nhìn chung, tình hình khai thác và sử dụng các loài cây LSNG ở khu vực diễn biến rất phức tạp. Ngoài một số loài cây LSNG đang có xu hƣớng đƣợc gây trồng phổ biến nhƣ: Phong lan, Ba kích, Trám trắng, Trám đen, Sa nhân,... các loài còn lại nhƣ: Hà thủ ô, Đỗ quyên,... phần lớn đƣợc ngƣời dân thu hái một cách cạn kiệt trong rừng tự nhiên đem bán. Do vậy, cần phải nhanh chóng tìm ra giải pháp quy hoạch và trồng các loài này không chỉ có vai trò phát triển kinh tế hộ mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen của vƣờn quốc gia Tam Đảo.
4.2.2.2. Thị trường tiêu thụ LSNG trên địa bàn nghiên cứu
Kết quả điều tra về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm LSNG ở khu vực
nghiên cứu đƣợc diễn ra theo 1 số kênh thị trƣờng chủ yếu sau: - Kênh 1:
- Kênh 2:
- Kênh 3:
(Nguồn: Sổ tay bảo tồn và phát triển cây LSNG tại VQG Tam Đảo và vùng đệm; Đặng Kim Vui và Đỗ Hoàng Sơn, 2009)
Ngƣời dân vùng đệm khai thác LSNG
Ngƣời sản xuất và chế biến
Ngƣời dân vùng đệm
khai thác LSNG Ngƣời sản xuất
và chế biến Ngƣời thu gom Ngƣời dân vùng đệm khai thác LSNG Ngƣời sản xuất và chế biến Ngƣời
Kênh 1: Các sản phẩm LSNG chủ yếu đƣợc ngƣời sản xuất khai thác từ rừng rồi sau đó bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng ở đây chủ yếu là ngƣời dân đang sống tại đại phƣơng có nhu cầu sử dụng trong hộ gia đình. Ƣu điểm của kênh tiêu thụ này là đơn giản, ít mắt xích trung gian, giá thành sản phẩm ít chịu ảnh hƣởng của các loại chi phí nhƣ: vận chuyển, bảo quản,... Ngƣời sản xuất đôi khi là ngƣời chế biến một cách đơn giản, phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân và khách hàng. Các sản phẩm LSNG đƣợc buôn bán lƣu thông trên kênh này chủ yếu là măng tre các loại, rau Sắng, Bò khai, Gừng,... và một số loại LSNG cho dƣợc liệu nhƣ Gối hạc, Hoằng đằng,...
Kênh 2: Trong kênh này, xuất hiện các đối tƣợng trung gian trong quá trình lƣu thông sản phẩm LSNG, đó là những ngƣời thu gom. Sản phẩm LSNG thƣờng là dạng nguyên liệu thô hoặc sản phẩm qua sơ chế, chế biến đơn giản. Chính vì vậy, ở kênh này giá sản phẩm LSNG thƣờng thu mua tại địa phƣơng thấp vì trong quá trình lƣu thông chúng chịu ảnh hƣởng của nhiều loại chi phí lớn nhƣ chi phí vận chuyển, chi phí cho ngƣời trung gian,... và sản phẩm chế biến có giá trị thấp là do chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm còn đơn giản nhiều khi chúng đƣợc sử dụng nhƣ nguồn nhiên liệu cho các cơ sở chế biến khác.
Kênh 3: Đây là kênh tiêu thụ phổ biến nhất ở khu vực nghiên cứu. Sản phẩm thô sau khi đƣợc khai thác sẽ đƣợc những ngƣời thu gom trong hoặc ngoài xã hội đến tận gia đình hoặc tại các chợ địa phƣơng để thu mua, và đƣợc vận chuyển bằng các phƣơng tiện thô sơ nhƣ xe đạp, xe máy. Sau đó, các sản phẩm thô này đƣợc ngƣời thu gom bán lại cho các đại lý thu mua lớn trong vùng. Nếu các đại lý thu gom có phƣơng tiện vận chuyển, thì lợi nhuận thu đƣợc của họ sẽ càng lớn hơn. Lúc này giá của sản phẩm đã cao hơn rất nhiều so với giá mà ngƣời sản xuất, khai thác bán ra, có nhiều sản phẩm LSNG cao gấp 2-3 lần. Đối với kênh này, giá sản phẩm LSNG đƣợc ngƣời sử dụng mua cao gấp nhiều lần so với giá sản phẩm ban đầu do nó không những
phải chịu chi phí chung nhƣ vận chuyển, thuế... mà chúng còn chịu cả chi phí trong khâu trung gian. Nhìn chung, sản phẩm cuối cùng tại đây chủ yểu là các sản phẩm thô đã qua sơ chế, một số ít đƣợc chế biến để sử dụng, tuy nhiên mức độ chế biến còn đơn giản nên giá thành sản phẩm còn có giá trị thấp, hoàn toàn chƣa xứng với tiềm năng của chúng.
Kết quả điều tra nghiên cứu về thị trƣờng của một số loài LSNG chủ yếu có giá trị kinh tế cao ở các xã nghiên cứu cho thấy một bức tranh về tình hình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm LSNG gây trồng cũng rất phong phú và đa dạng. Đa số các sản phẩm LSNG hiện nay đƣợc tiêu thụ lớn trên thị trƣờng đều mới xuất hiện trên chục năm trở lại đây, nguồn cung cấp các sản phẩm LSNG dồi dào. Nguyên nhân giúp cho thị trƣờng các loại LSNG này đƣợc gây trồng phát triển mạnh gồm:
- Ngƣời sản xuất có hiểu biết nhiều hơn về giá trị, công dụng, cách chế biến cũng nhƣ các thông tin đầy đủ về nhu cầu thị trƣờng của các loài LSNG thông qua mạng lƣới thông tin thị trƣờng nhƣ ngƣời thu gom, các đại lý, các phƣơng tiện truyền thông khác.
- Đối với cơ sở chế biến: Có đầy đủ thông tin về công dụng, nhu cầu thị