Các biến chứng của phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị một số trường hợp bong võng mạc nguyên phát bằng phương pháp không ấn độn ngoài củng mạc (Trang 78 - 84)

* Xuất huyết.

Biến chứng này chủ yếu gặp trong lúc phẫu thuật. Trong nghiên cứu này có 5 mắt có biến chứng xuất huyết (12,5%), trong đó có 3 mắt xuất huyết d−ới võng mạc, 1 mắt xuất huyết dịch kính và 1 mắt xuất huyết hắc mạc. Trong

nghiên cứu của chúng tôi tất cả các mắt đều đ−ợc chọc tháo dịch d−ới võng mạc. Trong quá trình tháo dịch d−ới võng mạc phải tạo một lực ép nhất định để dịch d−ới võng mạc thoát ra ngoàị Nếu ép nhn cầu quá mạnh cộng với vết chọc xuyên qua củng mạc có thể chạm vào mạch máu hắc mạc do vậy dễ gây nên biến chứng xuất huyết vào nội nhn hoặc ra ngoài theo vết chọc tháo dịch. Mặt khác là do trong quá trình lạnh đông hàn gắn vết rách võng mạc một số mắt phải lạnh đông nhiều lần hoặc khí CO2 không đủ c−ờng độ đầu áp lạnh đông (cryoprobe) không đủ lạnh, … vv phải thao tác nhiều lần do đó tăng nguy cơ phá vỡ hàng rào máu - võng mạc ngoài và gây xuất huyết. Đây là biến chứng do lỗi thuộc nguyên nhân về mặt kỹ thuật . Teresio Avitabile và cộng sự nghiên cứu trên 362 mắt thấy có 17 mắt (4,7%) có biến chứng xuất huyết trong đó có 10 mắt xuất huyết tại vị trí chọc tháo dịch, 7 mắt xuất huyết hắc mạc[66]. Arrindel và cộng sự nghiên cứu hiệu quả của lạnh đông (cryotherapy) và quang đông (photocoagulation) hàn gắn vết rách võng mạc cho thấy lạnh đông làm phá vỡ hàng rào máu - võng mạc cao hơn quang đông và kết quả này có ý nghĩa thống kê [15]. David HW và cộng sự [28], Jennings và cộng sự [45] nghiên cứu thấy nồng độ protein trong buồng dịch kính nhiều hơn trên những mắt đ−ợc điều trị bằng lạnh đông so với những mắt đ−ợc điều trị bằng quang đông, điều đó cho thấy lạnh đông có nguy cơ làm vỡ hàng rào máu võng mạc cao hơn quang đông.

Tuy nhiên hầu hết những nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy biến chứng xuất huyết th−ờng ít xảy ra (d−ới 5%) lý do là các tác giả không chọc tháo dịch d−ới võng mạc nên ít nhiều có thể hạn chế biến chứng này [12], [13], [20], [24], [ 30], [32], [39], [40], [48], [70], [71], [72].

*Vết rách võng mạc mớị

Đây là biến chứng chủ yếu dẫn đến thất bại của phẫu thuật. Nguyên nhân th−ờng là do bóng khí dao động trong buồng dịch kính làm cho khối dịch kính

di động theo và làm co kéo dịch kính võng mạc dẫn đến vết rách võng mạc mới, đặc biệt nếu bóng khí nằm giữa võng mạc và hyaloid sau thì nguy cơ rách võng mạc cao hơn. Biến chứng này th−ờng xảy ra trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật. Trong y văn tỷ lệ này dao động từ 7 – 32% tùy vào từng nghiên cứu của từng tác giả [12], [24], [30], [33], [40], [48], [72].

Trong nghiên cứu của chúng tôi biến chứng vết rách võng mạc mới xảy ra trên 9 mắt (12 lần) chiếm tỷ lệ 22,5% (2 mắt hậu phẫu sớm, 1 mắt sau ra viện 1 tuần, 6 mắt vào tháng 1 sau phẫu thuật - trong số 9 mắt này thì 2 mắt tiếp tục rách lần 2, 1 mắt tr−ớc đó đ bong tái phát do lỗ hoàng điểm). Trong 2 mắt rách 2 lần, 1 tr−ờng hợp xảy ra vào tháng thứ 1 và tháng thứ 3 ở mắt cận thị trung bình trên nền thoái hóa võng mạc và đ đ−ợc điều trị laser kịp thờị 1 mắt rách võng mạc do tăng sinh DK-VM nặng vào tháng thứ 2 đ−ợc phẫu thuật lần 3 CDK độn dầu silicone nội nhn. 1 tr−ờng hợp cận thị nặng (-21D) xảy ra vào tháng thứ 2 vết rách mới phía d−ới tại vị trí laser võng mạc ở lần mổ 2 và đ−ợc phẫu thuật cắt dịch kính, sau mổ võng mạc áp tốt. Có 2 mắt BVM lại do vết rách võng mạc mới nằm trên vùng thoái hóa dạng bờ rào ch−a đ−ợc dự phòng bằng laser và 2 mắt này vết rách này đều nằm trên cung giờ 8- 4h phía trên. Sau khi cân nhắc chúng tôi quyết định phẫu thật lại lần 2 bằng ph−ơng pháp đai củng mạc.

* Mở lại vết rách võng mạc cũ.

Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 2 mắt có biến chứng mở lại vết rách cũ thì 1 mắt xảy ra vào tuần thứ 2 do bóng khí tiêu nhanh. 1 mắt gặp vào đầu tháng thứ 1 sau phẫu thuật do tăng sinh DK-VM tại vị trí vết rách cũ làm kéo bật vết rách ra . Cả 2 mắt này đều đ−ợc bơm khí bổ sung và làm quang đông bao quanh vết rách võng mạc, những lần khám lại sau đó thấy vết rách làm sẹo tốt - võng mạc áp hoàn toàn.

* Tăng nh^n áp.

1 mắt tăng nhn áp ngày thứ 3 sau phẫu thuật, bệnh nhân đ−ợc bơm 0,6 ml SF6 và tháo dịch tiền phòng, nguyên nhân là do sau mổ bệnh nhân nằm ngửa làm bóng khí nổi lên đẩy mống mắt ra tr−ớc làm đóng góc tiền phòng. Sau khi cho bệnh nhân nằm úp mặt xuống kết hợp dùng thuốc hạ nhn áp thì nhn trở lại bình th−ờng vào ngày hôm saụ

2 mắt tăng nhn áp vào tuần thứ 2 sau mổ thì 1 mắt đ hết bóng khí (SF6) nhn áp điều chỉnh và trở về bình th−ờng sau khi dùng thuốc hạ nhn áp. 1 mắt (0,4ml C3F8) nguyên nhân tăng nhn áp là do góc tiền phòng hẹp từ tr−ớc (mắt kia cũng hẹp góc tiền phòng), sau khi phẫu thuật do bóng khí dao động chèn ép vào thể mi dẫn đến đóng góc, đ−ợc dùng thuốc hạ nhn áp nh−ng không có kết quả sau khi dừng thuốc, vào tháng thứ 1 sau mổ có phản ứng viêm mống mắt thể mi do đó cũng là 1 điều kiện làm bít góc tiền phòng. Sau khi điều trị nội khoa phối hợp các loại thuốc nh−ng nhn áp vẫn không điều chỉnh, chúng tôi quyết định phẫu thuật cắt bè phối hợp lấy TTT. Sau phẫu thuật nhn áp trở về bình th−ờng.

1 mắt tăng nhn áp vào tháng thứ 2 sau phẫu thuật, bệnh nhân này tr−ớc đó đ đ−ợc phẫu thuật BVM 1 lần bằng ph−ơng pháp đai củng mạc, sau đó biến chứng rách võng mạc phía trên và đ−ợc phẫu thuật lần 2 bằng lạnh đông - khí nội nhn. Bệnh nhân này tr−ớc đó tuân thủ điều trị không tốt, mặc dù tại thời điểm tăng nhn áp đ hết bóng khí nội nhn nh−ng soi góc tiền phòng thấy góc tiền phòng hẹp. Tuy nhiên sau khi đ−ợc dùng thuốc nhn áp điều chỉnh và trở lại bình th−ờng vào những lần khám sau đó.

Trong một số nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy biến chứng tăng nhn áp th−ờng gặp sau khi bơm bóng khí vào nội nhn và đ−ợc giải quyết bằng chọc tháo dịch tiền phòng[72]. Một số nghiên cứu trong y văn mà chúng tôi tham khảo báo cáo một số tr−ờng hợp tăng nhn áp sau phẫu thuật do bệnh

nhân nằm ngửa làm bóng khí nổi lên chèn ép vào mặt phẳng thể mi do đó làm đổi h−ớng dòng chảy thủy dịch và dẫn đến tăng nhn áp. Tuy nhiên biến chứng này đ−ợc giải quyết bằng cách cho bệnh nhân nằm úp mặt xuống gi−ờng khoảng 1h sau đó vị trí đầu trở lại vị trí ban đầu [29], [38], [39], [43], [73].

* Đục TTT.

Trong nghiên cứu này có 2 mắt (5%) biến chứng đục TTT sau mổ. 1 mắt tuần đầu sau mổ nguyên nhân là do bệnh nhân không nằm đúng t− thế bóng khí tiếp xúc với TTT lâu gây thiểu d−ỡng dẫn đến đục TTT, 1 mắt tuần thứ 2 sau mổ có biến chứng tăng nhn áp sau đó phản ứng viêm màng bồ đào và đục TTT. Trong y văn biến chứng này theo các tác giả là do các nguyên nhân khác nhaụ Tonamber RE và cộng sự báo cáo 1 ca đục TTT do kim chọc tháo dịch tiền phòng chạm vào mặt tr−ớc TTT [65]. Wilkinson CP, Rice TA báo cáo một số ca có biến chứng này là do kim bơm khí chạm vào mặt sau TTT trong lúc bơm bóng khí nội nhn và và một số ca nằm do đầu không giữ đúng t− thế, thời gian bóng khí tiếp xúc với mặt sau TTT lâu [73]. Chris Lisle và cộng sự có 2/36 mắt (6%) đục TTT [24]. Nghiên cứu của Teresio và cộng sự cho thấy có 77/362 mắt (21,3%) biến chứng đục TTT hậu phẫu [66].

* Các biến chứng khác.

- Tăng sinh dịch kính - võng mạc.

Đây là một biến chứng nặng nề đe dọa đến chức năng thị giác và th−ờng phải xử lý bằng cắt dịch kính và th−ờng có nguy cơ tái phát nhiều lần và biến chứng này th−ờng xảy ra trong vòng 3 tháng đầu sau phẫu thuật [48]. Nguyên nhân có thể là do hàn gắn võng mạc bằng lạnh đông qua củng mạc dễ làm phá vỡ tính toàn vẹn của hàng rào máu võng mạc ngoài do đó các tế bào biểu mô sắc tố di thực vào trong buồn dịch kính hoặc xuất huyết dịch kính gây kích thích làm tăng sinh DK-VM [70], [15], [28], [45]. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 2 mắt (5%) tăng sinh DK-VM trong đó có 1 mắt tăng sinh tại vị

trí vết rách võng mạc cũ làm co kéo mở lại vết rách nàỵ 1 mắt tăng sinh DK- VM nặng gây co kéo rách võng mạc vào tháng thứ 2 sau phẫu thuật, bệnh nhân này tr−ớc đó đ có biến chứng vết rách mới phía d−ới và biến chứng xuất huyết dịch kính trong lúc phẫu thuật, do đó có thể đây là những nguyên nhân dẫn đến tăng sinh DK-VM. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy biến chứng này cao hơn với hầu hết các tác giả khác. Kết quả của Tonamber RE và cộng sự là 3 mắt (3%)[65], của Kaushal M và cộng sự có 3/150 mắt (3,3%) [48], của Chris Lisle có 1 mắt (3%) [24].

- Lỗ hoàng điểm.

1 mắt (2,5%) bong BVM tái phát do lỗ hoàng điểm phẫu thuật lần 2 CDK, sau đó võng mạc tiếp tục bong lại do vết rách mới phía d−ới phải phẫu thuật lại lần 3, mắt này cận thị nặng.

- Phù hoàng điểm/dịch d−ới võng mạc hoàng điểm tồn tại dai dẳng.

Trong nghiên cứu này chúng tôi không kiểm tra vùng hoàng điểm bằng các xét nghiệm cận lâm sàng (OCT, chụp mạch ký huỳnh quang) của tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật. Tuy nhiên sau 3 tháng phẫu thuật vẫn một số bệnh nhân thị lực < 3/10, mặc dù không có các biến chứng phẫu thuật, không bị tật khúc xạ, các môi tr−ờng trong suốt gần nh− bình th−ờng. Chúng tôi đ chỉ định chụp cắt lớp kết quang (OCT) vùng hoàng điểm thì thấy các bệnh nhân này vẫn còn phù hoàng điểm hoặc vẫn còn dịch tồn tại d−ới võng mạc vùng hoàng điểm ( những bệnh nhân này đều đ BVM lan đến hoàng điểm) và có thể đây là nguyên nhân làm thị lực cải thiện chậm.

Atmaca P-Sonmez và cộng sự báo cáo một số ca vẫn còn dịch d−ới võng mạc dai dẳng bằng chụp cắt lớp kết quang (OCT) mặc dù trên lâm sàng võng mạc áp hoàn toàn[18]. Thomas J và cộng sự báo cáo 1 tr−ờng hợp BVM lúc vào viện thị lực 5/10. Sau điều trị 10 tháng thị lực không tăng thậm chí còn giảm xuống còn 1/10 - đ−ợc chụp OCT thấy vẫn còn dịch d−ới võng mạc vùng hoàng điểm và võng mạc hoàng điểm có xu h−ớng mỏng dần theo thời gian

[68]. Huseyin Yetik và cộng sự so sánh độ dày của vùng võng mạc ch−a bong của mắt đ bị BVM với vùng võng mạc t−ơng ứng của mắt còn lại bằng OCT cho thấy độ dày của vùng võng mạc ch−a bong của mắt BVM lớn hơn độ dày của vùng võng mạc t−ơng ứng của mắt còn lại và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê [44]. Mireille Bonnet (1986) nghiên cứu trên 20 mắt có phù hoàng điểm dạng nang sau phẫu thuật bằng chụp mạch ký huỳnh quang với thời gian trung bình là 18 tháng thấy 50% hết phù sau 12 tháng [58]. M Tunc và cộng sự nghiên cứu chụp mạch ký huỳnh quang trên 132 mắt sau phẫu thuật 6 -12 tuần thấy có 15 mắt (8 mắt BVM ch−a lan đến hoàng điểm , 7 mắt BVM đ lan đến hoàng điểm ) chiếm tỷ lệ 11% phù hoàng điểm dạng nang và có 8 mắt (6%) phù hoàng điểm dai dẳng [57].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị một số trường hợp bong võng mạc nguyên phát bằng phương pháp không ấn độn ngoài củng mạc (Trang 78 - 84)