2010- 2012
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Công ThươngViệt Nam
- Thứ nhất: Nâng cao mức cho vay tối đa và kéo dài thời hạn cho vay với CBCNV. Trong thực tế, mức cho vay tối đa hiện nay còn nhỏ và chưa phù hợp vì: Nó sẽ giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng mình với ngân hàng đối thủ khi họ có mức cho vay tối đa lớn hơn của mình. Với khoản cho vay ít thì khó có thể phục vụ thoả mãn được các nhu cầu tiêu dùng lớn như mua sắm nhà, đất, ôtô…
- Thứ hai: Giảm bớt những thủ tục giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ vay. Qua quá trình triển khai thực hiện công tác CVTD, hồ sơ vay vốn còn có quá nhiều giấy tờ mang nặng tính hình thức, không cần thiết.
- Thứ ba: Cho phép triển khai thực hiện cho vay trả góp đối với CBCNV và hộ có thu nhập thấp để mua nhà ở, đất đai với thời hạn dài và sẽ dùng luôn tài sản đó làm TSĐB.
- Thứ tư: Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, quản lý của các Chi nhánh và Phòng giao dịch để nâng cao tính minh bạch cũng như hiệu quả hoạt động của hệ thống.
- Thứ năm: NHTMCP Công Thương Việt Nam cần tiếp tục mở rộng đào tạo nghiệp vụ tín dụng, tin học, giao tiếp, ...để nâng cao năng lực của nhân viên ngân hàng.
- Thứ sáu: Cần tạo điều kiện giúp Chi nhánh trong hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm ngân hàng. Từ đó giúp tăng hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động CVTD.
Chương 3 đã tập trung đưa ra các giải pháp mở rộng hoạt động CVTD. Những giải pháp đưa ra muốn phát huy một cách hiệu quả thì phải tùy từng giai đoạn cụ thể, cách thức tiến hành của ngân hàng cũng như có sự giúp đỡ của cơ quan quản lý nhà nước, NHNN và NHTMCP Công Thương Việt Nam.
KẾT LUẬN
Đối với các NHTM thì tín dụng vẫn là một trong những hoạt động quan trọng chủ yếu, đặc biệt là ở Việt Nam thì thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập của các ngân hàng. Trước xu hướng toàn cầu hoá, trước yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM Việt Nam phải đa dạng hoá hoạt động của mình. Và vấn đề mở rộng hoạt động CVTD là một yêu cầu bức thiết. Trước tình hình đó, báo cáo đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và phân tích hoạt động CVTD ở Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Mỹ Hào để từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng mở rộng CVTD tại Chi nhánh và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CVTD tại Chi nhánh.
Thông qua quá trình nghiên cứu, báo cáo đã đạt được một số kết quả nhất định:
Thứ nhất: là hiểu rõ hơn về những vấn đề cơ bản của CVTD, thấu hiểu được sự cần thiết của việc mở rộng CVTD tại các NHTM.
Thứ hai: thông qua tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng Công Thương Mỹ Hào để thấy được những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục.
Trong những năm gần đây, Ngân hàng Công Thương Mỹ Hào đã có được sự tăng trưởng về quy mô của CVTD, dư nợ CVTD tăng lên theo từng năm. Thông qua hoạt động CVTD ngân hàng đã tạo được hình ảnh và lòng tin của mình đối với các khách hàng trong và ngoài địa bàn. Tuy nhiên cũng còn có những mặt mà Ngân hàng chưa thực hiện được như quy trình cho vay rườm rà, gây nhiều khó khăn cho cả khách hàng và các cán bộ tín dụng. Chất lượng tín dụng trong CVTD còn chưa cao, đây cũng là một vấn đề mà Ban lãnh đạo ngân hàng cần có biện pháp khắc phục.
Những mặt hạn chế nói trên vẫn còn tồn tại là do các nguyên nhân chủ yếu như hệ thống pháp lý về CVTD còn chưa hoàn chỉnh, Ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức đối với CVTD, công nghệ ngân hàng còn chưa phát triển rộng rãi, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn và những ngân
hàng ngoài địa bàn.
Thứ ba: từ việc tìm hiểu thực trạng, đánh giá được những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong hoạt động CVTD của Ngân hàng Công Thương Mỹ Hào, em đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp đối với chính Ngân hàng cũng như những kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước.
Em mong rằng những gì mình đã trình bày ở báo cáo sẽ là sự đóng góp nhỏ bé vào sự phát triển của CVTD của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Mỹ Hào.
Do hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự phê bình, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú tại Ngân hàng Công thương Mỹ Hào, các bạn bè cũng như bất kỳ ai quan tâm đến vấn đề này để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học Viện Ngân Hàng và các anh chị cán bộ tại Chi nhánh Mỹ Hào đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Giáo trình, sách:
1. Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Peter Rose, 2001, Quản trị NHTM, NXB Tài Chính 3. Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Học viện ngân hàng
4. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê, 2008
B. Tài liệu của ngân hàng:
5. Báo cáo thường niên của NHTMCP Công Thương Việt Nam năm 2010 – 2012
6. Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh Mỹ Hào năm 2010 - 2012 7. Thuyết minh báo cáo tài chính của Chi nhánh Mỹ Hào năm 2010 –
2012
8. Quy tình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Công Thương Việt Nam 9. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nam 2010 –
2012 C. Các văn bản pháp luật 10.Luật các tổ chức tín dụng 11.Quyết định 1627/ QĐ – NHNN 12.Quyết định 178/ NĐ – CP 13.Nghị định 163/ 2006/ NĐ – CP 14.Nghị định 85/ 2002/ NĐ – CP D. Các website:
15.NHNN Việt Nam: sbv.gov.vn
16.NHTMCP Công Thương Việt Nam: Vietinbank.com.vn 17.Vietnamnet.vn