Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại nhtmcp công thương việt nam – chi nhánh mỹ hà (Trang 41 - 46)

2010- 2012

2.3.2Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những tồn tại

Mặc dù CVTD trong mấy năm qua đã đạt được những kết quả khả quan nhưng nếu đem so sánh với dư nợ chung của cả Chi nhánh thì tỷ lệ này vẫn chiếm một phần rất nhỏ, vậy nên vấn đề mở rộng CVTD vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Đó là:

- Trình độ cán bộ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trình độ vi tính và ngoại ngữ. Một số cán bộ còn bị động, lúng túng trong giao tiếp, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao và

chưa biết gợi mở nhu cầu của khách hàng.

- Sản phẩm CVTD trên thực tế chưa được đa dạng, tính tiện ích chưa cao, còn phức tạp về thủ tục, thời gian xử lý kéo dài, chưa thực sự làm hài lòng khách hàng. Đây là khó khăn của cả hệ thống, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ phía NHCTVN.

- Tỷ trọng dư nợ CVTD so với tổng dư nợ của Chi nhánh còn thấp. Doanh thu từ hoạt động này chưa thực sự cao.

- Sản phẩm CVTD chủ yếu tập trung vào cho vay xây nhà, mua, sửa chữa nhà, vay mua ô tô, các sản phẩm khác chưa thực sự được chú trọng. Chi nhánh đã chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường.

- Mức cho vay thấp hơn nhu cầu của người tiêu dùng, có những quy chế, điều kiện chặt chẽ nên nhiều nhu cầu lẽ ra là có thể chấp nhận được thì lại không được đáp ứng.

2.3.2.2 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

Ban giám đốc NHCT Mỹ Hào thường xuyên chỉ đạo, động viên khen thưởng kịp thời, kiên quyết với những thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ Ngân hàng trong hoạt động tiêu dùng, nên đã đưa ra một số nguyên nhân của những hạn chế bao gồm :

- Thứ nhất: Vấn đề tâm lý của một bộ phận dân cư:

Tình trạng quy mô CVTD thấp có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen và tâm lý của người Việt Nam. Người dân hầu như có thói quen tự làm, không thích bản thân ở trong tình trạng nợ nần, không muốn để người khác biết được tình trạng đi vay, họ rất ngại các khâu thủ tục, giấy tờ và các khâu “trung gian” như thông qua cơ quan chủ quản, đoàn thể, người đại diện, ban quản lý… sợ nảy sinh tiêu cực. Các thói quen tâm lý đó gây trở ngại rất nhiều đến chính sách mở rộng CVTD của Chi nhánh.

- Thứ hai: Khách hàng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của

Đây là vấn đề nan giải mà Ngân hàng gặp phải khi CVTD. Đối với đối tượng vay là CBCNV hưởng lương thì việc xác định thu nhập từ lương là dễ dàng thông qua quyết định nâng bậc lương hoặc bảng lương. Nhưng thông thường, các Ngân hàng ngoài lương còn xem xét thêm các nguồn thu nhập khác của khách hàng, để biết sau khi khách hàng trả nợ cho Ngân hàng rồi thì phần thu nhập còn lại có đủ để đảm bảo đời sống của cả gia đình hay không; nếu phần còn lại ít thì việc khách hàng không trả nợ đúng hạn có thể xảy ra.

- Thứ ba: Môi trường kinh tế chưa ổn định.

Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, gặp nhiều khó khăn, điều này đã gây áp lực với lạm phát, biến động giá cả và lãi suất của các ngân hàng, tác động đến hoạt động cho vay của Chi nhánh. Giá cả hàng hóa tăng, lãi suất thị trường biến động đã làm hạn chế nhu cầu vay tiền để mua sắm của dân cư. Vì vậy hoạt động CVTD của Vietinbank Mỹ Hào cũng gặp khó khăn hơn trước.

- Thứ tư: Môi trường pháp luật

CVTD ở Việt Nam mới chỉ phát triển ít năm gần đây. Do đó căn cứ pháp lý về CVTD chưa thực sự đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng và tính đồng bộ chưa cao. Đặc biệt các ngân hàng thường rơi vào thế bị động khi có tố tụng, tranh chấp phát sinh trong CVTD. Các quy định về CVTD còn chung chung, nhiều khi cũng gây áp lực cho công tác CVTD, chẳng hạn tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở,…còn yếu. Vì vậy cũng gây khó khăn cho chính sách mở rộng CVTD.

- Thứ năm: Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường

Hiện nay sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm của ngân hàng nào phù hợp, có lợi cho mình nhất. Vì vậy, các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng cạnh tranh bằng cách đổi mới theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa, đa dạng hóa sản phẩm CVTD. Mà đổi mới theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không phải thực hiện

trong thời gian ngắn là được. Vậy nên các ngân hàng cần phải mạnh dạn, nỗ lực hết sức để thực hiện được mục tiêu của mình.

b. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

- Thứ nhất: Ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức và một hệ thống cán bộ hướng dẫn thực hiện đầy đủ và phù hợp đối với hình thức CVTD.

Thực tế là các khoản CVTD có giá trị nhỏ. Một món cho vay tài trợ vốn lưu động tới một khách hàng có thể bằng hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn món vay tiêu dùng cung ứng tới khách hàng cá nhân. Hơn nữa, xem xét dưới góc độ một Ngân hàng, CVTD phát sinh nhiều cổ phần hơn cho vay tài trợ sản xuất, kinh doanh, đồng thời CVTD có nhiều rủi ro hơn. Đó chính là vì yếu tố chính khiến cho Ngân hàng nói chung và các CBTD nói riêng chưa quan tâm đúng mức tới hình thức CVTD. Tuy nhiên trên thực tế, lợi nhuận thu được từ CVTD thường cao hơn so với các hình thức cho vay khác.

- Thứ hai: Ngân hàng chưa chú trọng nhiều tới công tác thu hút khách hàng. Hiện nay khách hàng biết đến hình thức CVTD tại NHCT Mỹ Hào còn ít. Khi khách hàng có nhu cầu tiêu dùng, họ sẽ tìm kiếm các giải pháp để tài trợ cho nhu cầu đó. Nếu khách hàng tiếp cận được các thông tin về hình thức CVTD, bản thân hình thức cho vay này ở Ngân hàng có chính sách sản phẩm, chính sách giá cả ưu việt thì khách hàng sẽ đến với Ngân hàng đông hơn.

Việc đặt tên cho sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công cho sản phẩm đó. Tên gọi sản phẩm của Chi nhánh còn chưa thực sự nổi bật, khi đặt tên ngoài việc đi sâu vào bản chất, đặc tính của sản phẩm thì Chi nhánh cũng nên tạo thu hút cho khách hàng từ tên đó.

-Thứ ba: Xuất phát từ bản thân chính sách của Chi nhánh còn hạn chế.

Tuy Chi nhánh đã đưa ra chính sách mở rộng CVTD nhưng trên thực tế CVTD lại chưa thực sự được chú trọng bằng cho vay doanh nghiệp. Ngoài ra mức cho vay tối đa còn chưa cao, hầu hết cao nhất chỉ bằng 80% giá trị TSĐB, từ đó đã bỏ qua nhiều cơ hội cho vay đối với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có uy tín cao.

-Thứ tư: CBTD còn thiếu kinh nghiệm, cán bộ trẻ nhiều.

Hiện nay chi nhánh còn nhiều cán bộ trẻ, họ rất năng động, nhiệt huyết. Tuy nhiên, họ lại còn hạn chế về kinh nghiệm từ giao tiếp cho đến sử lý tình huống,…đặc biệt là khả năng ngoại ngữ còn kém, hạn chế nhiều với việc thu hút khách hàng nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thứ năm: Khả năng thu thập, xử lý thông tin về khách hàng, về khoản

vay còn nhiều hạn chế, điều này gây khó khăn trong việc ra quyết định.

Như vậy những tồn tại trong CVTD của NHCT Mỹ Hào xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Cán bộ lãnh đạo cần tìm cách khắc phục cả 2 yếu tố trên để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng cũng như tiện ích cho khách hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Dựa trên những số liệu thực tế và cụ thể về hoạt động CVTD tại Chi nhánh NHCT Mỹ Hào, chương 2 đã đưa ra những phân tích tổng quan về tình hình hoạt động CVTD tại Chi nhánh: khách hàng và đối tượng vay tiêu dùng, doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ CVTD tại chi nhánh. Hơn nữa, dựa trên các chỉ tiêu mở rộng CVTD đã đưa ra ở chương 1, chương 2 đã tiến hành đánh giá thực trạng mở rộng CVTD tại Chi nhánh thời gian qua. Mặc dù đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế làm giảm khả năng phát triển hoạt động CVTD tại Chi nhánh.

Trên cơ sở đó, chương 3 dưới đây sẽ đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và củng cố những thành tựu trong việc mở rộng CVTD tại Ngân hàng Công thương Mỹ Hào.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG MỸ HÀO

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại nhtmcp công thương việt nam – chi nhánh mỹ hà (Trang 41 - 46)