Về doanh số cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại nhtmcp công thương việt nam – chi nhánh mỹ hà (Trang 37 - 38)

2010- 2012

2.2.5Về doanh số cho vay tiêu dùng

Bảng 2.4: Tổng kết về doanh số CVTD tại NHCT Mỹ Hào 2010 – 2012

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số Doanh số Chênh lệch Doanh số Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Tổng cho vay 1052 1366 314 29,8% 1581 215 15,7% Doanh số CVTD 10,4 13,5 3,1 29,8% 21,1 7,6 56,3% Tỷ trọng 1% 1% 1,3%

(Nguồn: phòng khách hàng cá nhân, phòng kế toán)

Ta thấy, tổng doanh số cho vay năm 2010 đạt 1052 tỷ đồng, trong đó doanh số từ hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng 1% trên tổng doanh số cho vay năm 2010 đạt 10,4 tỷ đồng. Đến năm 2011, doanh số từ CVTD là 13,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 3,1 tỷ đồng, tức tăng 29,8%,chiếm tỉ trọng 1 % trong tổng doanh số từ hoạt động tín dụng. Sang năm 2012, tổng mức cho vay là 1581 tỷ đồng trong đó mức CVTD là 21,1 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 7,6 tỷ đồng, tức là tăng 56,3% và chiếm tỉ trọng 1,3%.

Từ năm 2009, nền kinh tế đã dần phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, tình hình cho vay của các ngân hàng đã phải chịu ảnh hưởng nhiều của các chính sách tiền tệ trong nhiều năm qua. Năm 2010, NHNN đưa ra chính sách: giảm dự trữ bắt buộc, mở rộng đối tượng cho vay,…do đó doanh số CVTD tăng lên đáng kể. Năm 2011, với chính sách tiền tệ thắt chặt mà NHNN đưa ra, doanh số CVTD của chi nhánh vẫn tăng 29,8% so với năm 2010. Chứng tỏ, CVTD ngày càng được Chi nhánh quan tâm. Đến năm 2012, NHNN tiếp tục điều hành CSTT tập trung kiềm chế lạm phát,

giảm mạnh lãi suất điều hành do lạm phát giảm, TCTD dư thừa thanh khoản, giảm lãi suất cho vay. Năm 2012 vẫn là một năm đầy khó khăn đối với doanh nghiệp khiến tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng nhẹ so với năm 2011, nhưng doanh số CVTD của chi nhánh vẫn tăng mạnh so với năm trước là 56,3%.

Như vậy ta thấy doanh số CVTD có xu hướng tăng theo xu hướng tăng của doanh số cho vay nói chung của Chi nhánh. Và việc tăng giảm doanh số cho vay nói chung là hợp lý vì tình hình huy động vốn và nhu cầu vốn trong từng giai đoạn là khác nhau.

Tuy vậy, ta cũng thấy rằng mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm nhưng quy mô CVTD tại Vietinbank Mỹ Hào vẫn còn nhỏ bé, chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Cụ thể: doanh số CVTD trong năm 2010 chỉ chiếm 1%, năm 2011 cũng là 1% và năm 2012 tăng lên là 1,3% trong tổng doanh số từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Điều này đòi hỏi trong những năm tới Vietinbank Mỹ Hào cần mở rộng CVTD để hình thức này chiếm tỷ trọng hợp lý hơn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại nhtmcp công thương việt nam – chi nhánh mỹ hà (Trang 37 - 38)