Các tai biến thiên nhiên liên quan và định hƣớng phòng tránh

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 109 - 128)

Trên cơ sở nghiên cứu, tái hiện hệ thống lòng sông cổ khu vực thành phố Hà Nội, học viên tiến hành tìm ra những mối liên hệ giữa các yếu tố lòng sông cổ với các vấn đề ngập lụt và độ ổn định của nền móng công trình. Trên cơ sở đó, học viên đưa ra một số nhận xét như sau:

Các đê cát ven lòng thường được nhận thấy trên ảnh là những khu vực có dân cư sinh sống một cách có quy luật từ lâu đời, người dân thường sống ở những nơi có nổi cao, kết cấu nền móng vững chắc và đặc biệt là không chịu ảnh hưởng của tác động sông vào mùa lũ. Dọc theo các làng cổ thường xuất hiện các dải trũng thấp, dạng tuyến kéo dài có định hướng, đây chính là các dấu vết lòng sông cổ còn sót lại, nay người dân có thể sử dụng để trồng lúa. Chúng ta cũng cần nhấn mạnh ở đây là các công trình được xây dựng trên các đê cát ven lòng ở đây phần lớn là các làng cổ lâu đời. Bên cạnh đó, do quá trình đô thị hoá ngày càng ra tăng hiện nay, người dân ngày càng tiến hành mở rộng đô thị, mở rộng đất để xây nhà ngay trên các vùng thấp trũng. Chính những công trình này đã làm thay đổi diện mạo tự nhiên của các lòng sông, xây dựng chặn ngang các con sông. Đây đều là các khu vực có nền địa chất kém bền vững, là những vùng trũng thấp nên rất dễ gây ngập úng cục bộ khi có mưa lũ, hết sức nguy hiểm với người dân khi sinh sống trên nó. Hiện nay đã có rất nhiều các công trình đang chịu hậu quả của công tác sụt lún và ngập úng nằm trong khu vực lòng sông cổ (ảnh 3.34; 3.35).

101

Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa những vùng sụt lún mạnh với lòng sông cổ [9]

Tên trạm Trạm 1 Ngọc Hà Trạm 2 Pháp Vân Trạm 3 Thành Công Trạm 4 Lƣơng Yên Trạm 5 Hạ Đình Trạm 6 Mai Dịch Thời gian 1994- 2001 1996- 2001 1997-2001 1999- 2001 1998- 2001 1998- 2001 Độ lún bề mặt đất (mm) 9,5 127,39 194,30 40,04 80,43 11,64

Mối liên quan với lòng sông cổ Không có Lòng sông cổ Lòng sông cổ Không có Lòng sông cổ Không có Đặc điểm cấu trúc địa chất Không có đất yếu Tầng đất yếu dầy Tầng đất yếu dầy thông với tầng chứa nước. Tầng đất yếu mỏng hơn trạm 1 và 2 Các lớp đất yếu mỏng xen kẹp các lớp sét. Không có đất yếu.

Qua nghiên cứu các tài liệu sụt lún (bảng 3.3) cho thấy hầu hết những khu vực có mức độ sụt lún lớn nhất đều trùng với những nơi có tồn tại các tầng đất yếu tướng lòng sông. Điều này lý giải cho những những công trình sụt lún hiện nay đang diễn ra tại rất nhiều nơi như ở xã Quốc Oai (12/2008), Thành Công… Đặc biệt hiện nay xuất hiện rất nhiều những công trình đang xây dựng trên chính những trục của lòng sông cổ bằng cách lấp các dải trũng, hồ móng ngựa để phục vụ lợi ích trước mắt. Đây đều là những khu vực cần phải có những cái nhìn xa hơn về những vấn đề liên quan tới sụt lún và ngập úng cục bộ.

Bên cạnh yếu tố sụt lún nền móng công trình, ngập úng đô thị cũng là một vấn đề đáng quan tâm, chú ý hiện nay. Đặc biệt là sau trận lụt năm 2008 vừa qua, rất nhiều khu vực đã bị ngập úng, nước bị ứ lại và không thể tiêu thoát đi đâu. Qua khảo sát và đối chứng với kết quả nghiên cứu lòng sông cổ cho thấy hầu hết những khu vực có

102

mức độ ngập úng cao nhất đều nằm trong tuyến của lòng sông cổ. Đây đều là những dải trũng có khả năng tích nước vào mùa lũ, kết hợp với việc quy hoạch đô thị sai quy cách đã khiến nước không thể tiêu thoát tới những khu vực sông suối bên cạnh.

Hình 3.34: Các công trình xây dựng ngay trên các lòng sông cổ tại xã Quốc Oai [ảnh Đặng Kinh Bắc,2010]

Hình 3.35: Sụt lún các công trình xây dựng trên lòng sông cổ tại xã Quốc Oai (12/2008) [49]

103

Hình 3.36: Các vị trí ngập sâu nhất hầu hết đều trùng với những nơi có lòng sông cổ [25]

Chính vì điều này, chúng ta cần phải có những giải pháp cần thiết để giảm thiểu những điều tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Đặc biệt, với chức năng của sông Đáy và sông Nhuệ trong quá khứ đều là những hệ thống thoát lũ cho Hà Nội, chúng ta hoàn toàn có thể tìm cách khôi phục lại chúng để nó có thể làm tốt chức năng thoát lũ của mình. Ví dụ như: chúng ta có thể khôi phục lại cửa vào của các con sông này tại những vị trí góc nhọn so với sông Hồng, trành tính trạng như hiện nay là cửa của hai con sông này đểu ở hướng vuông góc với dòng chảy chính sông Hồng, làm giảm khả năng cung cấp nước vào sông. Chúng ta cũng có thể tìm cách nắn chỉnh lại dòng sông tại những nơi dòng sông bị uốn khúc thứ sinh, làm giảm tốc độ tiêu thoát nước vào mùa mưa lũ (hình 3.36).

104

KẾT LUẬN

Nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông Đáy, sông Nhuệ đoạn chảy qua thành phố Hà Nội cho phép rút ra những nhận xét, tóm lược sau đây:

1. Phương pháp sử dụng công nghệ viễn thám – GIS, kết hợp với các nghiên cứu địa chất – địa mạo đạt được hiệu quả và độ chính xác cao trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng sông cổ và sự biến đổi của chúng theo thời gian và không gian. Phương pháp này giúp giảm thời gian đi thực địa, khoanh vùng được những khu vực có khả năng tìm kiếm dấu vết lòng sông cổ. Đặc biệt, với việc sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian sẽ tránh việc bỏ sót các lòng hồ, dải trũng bị biến mất do biến đổi khí hậu hay các hoạt động nhân sinh trong quá khứ.

2. Trong quá trình phát triển rồi tàn lụi, sông Đáy, sông Nhuệ đã để lại mạng lưới các lòng cổ với các dấu vết đặc trưng, trở thành các tiêu chí để nhận dạng chúng, đó là: 1. Các hồ móng ngựa và dải trũng kéo dài; 2. Các gờ cao ven lòng gắn liền với dải trũng; 3. Các tầng trầm tích tầng nông với thành tạo hạt thô (cát, cuội, sỏi) tướng lòng sông và thành tạo chứa than bùn, sét bùn nhão tướng hồ móng ngựa. Đây là những tiêu chí quan trọng trong việc lọc, bóc tách chính xác những lòng hồ, dải trũng liên quan tới hệ thống lòng sông cổ.

3. Sông Đáy, sông Nhuệ phát triển trong khoảng thời gian dài và đã để lại hệ thống lòng cổ vô cùng rộng lớn trong đoạn chảy qua thành phố Hà Nội. Hệ thống này có thể được chia làm 2 giai đoạn phát triển cực thịnh, tạo ra những đai uốn khúc lớn là thời kỳ trước Pleistocen (phía tây sông Đáy, khu Linh Đàm,…) và sau Pleistocen (khu vực trong đê sông Đáy, Nhuệ hiện đại, phía nam Hà Nội,…). Đây là khu vực có nguy cơ xảy ra các tai biến liên quan như sụt lún hay ngập úng cục bộ.

4. Ngoài hệ thống lòng sông cổ được tìm thấy trong khu vực nghiên cứu, kết quả của đề tài còn xác định được các khu vực ngập trũng cao bao gồm các khu vực Chương Mỹ, Ứng Hòa và Hoàng Mai. Đây đều là những khu vực có địa hình thấp, hỗn hợp giữa dấu vết sông và biển, được đánh giá có mức ngập cao nhất mỗi khi mùa mưa lũ đến.

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Đức An (1997), “Về dao động mực nước biển ở thềm lục địa Việt Nam trong Holocen”, Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, Số 4.

2. Lê Đức An, Lại Huy Anh, Võ Thịnh, Ngô Anh Tuấn, Đỗ Minh Tuấn, Trần Hằng Nga (2000), “Kết quả nghiên cứu địa mạo đới đứt gãy Sông Hồng”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, số chuyên đề về đứt gãy Sông Hồng, 22(4), tr. 253-258.

3. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2000), Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động lòng sông Hồng (đoạn Sơn Tây - Hà Nội) thời kỳ đầu Holocen đến hiện đại, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

4. Đào Đình Bắc (1984), Trang bản đồ địa mạo Hà Nội, Atlas Hà Nội.

5. Đào Đình Bắc (2008), “Những cặp điều kiện cổ môi trường và tương quan tạo hình thái – tạo trầm tích trong kỷ Đệ Tứ ở Việt Nam”, Tuyển tập công trình Hội Thảo Quốc tế Việt Nam học và Khoa học phát triển lần thứ 3, Hà Nội.

6. Đào Đình Bắc (2004), Địa mạo đại cương, Giáo trình, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội. 7. Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, Đặng Kinh Bắc, (2010), Biến động lòng sông Đáy –

sông Nhuệ khu vực phía tây thành phố Hà Nội, Hội nghị Khoa học Địa lý – Địa chính. NXB Đại học Khoa học Tự nhiên. Trg. 59 – 68. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Đặng Văn Bào, Đào Đình Bắc, Nguyễn Hiệu, Đặng Kinh Bắc, (2010), Nghiên cứu địa mạo cho quy hoạch mở rộng đô thị Hà Nội về phía tây, Tuyển tập các báo cáo

khoa học, Hội thảo khoa học quốc tế Địa lý Đông Nam Á lần thứ X, Hà Nội, 23-

26/11/2010; NxB Đại học Sư phạm; Tr. 132-139.

9. Nguyễn Hiệu, Đặng Văn Bào, Đặng Kinh Bắc, (2011), Ứng dụng viễn thám – GIS kết hợp các dấu hiệu địa mạo trong xác định các lòng sông cổ khu vực phía Tây thành phố Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc năm 2011, NXB Nông nghiệp, Trg158-165.

10. Đặng Văn Bào (2003), Nghiên cứu biến động lòng sông Hồng trong Pleistocen muộn - Holocen và tai biến liên quan, Báo cáo kết quả thực hiện ba năm 2001- 2003 đề tài nghiên cứu cơ bản, Bộ Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.

106

11. Bộ Công nghiệp, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2000), Vỏ phong hoá và Trầm tích đệ tứ Việt Nam, Hà Nội.

12. Bộ Thuỷ lợi, Trường Đại học Thuỷ lợi (1981), Giáo trình động lực học sông ngòi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Vi Dân (2000), Phương pháp nghiên cứu địa mạo, NXB ĐHQGHN

14. Nguyễn Đình Dương (2011), Ô nhiễm dầu trên biển và quan trắc bằng viễn thám siêu cao tần, NXB Khoa học Kỹ thuật.

15. Hạ Văn Hải (2007), “Một số phát hiện mới về hoạt động kiến tạo hiện đại ở vùng Hà Nội và phụ cận”, Tạp chí Địa chất, loạt A, số 299, tr. 42-49.

16. Nguyễn Hiệu (2004), Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa mạo và địa

lý biển, Tập bài giảng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

17. Bùi Thị Lê Hoàn (2004), Nghiên cứu biến động lòng sông phục vụ cho việc giảm

thiểu tai biến của hệ thống đê tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Địa mạo

và cổ địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

18. Trần Văn Hoàng, Bùi Thị Bảo Anh (2004), “Tính bền vững môi trường địa chất thành phố Hà Nội và sự thay đổi của nó trong quá trình đô thị hóa”,Tạp chí Địa chất, số 283.

19. Nguyễn Đức Khả (1999), Cơ sở địa chất đệ tứ trong nghiên cứu địa mạo, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

20. Uông Đình Khanh (1983), Đặc điểm địa mạo Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp đại học.

21. Hoàng Ngọc Kỷ, Nguyễn Đức Tâm (1973), Bản đồ Địa chất và Khoáng sản tờ Hà

Nội 1:200.000, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.

22. Doãn Đình Lâm (2005), “Tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng”. Tạp chí Địa chất, số 288.

23. Đoàn Thị Tuyết Nga (2007), Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học để khôi phục dòng chảy sông Đáy phục vụ khai thác tổng hợp tài nguyên nước và cải thiện môi

107

24. Phạm Thị Phương Nga (2012), Nguyên cứu địa mạo phục vụ xác định vị trí định cư của nguời Việt cổ khu vực Đan Phượng - Từ Liêm, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân.

25. Đỗ Thị Ngân (2009), Nghiên cứu địa mạo trong cảnh báo tai biến ngập lụt khu

vực Hà Nội, Luận văn cử nhân khoa học Địa lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên,

Hà Nội.

26. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Thanh Lan (2002), “Nguồn gốc và tiến hóa môi trường địa chất của Hồ Tây trong mối quan hệ với hoạt động của sông Hồng”.

Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, 4(24). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27. Trần Nghi, Nguyễn Thanh Lan, Đinh Xuân Thành (2004), Lịch sử phát triển địa chất thành phố Hà Nội và quá trình di chuyển, thay đổi của các sông, hồ trong Holocenmuộn.

28. Vũ Văn Phái (chủ biên), Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, Đặng Văn Bào, Nguyễn Cao Huần, Phạm Văn Cự, Trần Thanh Lâm, Trần Thanh Hà, Hoàng Thị Vân (2007), Phần thứ nhất: Địa chất, địa mạo, địa lý tự nhiên, địa lý cảnh quan, địa lý hành chính, địa lý kinh tế, hạ tầng cơ sở, dân cư, giao thông và quy hoạch đô thị. Trong “Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long”, Tập 1, Nxb “VH-TT và Thời báo kinh tế Việt Nam”, HN, trg. 1-1048.

29. Nguyễn Đức Tâm (1968), “Bàn về đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Địa chất, số 79-80. 30. Nguyễn Đức Tâm (1982), “Trầm tích Kainozoi và lịch sử hình thành các đồng

bằng Việt Nam”, Địa chất và khoáng sản, tập 1, Viện Địa chất và Khoáng sản, tr.

33-45.

31. Lê Thị Minh Tâm và nnk (1996), “Đặc điểm địa mạo vùng dọc đê Đan Phượng - Hà Nội và vấn đề củng cố công trình đê”, Địa chất tài nguyên, tập 1, Trung tâm KHTN&CN quốc gia, tr. 330-337.

32. Ngô Quang Toàn và nnk (1989), Báo cáo địa chất và khoáng sản thành phố Hà Nội tỷ lệ 1: 50 000, Lưu trữ Cục Địa chất.

33. Ngô Quang Toàn và nnk (1994), Báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm tờ phụ cận Hà Nộitỷ lệ 1:50 000, Lưu trữ Cục Địa chất.

108

34. Mai Thanh Tân (1998), Tương quan trầm tích và địa mạo Holocen đồng bằng sông Hồng, Luận án thạc sĩ khoa học Địa lý – Địa chất, Hà Nội.

35. Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Mạnh Cường (2003), Viễn thám

và hệ thông tin địa lý ứng dụng, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

36. Lê Bá Thảo (2008), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Vũ Nhật Thắng (chủ biên), Châu Văn Quỳnh, Đặng Văn Đội, La Văn Xuân, Ngô Quang Toàn, Nguyễn Công Lượng, Nguyễn Văn Can, Nguyễn Văn Đàn, Phạm Văn Mẫn, Phan Hồng Dân (2003), Địa chất và tài nguyên khoáng sản thành phố

Hà Nội, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

38. Lê Trọng Thắng (2004),“Phân tích các tác động gây lún mặt đất và biến dạng công trình khi mực nước dưới đất hạ thấp ở thành phố Hà Nội”, Tạp chí Địa chất công trình - Trắc địa, số 280.

39. Nguyễn Đăng Túc (2004), “Đặc điểm hoạt động đới đứt gãy sông Hồng”, Tạp chí Địa chất, loạt A, số 285/11-12/2004, tr. 69-80.

40. Phạm Quang Sơn và nnk (1996), “Vài nét chính về diễn biến lòng sông Hồng đoạn phía tây Hà Nội”, Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, 18(3), tr. 296-300.

Tiếng Anh

41. Ayako Funabiki, Shigeko Haruyama, Nguyễn Văn Quý, Phạm Văn Hải, Đinh Hưng Thái (2007), Holocene delta plain development in the Song Hong (Red River) delta, Vietnam.

42. B.H.P Maathuis, C.J. van Western, “Flood hazard analysis using multi-temporal SPOT-XS imagery”, International Institute for Aerospace Survey and Earth Sciences.

43. Caroline M. Elliott, Robert B. Jacobson, (2006), Geomorphic Classification and Assessment of Channel Dynamics in the Missouri National Recreational River,

South Dakota and Nebraska, US Geological Survey.

44. David L. Rosgen, (1997), Geomorphological approach to restoration of iscised

rivers, Proccedings of the Conference on Management of Landscapes Disturbed by

109

45. Gordon S. Fraser (1989), Classic Depositional Sequences, Prentice Hall Advanced Reference Series, Physical and life Sciences.

46. Michael D. Porter (2004), Analyzing changes in river channel morphology using

GIS for Rio Grande silRất minnow habitat assessment, US Bureau of Reclamation.

47. Ro Charlton (2008), Fundamentals of Fluvial Geomorphology, Routledge Publishing. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

48. R.P.C Morgan (2008), Soil Erosion and Conservation, Blackwell Publishing.

49. Steve Couture (2008), River Dynamics and Erosion, Great Bay Siltation Commission.

50. Pate, F. Donald, (2000), Quaternary Environments (Second Edition), Arnold Publishing.

110

PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ GIÁ TRỊ XÁM ĐỘ ẢNH CÁC NĂM – KHU VỰC HÀ NỘI

Năm 1989 Các đối tƣợng

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 109 - 128)