Thời kỳ sau 1954

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 37 - 39)

Từ sau năm 1954, đồng bằng Sông Hồng được nghiên cứu ngày càng tỷ mỷ chi tiết, ban đầu là do các chuyên gia Liên Xô cũ và sau đó là các cán bộ Việt Nam thực hiện. Các bản đồ địa chất và khoáng sản khu vực lần lượt được đo vẽ ở tỷ lệ 1:200000 rồi ở tỷ lệ 1: 50 000. Đi kèm với nó là các bản đồ địa mạo, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình tỷ lệ tương ứng lần lượt ra đời.

Về mặt địa tầng các trầm tích trẻ bở rời Đệ tứ mà các tác giả người Pháp đã nêu ra ở giai đoạn trước thì đến giai đoạn này lại được xem xét và phân chia một cách chi tiết hơn. Điều này có thể thấy trong các công trình của Golovenok V.K. và Lê Văn Chân, Nguyễn Đức Tâm [1968], Hoàng Ngọc Kỷ [1973], Vũ Đình Chỉnh (1977), Trần Nghi [2004], Ngô Quang Toàn [1989] v.v. Bằng hàng loạt các phương pháp tiếp cận hiện đại, khối lượng, thành phần, nguồn gốc và tuổi của các thể địa chất trong khu vực ngày một rõ ràng hơn, bức tranh tiến hoá địa chất trong khu vực ngày càng chi tiết cụ thể hơn. Tuy nhiên số liệu phân tích tuổi tuyệt đối không có nhiều làm hạn chế bớt phần nào các kết quả nghiên cứu nói trên.

Khu vực cũng đã được nghiên cứu dưới góc độ các chuyên ngành địa chất khác như : kiến tạo, địa chấn, địa vật lý, địa hoá, trầm tích... v.v. Sự tái hoạt động của đứt gãy sâu Sông Hồng trong Kainozoi đã thu hút khá nhiều học giả trong và ngoài nước thuộc nhiều chuyên sâu địa chất khác nhau tới quan tâm nghiên cứu. Dần dần ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về khu vực. Bên cạnh đó cũng xuất

29

hiện ngày càng nhiều công trình có tính chất ứng dụng góp phần vào việc khai thác, bảo vệ tài nguyên, sử dụng lãnh thổ, phát triển khu vực.

Về mặt địa mạo, khu vực đồng bằng Sông Hồng cũng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đồng hành với các loạt bản đồ địa chất, các loạt bản đồ địa mạo được ra đời ở tỷ lệ 1:200 000 và 1:50 000. Xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu khác như : của Huỳnh Ngọc Hương và Nguyễn Đức Chính (1960), Lê Bá Thảo (1964), Đỗ Tuyết (1968), Nguyễn Đức Tâm (1976, 1981), Đào Đình Bắc, Nguyễn Vi Dân (1988), Vũ Văn Phái (2006,)... v.v.

Trong thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều công trình nghiên cứu chuyên đề mang tính ứng dụng cho khu vực nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của thực tiễn như: các vấn đề sử dụng đất, xây đào thuỷ lợi, quản lý lãnh thổ, các vấn đề về xói lở đường bờ, bồi lấp luồng lạch giao thông thuỷ, tìm kiếm khoáng sản trong khu vực.

Đối với nghiên cứu biến động lòng sông, các báo cáo đã được công bố trước đây chủ yếu tập trung vào sông Hồng và sông Đáy. Đặc biệt với nghiên cứu biến động và khôi phục hệ thống lòng cổ Hồng, các nhà khoa học như GS. Trần Nghi, PGS. Đặng Văn Bào, đoàn địa chất Hà Nội (2003) về quá trình biến đổi dòng sông Hồng trong giai đoạn Holocen muộn … hay những báo cáo về nghiên cứu biến động lòng sông của Nguyễn Thị Hoàng Anh về sông Hồng trong giai đoạn Holocen và Pleistocen (2009) và rất nhiều các báo cáo khác. Tuy nhiên các báo cáo chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lòng cổ tại các con sông Hồng và sông Đáy.

Nghiên cứu, khôi phục lòng cổ sông Đáy và đới biến động của con sông này hiện nay vẫn chưa được rõ ràng. Bên cạnh đó, hệ thống lòng cổ và đới biến động của sông Nhuệ vẫn còn là một câu hỏi của nhiều nhà khoa học cũng như các nhà sử học trong công tác tìm kiếm khảo cổ,… bởi đây là khu vực bị quá trình đô thị hóa làm biến mất nhiều dấu tích của quá trình biến đổi dòng sông. Đồng thời, các báo cáo đều chỉ dựa trên các chỉ tiêu còn hiện hữu trên ảnh để giải đoán các yếu tố lòng cổ hay các yếu tố đơn lẻ, chưa có sự kết hợp nhiều chỉ tiêu để khôi phục một cách chính xác các lòng cổ trong khu vực này.

30

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 37 - 39)