Bóc tách dữ liệu dựa trên tài liệu địa mạo, trắc lượng hình thái

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 91 - 92)

Hình 3.17: Sơ đồ các đối tượng dải trũng, lòng hồ được lọc qua

yếu tố địa mạo

Thông thường, việc phân tích dữ liệu lòng hồ, dải trũng qua xử lý ảnh viễn thám có mức độ sai số khá cao vì thường sẽ lẫn với các đối tượng đất ẩm tạm thời do các hoạt động sử dụng đất, các công trường thi công hay các thửa đất ruộng mới thu hoạch,… Sử dụng các yếu tố địa mạo và sử dụng đất là những cách rất hiệu quả để loại bỏ được các đối tượng không liên quan tới lòng hồ, dải trũng đó. Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng tài liệu liên quan tới trắc lượng hình thái địa hình như mật độ chia cắt ngang, chia cắt sâu, độ dốc rất phù hợp. Bản đồ địa mạo Hà Nội được biên tập dựa trên cơ sở nguồn gốc địa hình sẽ tổng hợp các dữ liệu trắc lượng hình thái đó để

83

khoanh được các vùng liên quan tới hoạt động dòng chảy trong khu vực. Các khu vực ít có khả năng tích lũy dòng chảy, trắc diện sườn dốc cao sẽ được loại bỏ, để lại những đối tượng đặc biệt liên quan tới dòng chảy sông.

Việc phân tích các đơn vị địa mạo không chỉ lọc được các đối tượng lòng hồ, dải trũng phân bố rõ ràng trên ảnh mà còn giúp kết nối các lòng hồ lại với nhau, làm cơ sở để khoanh vẽ các lòng hồ phân bố dạng tuyến. Hiện tượng ngập úng cục bộ không xảy ra trên hệ thống đê cát ven lòng sông nên đơn vị địa mạo này sẽ được tách ra khỏi hoạt động dòng chảy sông. Tuy nhiên những đê chắn tự nhiên này sẽ là dấu hiệu nhận biết tốt để kết nối lại các hồ nước phân bố khá rời rạc thành dạng tuyến, phù hợp với tính chất lòng chảy sông.

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)