Trước năm 1954, công việc nghiên cứu trong khu vực đều do người Pháp tiến hành, các nghiên cứu mới chỉ ở các bước sơ bộ. Khu vực nghiên cứu là một phần của đồng bằng châu thổ sông Hồng rộng lớn, các công trình nghiên cứu về địa chất - địa lý chỉ tập trung vào các thực thể của đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh nghiên cứu địa lý, địa chất khu vực Đông Dương. Các kết quả mới chỉ được đề cập tới trong công trình đo vẽ bản đồ địa chất 1 : 500 000 của Dusault L. (1930), công trình của Fromaget J. và công trình của Gourou P.
Vào năm 1926, Chassigneat đã nghiên cứu, đưa ra nhận định về sự chìm lún của châu thổ ở phía bắc và nâng lên ở phía nam sau đó, quan điểm này được Formage ủng hộ do ông đã tìm được chứng cứ về sự vắng mặt của các bậc thềm aluvi cao do chuyển động lún chìm ở khu vực phía Bắc đồng bằng. Đặc biệt thời gian này các nhà địa chất Pháp đã phân chia một cách khái quát và sơ bộ các thành tạo aluvi cổ và hiện đại của đồng bằng châu thổ sông Hồng trên bản đồ địa chất toàn Đông Dương tỷ lệ 1:500.000. Đến năm 1936 Gvurov với tác phẩm "Những người nông dân châu thổ Bắc Bộ" của
28
mình đã bước đầu đánh giá được đặc điểm địa mạo, tân kiến tạo tương đối chi tiết và bước đầu phân định được ranh giới của vùng đồng bằng cho dù là chưa thật hợp lý vì ông chỉ dựa vào bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ nhỏ 1:500.000, đường đồng mức 25m trên bản đồ địa hình và các đặc tính canh tác phát triển nông nghiệp của người dân mà chưa chú ý tới sự tồn tại của các bậc thềm sông cổ ở cao hơn.
Mặc dù còn ở mức độ sơ bộ, song có thể nói các công trình nghiên cứu của người Pháp về khu vực đồng bằng Sông Hồng là cơ sở ban đầu giúp cho chúng ta phát triển nghiên cứu sau này.