Tổng quan các công trình nghiên cứu lòng sông cổ tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 35 - 36)

Nội

Do vị trí địa lý và tiềm năng to lớn, đồng bằng châu thổ sông Hồng nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng là nơi được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học từ lâu đời. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực sự khoa học và hệ thống chỉ vào đầu thế kỷ XX. Có thể nói cho tới thời điểm này, đồng bằng Sông Hồng là một trong những nơi

Trước mùa lũ

Trước mùa lũ

27

được nghiên cứu kỹ nhất cả nước. Với vị thế của sông Đáy, sông Nhuệ trong quá khứ cũng như hiện nay, đây đều là những con sông quan trọng, được sự chú ý của nhiều nhà khoa học và các nhà quản lý, quy hoạch thủ đô Hà Nội. Ngay từ thời Lý Công Uẩn, ông đã chọn khu vực nội thành Hà Nội làm kinh đô với sự hội tụ đủ các điều kiện về tự nhiên, con người tại nơi đây. Hoàng thành Thăng Long được chọn làm kinh đô nằm ở ngã ba sông Tô – Nhị, “tiện hướng nhìn sông, tựa núi, địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng” (theo “Chiếu rời đô” của Lý Công Uẩn, năm 1010). Qua đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy sự chú ý tới điều kiện tự nhiên, sông nước nơi đây đã được chú ý từ lâu đời. Để nhận rõ được đặc điểm và xu hướng biến động của các dòng sông, cần phải phân tích các tài liệu chung về khoa học Trái đất như địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn,… [7]

Xét theo tiến trình của lịch sử, có thể chia thành hai thơì kỳ nghiên cứu với quy mô và tính chất khác hẳn nhau: thời kỳ trước và thời kỳ sau năm 1954.

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)