Những sáng kiến nhằm ứng phó với BĐKH của ngƣời dân

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 69 - 77)

Sống lâu trên môi trƣờng đất dốc, ngƣời dân các tộc ngƣời thiểu số ở đây rất giỏi sử dụng các kiến thức bản địa trong việc bảo vệ RBT nhƣ để ngăn ngừa nguy cơ sạt lở đất và xói mòn. Nghiên cứu của nhiều học giả trong nƣớc và quốc tế đã chứng minh rằng, tre trúc không chỉ mang lại lợi ích trƣớc mắt mà còn có những giá

67

trị lâu dài thông qua khả năng chống xói mòn, bảo tồn đất và điều tiết nƣớc. Mọi ngƣời dân ở đây đều biết tính năng chống xói lở của các loại cây họ tre. Chính vì thế, xung quanh bản mƣờng, quanh các đám ruộng gần dòng chảy, họ trồng rất nhiều tre trúc để trống sạt lở và xói mòn bờ ruộng hay các khoang đất ven suối.

Bên cạnh các loại cây họ tre, nhiều loại cây khác cũng đƣợc sử dụng để ngăn ngừa tình trạng sạt lở và xói mòn đất. Ngƣời dân trồng quanh nƣơng nhà mình rất nhiều chuối. Theo cách giải thích của ngƣời họ thì “chuối vừa cho quả để ăn, ăn không hết thì có thể mang bán lấy tiền; vừa ngăn không cho đất màu trôi khỏi nƣơng” . Ngoài ra, nhiều hộ dân còn trồng sắn, khoai sọ hoặc dứa cũng với mục tiêu nhƣ cách trồng tre hoặc chuối.

Sự hiểu biết về nguồn nƣớc và cách thức khai thác bền vững là một trong những kiến thức rất có giá trị của ngƣời dân ở đây. Để bảo vệ và phát triển RBT cần thiết phải giữ rừng đầu nguồn để điều tiết nƣớc và chống nguy cơ sạt lở đất.

68

KẾT LUẬN

Sau khi quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá, luận văn có một số kết luận nhƣ sau:

Đối với ruộng bậc thang:

Ruộng bậc thang là tác phẩm mang tính sáng tạo và là cách ứng xử với thiên nhiên của ngƣời dân tộc vùng cao huyện Sa Pa. Họ đã cải tạo đất dốc ở địa hình núi cao để tạo ra các thửa ruộng dƣới dạng phân cấp bậc thang. Việc này giúp họ có thêm diện tích đất bằng phẳng có tác dụng giữ nƣớc, giảm xói mòn đất, cải thiện độ phì để trồng lúa. Cùng với việc đó, họ còn phát triển thảm rừng đầu nguồn để điều tiết dòng chảy mặt, chống xói mòn và khô hạn. Và nhƣ vậy, RBT đã bảo đảm sự cân bằng sinh thái và môi trƣờng. Đồng thời, mô hình này đã giúp họ có đủ lƣơng thực và định canh, định cƣ để sinh sống.

Ruộng bậc thang không những giúp ngƣời dân tộc vùng cao ở Sa Pa có thể thoát nghèo mà còn trở nên giàu có nhờ chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích đất canh tác. Sản xuất rau chuyên canh an toàn trên đất lúa ở RBT đã chứng minh điều này. So với trồng lúa, hiệu quả từ trồng rau cao gấp hai lần/vụ trong khi lúa trồng chủ yếu đƣợc một vụ/năm và năng suất cao cũng chỉ đạt 4,6 tấn/ha, với giá 7 nghìn đồng/kg thì thu đƣợc hơn 32 triệu đồng/vụ/năm. Mà trồng rau thì họ có thể trồng đƣợc 2 - 3 vụ/năm.

Bắt đầu có sự mâu thuẫn giữa việc canh tác lúa nƣớc và trồng rau chuyên canh an toàn tại các thửa RBT. Sở dĩ có việc này là vì RBT trồng rau chuyên canh mang tính thƣờng xuyên, quanh năm và giúp cho nhiều hộ ngƣời dân tộc vùng cao có thu nhập tốt hơn là trồng lúa. Trong khi trồng lúa tại RBT lại giúp cho Sa Pa có thêm một sản phẩm du lịch độc đáo đƣợc công nhận tại kỷ lục Việt Nam và Thế giới.

Đối với Biến đổi khí hậu:

Biến đổi khí hậu với biểu hiện là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngày càng rõ nét tại Sa Pa. Từ năm 1968 đến 2013, tần suất xuất hiện các hiện tƣợng thời cực đoan xảy ra nhiều hơn và liên tục hơn bắt đầu từ năm 2005. Hầu nhƣ năm nào cũng có 1 đến 2 hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng, không theo quy luật và liên tục thiết lập các kỷ lục bất thƣờng mới sau chuỗi số liệu hàng chục năm thu đƣợc. So với các năm trƣớc, năm 2013 xảy ra tới 4 vụ thời tiết bất thƣờng là xuất hiện lạnh rét vào

69

tháng 6, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra trong 1h ở bản Can Hồ A vào tháng 9, nhiệt độ tụt xuống mức 8 độ C vào tháng Chín Âm lịch và sau 51 năm, Sa Pa mới có một đợt mƣa tuyết rơi vào giữa tháng 12. Thiệt hại từ các hiện tƣợng này về ngƣời, tài sản và nông nghiệp là rất kinh khủng.

Tháng 12/2008, Thủ tƣớng đã phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH theo Quyết định 158/2008/QĐ-TTg. Đến cuối năm 2011, tỉnh Lào Cai về cơ bản đã xây dựng đƣợc các kịch bản về BĐKH cho tỉnh mình. Tuy nhiên thì các chính sách, tác động của chƣơng trình này mới chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch và ngƣời dân tộc vùng cao ở Sa Pa thì gần nhƣ chƣa có khái niệm gì về BĐKH. Chính sách về phát triển nông thôn mới năm 2010 mới đƣợc ban hành nhƣng tới năm 2012 đã đƣợc xây dựng thành các mô hình canh tác đem lại hiệu quả về thu nhập cao cho ngƣời dân. Việc này cũng cho thấy là mức độ ƣu tiên cho việc phát triển kinh tế vẫn đƣợc đề cao hơn việc ứng phó với BĐKH. Vì thế, cần thiết và cấp tốc nâng cao nhận thức cho ngƣời dân trong việc này để họ có những biện pháp ứng phó tốt hơn trong cuộc sống của mình.

Đối với việc ứng dụng Viễn thám và GIS:

Ứng dụng Viễn thám và GIS trong phân tích sự biến động của RBT từ năm 1993 – 2013 cho thấy RBT có những biến đổi rõ nét theo các giai đoạn. Giai đoạn 1993 – 2009, Diện tích RBT tăng do chuyển đổi từ canh tác trên nƣơng rẫy sang trồng lúa trên RBT. Khu vực tăng chủ yếu là dọc theo con suối Mƣờng Hoa, hệ thống tƣới tiêu của nhiều nƣơng rẫy ở đây đã đƣợc cải tạo cho phù hợp với loại hình canh tác lúa nƣớc. Giai đoạn 2010 – 2013, diện tích RBT vẫn tiếp tục tăng nhƣng không nhiều nhƣ giai đoạn trƣớc. Trong giai đoạn này, bắt đầu có sự thay đổi về phƣơng thức canh tác nên từ năm 2011 có sự giảm nhẹ về diện tích trồng lúa nhƣng lại tăng diện tích trồng rau chuyên canh an toàn.

Kết hợp kết quả giải đoán với chính sách cho thấy, diện tích RBT thay đổi chủ yếu do các chính sách tác động của nhà nƣớc. Chính sách ƣu đãi về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất của luật đất đai nhƣ không thu phí sử dụng đất, và thời hạn giao đất nông nghiệp là 50 năm, đến năm 2013 tiếp tục kéo dài đã giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất, định canh định cƣ và đầu tƣ vào đất hơn. Giai đoạn 2010 – 2013 bắt đầu có những báo cáo cho biết sự tác động của các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng nhƣ lũ quét gây sạt lở đất làm giảm

70

diện tích RBT trong thời gian ngắn. Tuy nhiên chƣa có số liệu nào thống kê diện tích này.

Kết quả giải đoán ảnh so với chuỗi số liệu thống kê cho thấy số liệu giải đoán của 4 năm khớp với xu hƣớng thay đổi theo chuỗi số liệu thống kê thu thập đƣợc với sai số hợp lý. Nhƣ vậy, hoàn toàn có thể áp dụng phƣơng pháp này trong việc giám sát sự biến đổi của hệ thống RBT nói riêng và trong quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung. Phƣơng pháp này sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh nhiều năm sẽ cho kết quả giải đoán theo không gian và thời gian chuẩn xác và nhanh chóng hơn phƣơng pháp đo đạc truyền thống. Nếu có thể tiếp cận tới các nguồn dữ liệu miễn phí thì vấn đề tài chính so với các phƣơng pháp truyền thống khác nhƣ đo đạc để thành lập bản đồ sẽ giảm đƣợc rất nhiều kinh phí và thời gian thành lập.

71

KIẾN NGHỊ

Từ những nghiên cứu trên, luận văn đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:

Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam đã chứng minh khả năng giám sát tài nguyên đất và biến đổi khí hậu bằng Công nghệ Viễn thám và GIS. Với đặc điểm hơn hẳn phƣơng pháp truyền thống về mặt thành lập bản đồ cùng với việc có thể phân tích nhiều yếu tố trên ảnh vệ tinh nhƣ xác định một số yếu tố khí hậu bằng công nghệ viễn thám; Đánh giá đƣợc tác động của biến đổi khí hậu đến một số yếu tố tài nguyên và môi trƣờng …Cần thiết đƣa công nghệ này vào xây dựng quy trình giám sát các yếu tố, hiện tƣợng biến đổi khí hậu tại cấp tỉnh.

Biến đổi khí hậu đã hiện hữu rõ nét bằng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tại Sa Pa, vì thế cần nhanh chóng nâng cao nhận thức cho ngƣời dân nơi đây hiểu để họ có thể tự ứng phó với BĐKH bằng các tri thức bản địa. Khi hiểu đƣợc thế nào là BĐKH và thiệt hại của nó có thể gây ra, họ sẽ có những sáng kiến phù hợp với địa phƣơng trong việc bảo vệ con ngƣời, tài sản và có những phƣơng thức canh tác phù hợp hơn.

RBT tồn tại đƣợc nhờ yếu tố chính là nguồn nƣớc. Vì thế, cần có những nghiên cứu về trữ lƣợng nƣớc ngầm cũng nhƣ nƣớc mặt. Tìm hiểu sâu hơn về cách thức tiết kiệm nƣớc cho sinh hoạt và tƣới tiêu, hỗ trợ hay hƣớng dẫn họ cách lƣu giữ nƣớc cho mùa khô là rất cần thiết.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đào Đình Bắc và nnk. (2001), “Ruộng bậc thang ở vùng cao tỉnh Lào Cai nhìn từ góc độ địa lý”, Tạp chí Địa chính, (12), tr. 20-23.

2. Mã A Lềnh (2009), ”Ghi chép về văn hoá dân gian H’mông”: NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

3. Vũ Văn Phái, Nguyễn Quang Mỹ (1998), “Xói mòn đất và tai biến thiên nhiên ở Tây Bắc”.

4. Nguyễn An Thịnh (2008), “Đặc điểm biến đổi cảnh quan trong lịch sử và hƣớng phát triển bền vững ở huyện miền núi cao Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, Khoa học phát triển: lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, tr. 305-319.

5. Nhóm công tác biến đổi khí hậu (CCWG) và nhóm công tác dân tộc thiểu số (EMWG) (10/2011). ” Biến đổi khí hậu: tác động, khả năng ứng phó, và một số vấn đề về chính sách – nghiên cứu trƣờng hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc”.

6. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lào Cai (12/2011), ”Kế hoạch hành động của tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”.

7. Sở TNMT tỉnh Lào Cai (12/2011), ”Kế hoạch hành động của tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu”.

8. UBND huyện Sa Pa (2010), ”Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2010”

9. UBND huyện Sa Pa (2005), ”Tình hình kinh tế - xã hội huyện Sa Pa giai đoạn 2000 – 2005”.

10. UBND huyện Sa Pa (2010), ”Tình hình kinh tế - xã hội huyện Sa Pa giai đoạn 2005 – 2010”.

Tài liệu tiếng anh

11. Adejuwon S (2004) Impacts of climate variability and climate change on crop yield in Nigeria, 20-21.

73

sinh kế đối với các nông hộ ở miền núi phía Bắc Việt Nam”, Đổi mới ở vùng miền núi. Chuyển đổi sử dụng đất và chiến lƣợc sản xuất của nông dân tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam (J.C. Castella và Đặng Đình Quang chủ biên), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. Barton, R. F. (1922), Ifugao Economics, University of California Publications in American Archeology and Ethnology, Vol. 15, No. 5, pp. 385-446.

14. Casal, G. et al (1981), The Ifugao: A mountain People of Philippine, - The People and Art of the Philippines, Museum of Cultural History at the University of California, Los Angeles.

15. Center for Sustainable Rural Development. (2009) Need assessment on climate change mitigation and adaptation, a study in Backan province, pp. 54. Ha noi.

16. Chen, R. S. and K. H. Yang (2011), Terraced paddy field rainfall-runoff mechanism and simulation using a revised tank model, Paddy and Water Environment, Volume 9, Number 2, pp. 237-247.

17. Cui, B. , H. Zhao, X. Li, K. Zhang, H. Ren, J. Bai (2010), Temporal and spatial distributions of soil nutrients in Hani terraced paddy fields, Southwestern China, Original Research Article Procedia Environmental Sciences, Vol. 2, pp. 1032-1042.

18. Dijk, A. I. J. M. , L. A. Bruijnzeel (2003), Terrace erosion and sediment transport model: a new tool for soil conservation planning in bench-terraced steeplands Original Research Article, Environmental Modelling & Software, Volume 18, Issues 8-9, pp. 839-850.

19. Donovan và nnk. (1997) “Các xu hƣớng phát triển ở vùng núi miền Bắc Việt Nam”, Tập 1: Tổng quan và phân tích, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. FAO - UNJP/VIE/037/UNJ (2011) “Strengthening Capacities to Enhance

Coordinated and Integrated Disaster Risk Reduction Actions and Adaptation to Climate Change in Agriculture in the Northern Mountain Regions of Viet Nam”

74

(2007), Land-use change and irrigation systems in the agricultural landscape of terraced paddy fields in Awaji Island, central Japan, Landscape and Ecological Engineering, Volume 3, Number 2, pp. 171-177.

22. Iiyama, N. , M. Kamada, N. Nakagoshi (2005), Ecological and social evaluation of landscape in a rural area with terraced paddies in southwestern Japan, Landscape and Urban Planning, Vol. 73, Issue 1, pp. 60-71.

23. Isoda, Y. , N. H. Ngu, T. Kanda, D. C. Kim (2010), Development of Terraced Paddy Fields in Northern Vietnam: identification of changes using remote sensing, Japan-Korea-China Joint Conference on Geography, Sendai.

24. Joint Advocacy Networking Initiative in Vietnam (JANI). (2011) Good practices and lesson learnt on CBDRR in upland areas in Vietnam, pp. 58. Ha noi.

25. Kerklievt and Porter, 1995, Vietnam’s rural transformation. Westview press, Boulder, Col. (USA).

26. Lau BN (2000) ENSO effects on drought and inundation in agricultural production in Vietnam National consultation workshop on understanding extreme climate events in Hanoi, Vietnam 15-16 May 2000.

27. Le Trong Cuc and Rambo (2001), Bright Peaks, Dark Valley: A Comparative Analysis of Environmental and Social Conditions and Development Trends in five Communities in Vietnam’s Northern Mountain Region. National Publishing House, Ha Noi, Vietnam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28. Nyong A (2008) Climate Change, Agriculture and Trade: Implications for Sustainable Development. Barcelona: ICTSD.

29. Oxfarm Great Britain in Vietnam. (2008) Baseline Surveys in Ninh Thuan and Lao Cai Provinces, pp. 89. Hanoi.

30. Oyanagi, N. and M. Nakata (2010), Dynamics of dissolved ions in the soil of abandoned terraced paddy fields in Sado Island, Japan, Paddy and Water Environment, Volume 8, Number 2, pp. 121-129.

31. Rambo et al. (1995), The Challenges of Highland development in Vietnam. CRES, East – West Center, Honolulu, Hawaii, USA

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 69 - 77)