a) Địa chất – địa mạo
Huyện Sa Pa nằm hoàn toàn trong đới Fanxipăng với dãy núi địa luỹ phức nếp lồi Hoàng Liên Sơn, là đƣờng phân thuỷ giữa lƣu vực sông Hồng và sông Đà. Nền địa chất bao gồm thành tạo biến chất tuổi Proterozoi hệ tầng Ngòi Hút và một phần đá biến chất tuổi Proterozoi Cambri thƣợng đến hạ. Phía trên là các trầm tích Paleozoi. Quá trình trầm tích bị gián đoạn tuổi Devon xuất hiện các tầng cát kết, cuội kết, đá phiến sét, đá vôi. Trầm tích Neogen và Đệ Tứ phân bố rải rác ở các thung lũng hẹp giữa núi. Còn lại phần lớn lãnh thổ đƣợc cấu tạo bởi đá xâm nhập magma axit.
Hình 2.2: Địa hình huyện Sa Pa
Thành tạo trong quá trình tạo núi Tân kiến tạo với sự phân bậc của địa hình đã tạo bề mặt địa hình cổ, tạo nên tính chất núi cao của lãnh thổ. Cấu trúc địa chất cùng với các quá trình ngoại sinh đã tạo nên sự đa dạng địa hình. Nằm trong khu vực có nhiều núi cao, độ dốc lớn. Độ dốc trung bình 35 - 400, tạo nên những thung
27
lũng hẹp, khe suối sâu. Độ cao cách mặt biển hơn 1500m và có nhiều khe suối. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu nằm trên các sƣờn đồi, đất có độ dốc lớn canh tác hết sức khó khăn. Hiện tƣợng xói mòn rửa trôi lớn làm cho đất đai ngày càng bạc màu.
b) Địa hình
Sa Pa có địa hình đặc trƣng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hƣớng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển.
Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trƣng là tiểu vùng núi cao trên đỉnh, tiểu vùng Sa Pa – Sa Pả, tiểu vùng núi phân cắt mạnh.
- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang,
Tả Phìn, San Sả Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở.
- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu
Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72 % diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp.
- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản
Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện. Đặc trƣng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sƣờn dốc, thung lũng hẹp sâu.
Do địa hình của xã bị chia cắt mạnh, việc khai thác sử dụng đất cho các mục đích sử dụng nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đất trồng lúa nƣớc và cây lƣơng thực khác.