Phƣơng thức canh tác ruộng bậc thang ở SaPa

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 47 - 50)

Ruộng bậc thang trên sƣờn dốc hiện nay là loại hình canh tác chính ở huyện Sa Pa, do chủ yếu là ngƣời dân tộc H’mông và Dao duy trì. Cƣ dân chủ yếu cƣ trú trên các đai núi trung bình (>700m). Ngƣời H’mông và Dao đều rất giỏi trong việc khai phá ruộng bậc thang. Ở huyện Sa Pa, ngƣời Dao canh tác ruộng sớm hơn so với ngƣời H’mông, do ngƣời H’mông vẫn còn giữ thói quen sống du canh du cƣ. Sự phát triển và mở rộng của ruộng bậc thang ghi nhận sự chuyển đổi lối canh tác từ du canh du cƣ sang định canh định cƣ. Trƣớc kia, việc khai phá và canh tác ruộng bậc thang giữa hai dân tộc có khác nhau. Đặc biệt, thời kì đầu canh tác ruộng bậc thang thì diện tích ruộng mở rộng và phát triển mạnh chủ yếu ở các thôn ngƣời Dao sinh sống. Cho đến nay, ruộng bậc thang phát triển mạnh ở hầu khắp các thôn và tập quán canh tác của các dân tộc cũng không còn khác nhau nhiều.

Ruộng bậc thang sống đƣợc nhờ nguồn nƣớc từ khe, suối nên khi mở ruộng phải biết cách giữ đỉnh rừng đầu nguồn. Mặt khác, nó giữ nƣớc rất tốt nên giữ đƣợc phân bón, theo đó giữ độ ẩm cho rừng. Dù mƣa hay nắng, ruộng bậc thang luôn giữ đƣợc lƣu lƣợng, cƣờng độ dòng chảy, hạn chế xói mòn nên độ màu mỡ của đất rừng không bị rửa trôi. Kinh nghiệm làm RBT của ngƣời ngƣời Mông, Dao, Giáy ở Sa Pa cho biết:

Hộp 2.1: Ruộng bậc thang làm giảm tỷ lệ nghèo, chấm dứt cảnh di cƣ tự do và bảo vệ rừng

Theo Ban Dân tộc Lào Cai, trƣớc đây ngƣời dân tộc ở Sa Pa chủ yếu phát nƣơng làm rẫy, trồng lúa nƣơng, trồng ngô để lấy cái ăn. Từ năm 1998 đã chấm dứt cảnh phát nƣơng đốt rừng, nhờ đẩy mạnh phong trào làm ruộng bậc thang, trồng ngô và rau sạch đã chấm dứt cảnh di cƣ tự do vào Tây nguyên, sang Lai Châu. Nếu không có ruộng bậc thang thì rừng Sa Pa sẽ bị phát trụi. Nguy cơ vƣờn quốc gia Hoàng Liên bị tàn phá. Khu vực rừng Toòng Sành, Bản Xèo của huyện Bát Xát (Lào Cai) cũng có nguy cơ bị xâm lấn để làm nƣơng rẫy.

45

- Trƣớc khi khai ruộng phải đi tìm nguồn nƣớc, đây là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất. Có thể là chọn mảnh đồi có nguồn nƣớc mạch, hoặc gần nguồn nƣớc mạch để đào rãnh dẫn nƣớc tới ruộng.

- Để dẫn nƣớc về các ruộng bậc thang, ngƣời ta đào rãnh, tạo dòng chảy dẫn nƣớc từ trên cao xuống thấp, từ bên này sang bên kia, từ ruộng trên xuống ruộng dƣới.

- Các hệ thống rãnh dẫn nƣớc này cũng có hệ thống các rãnh thoát nƣớc khi cần (mƣa lũ nƣớc lớn). Phía trên ruộng bậc thang, ngƣời ta đào giao thông hào để phòng trừ mƣa lớn nƣớc tràn từ đỉnh nƣơng xuống ruộng làm gẫy lúa, trôi màu trên ruộng, đồng thời đây cũng là hàng rào ngăn cản trâu bò, dê vào ruộng phá hoại lúa.

- Việc sử dụng và quản lý nƣớc ở các ruộng bậc thang đƣợc những ngƣời cùng sử dụng chung nguồn nƣớc thống nhất với nhau đề ra. Chẳng hạn, họ quy ƣớc: ruộng của ngƣời trên cùng lấy đủ nƣớc mới chảy xuống ruộng của hộ dƣới, các hộ dùng chung nguồn nƣớc phải cùng nhau đào mƣơng khơi rãnh và cắt cử ngƣời trông coi lúa, phòng ngừa ngƣời phá hoại nguồn nƣớc. Ngƣời dân tộc ở đây thƣờng làm lán tại ruộng và ngủ qua đêm ở lán để trông coi.

- Chọn các sƣờn núi có đất màu, bạt thành bậc tam cấp để tạo nên những vạt đất bằng đa dạng về kích thƣớc, chênh nhau về độ cao, chạy theo sƣờn núi. Việc quan trọng là phải cân bằng đƣợc mặt ruộng phẳng. Sau đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nƣớc từ những đỉnh núi cao hơn về. - Kinh nghiệm đúc kết đƣợc là với những khu ruộng cao phải giữ lại

khoảng rừng trên đỉnh núi, đồi để lấy nƣớc, chỉ khai phá từ lƣng chừng đồi trở xuống. mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở.

- Đất bằng thì mở từ dƣới lên, nhƣng đối với vùng đất dốc có nhiều đá thì phải mở từ trên xuống để tránh những tảng đá to rơi từ trên xuống sẽ gây chết ngƣời hoặc phá nát ruộng.

- Làm bờ ruộng để giữ nƣớc là công việc đòi hỏi kỹ thuật và sự khéo léo. Việc đắp bờ ruộng đòi hỏi ở ngƣời có kinh nghiệm thiết kế hệ thống các thửa ruộng bậc thang. Khoanh hẹp, khoanh dài hay ngắn và độ cao của ruộng phải dựa vào kinh nghiệm để tính toán hợp lý. Trong quá trình khai phá, tạo mặt bằng ruộng, đến vị trí dự định làm bờ ruộng, thƣờng để lại một dải đất rộng chừng 20 cm để làm bờ, mặt ruộng sẽ đƣợc san thấp. Khai phá ruộng xong, họ lấy nƣớc vào ngâm chân ruộng, bờ ruộng đƣợc chỉnh sửa qua để giữ nƣớc. Công việc làm bờ chỉ thực sự bắt đầu khi chuẩn bị bƣớc vào mùa vụ. Bờ ruộng bậc thang chỉ rộng khoảng một bàn chân, cao khoảng 15 cm. Đất đắp bờ lấy từ ruộng, bờ đƣợc đắp vuốt tròn, giữ cỏ ở bờ ruộng để tạo sự vững chắc chống nƣớc mƣa làm xói mòn.

46

- Dụng cụ mở ruộng đơn giản chỉ có cái cuốc bƣớm (lƣỡi cuốc lõm ở giữa theo chiều dọc) để tạo bờ cong, cuốc lƣỡi gà để tạo bờ thẳng, xà beng để đào gốc cây, rựa để phát cây tạp. Riêng lƣỡi cày càng nặng càng tốt vì sẽ cày đƣợc sâu, diệt đƣợc cả gốc cỏ tranh hoặc rễ cây rừng. Kiêng nhất là làm tạp nham khiến thửa ruộng xấu xí.

Tiếp theo là dẫn nguồn nƣớc vào ruộng (dẫn thủy nhập điền) để làm mềm đất, rồi mới bắt đầu giục trâu cày, bừa cho thật ngấu đất. Hai tháng sau cắm cây mạ vào là đƣợc.

- Đa số ruộng bậc thang ở Sa Pa đều sử dụng giống lúa lai nhị ƣu (838), bắc ƣu (903) của Trung Quốc và VL 20 (giống lúa lai tạo, chịu hạn giỏi của Lào Cai) nên năng suất đạt khoảng 5,5 tấn/ha, cao hơn nhiều so với giống lúa địa phƣơng. Nhƣ vậy, ruộng bậc thang càng nhiều càng tạo việc làm cho nhiều lao động. Đây là điều kiện quan trọng để hạn chế nạn đốt rừng làm rẫy và lối sống du cƣ du canh của một số tộc ngƣời.

- Trƣớc đây, dân cƣ chỉ làm một vụ lúa mùa thì nay nhiều nơi đã làm thêm vụ lúa xuân hoặc trồng ngô, rau màu vụ đông. Làm một vụ là do tập quán để cho đất nghỉ nhằm tái tạo lại độ phì, nhƣng nó cũng có nguyên nhân do sự khắc nghiệt của khí hậu vụ đông xuân.

- Vào vụ canh tác, đồng bào cày ải, bừa ngấu, cấy ngay và sau khi cấy ngƣời ta sẽ không tác động mạnh lên nền ruộng nên không lo ruộng bị lở. Nƣớc dƣỡng cho lúa cũng luôn ở mức phù hợp chứ không để quá nhiều nƣớc nhƣ ở vùng thấp. Khi có mƣa lớn, nguồn nƣớc đổ về theo mƣơng, rãnh, ống dẫn đều đƣợc cho thoát đi nơi khác để không phá hỏng bờ ruộng.

Hộp 2.2: Kinh nghiệm trồng lúa nƣớc trên ruộng bậc thang

Ông Lò Quẩy Vảng, thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải - chủ nhân thửa ruộng 121 bậc thang

Ông Vảng cho hay sở dĩ 80 hộ trong thôn đều đủ lúa ăn là nhờ ruộng bậc thang. Sau khi gặt lúa cuối tháng tám, đến tháng hai năm sau hộ nào cũng tranh thủ trồng ngô trên ruộng bậc thang để tháng năm tiếp tục quay vòng trồng vụ lúa mới.

Ông Vảng nói: “Bây giờ không chỉ đủ lúa ăn mà có hộ còn dƣ lúa để bán. Không nhƣ ngày xƣa, dân Mông phải xuống núi, đi bộ ra tận thành phố Lào Cai xa hơn 20km mua sắn về ăn thay cơm, cơ cực lắm”.

Một bài học mà ông Vảng truyền lại cho con cháu là ruộng bậc thang sống đƣợc nhờ nguồn nƣớc từ khe, suối nên khi mở ruộng phải biết cách giữ đỉnh rừng đầu nguồn. Không nhƣ trƣớc đây, hễ thấy vùng rừng nào có cây gỗ to là hạ hết. Có vùng rừng già cả thôn ra giữ nhƣng vẫn không ngăn đƣợc nạn tàn phá rừng. Ngƣợc lại, một ƣu điểm của ruộng bậc thang khi có mƣa là giữ đƣợc nƣớc nên giữ đƣợc độ ẩm cho rừng.

47

- Khi thu hoạch xong, phải để ruộng khô để ngăn nƣớc ngấm sâu vào lòng đất, đồng thời để cho cỏ bờ mọc lên giữ cho bờ khỏi lở

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)