Thổ nhƣỡng và thảm thực vật

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 36 - 39)

a) Thổ nhưỡng

Đặc thù của thổ nhƣỡng Sapa thể hiện ở sự phân hóa theo quy luật đai cao rõ nét, làm hình thành các nhóm đất đai khác nhau. Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhƣỡng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 1960 và đánh giá bổ sung năm

34

1994 (trừ diện tích mặt nƣớc, núi đá, đất chuyên dùng và khoảng 203 ha đất ở không điều tra), cho thấy huyện Sa Pa có 6 nhóm đất chính:

- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (HA): Có diện tích 12.060 ha, chiếm 17,65% diện tích tự nhiên. Đất đƣợc hình thành trên độ cao 1700 m - 2800m, phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ nhiều loại đá mẹ khác nhau. Thích nghi với các loại cây lâm nghiệp, cây đặc sản, cây dƣợc liệu và cây lƣơng thực, thực phẩm có giá trị.

Hình 2.8: Các nhóm đất chính tại huyện Sa Pa

Nguồn: Số liệu từ Phòng Nông nghiệp huyện Sa Pa

- Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao (HT): Diện tích 126 ha chiếm 0,18% diên tích tự nhiên, phân bố ở đỉnh cao 2.800 - 3.143 m của đỉnh Phan Xi Păng. Trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm rét khô, mùa đông có băng giá, vì vậy đất mang tính ôn đới khá rõ.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao từ 700 - 1.700 m (HF): Diện tích 44.300 ha chiếm 64,83 % diện tích tự nhiên, đá mẹ chủ yếu là đá Granit, tầng đất trung bình 70 - 100 cm, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dƣợc liệu, cây lƣơng thực, rau màu.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình (F): Phân bố ở độ cao 400 - 700 m, diện tích 3.533 ha, chiếm 5,17 % diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nƣớc (FL): Diện tích 1.065 ha chiếm 1,56 % diện tích tự nhiên, đất đƣợc hình thành trong quá trình canh tác lúa nƣớc lâu đời, phân phố giải rác khắp nơi trong huyện.

35

- Nhóm đất thung lũng và sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 862 ha, chiếm 1,26% diện tích tự nhiên.

b) Thảm thực vật

Rừng sản xuất và rừng phòng hộ đƣợc phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở 5 xã thuộc vƣờn quốc gia Hoàng Liên gồm: Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải và San Sả Hồ.

Thảm thực vật rừng chủ yếu là rừng tái sinh mật độ thấp với các cây bản địa nhƣ: Pơ mu, Thông tre, Thông nàng, Du sam, Vàng tâm, Gù hƣơng... và rừng trồng với các loại cây nhƣ: Sa mộc, Tống quá sủi, Vối thuốc, Mỡ...

Hình 2.9: Diện tích đất lâm nghiệp từ năm 2000 – 2010

Nguồn:Số liệu từ UBND huyện Sa Pa

Sa Pa là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn chiếm tới 67% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, trong đó diện tích tập trung chủ yếu vào đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trên địa bàn huyện Sa Pa đã giao cho Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên và Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, còn rừng sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân.

Công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp khá tốt, diện tích đất lâm nghiệp tăng đƣợc tăng từ 39985.7 ha năm 2005 lên 46136.52 ha năm 2010 bao gồm cả việc trồng mới trên đất trống đồi núi trọc và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đã bị tàn phá; góp phần giải quyết đƣợc việc làm, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình làm nghề rừng, cải thiện môi trƣờng và chống xói mòn, rửa trôi đất.

Về quy hoạch đất lâm nghiệp cơ bản phù hợp với hiện trạng đất đai và tình hình thực tế địa phƣơng. Tuy nhiên diện tích đất quy hoạch cho đất lâm nghiệp cũng

36

một phần chƣa hợp lý, quy hoạch lâm nghiệp cũng phủ trùm các loại đất khác nhƣ: đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 36 - 39)