Nguyên nhân biến đổi

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 64 - 67)

Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh nhƣ bảng dƣới cho thấy diện tích RBT giải đoán trên ảnh vệ tinh khá sát với diện tích RBT thu thập đƣợc từ thống kê của huyện Sa Pa.

Xu hƣớng tăng diện tích theo thống kê thu đƣợc cho thấy giai đoạn từ năm 1990 – 2007, diện tích RBT tăng mạnh. Từ năm 2007 – 2010, diện tích RBT giảm nhẹ trong năm 2008 và có xu hƣớng đi ngang đến năm 2010. Từ năm 2010 – 2013, diện tích RBT lại có xu hƣớng giảm nhẹ lần nữa. Trong khi đó diện tích RBT giải đoán theo ảnh vệ tinh đi theo chiều đi lên, chiều tăng.

Bảng 3.1: Diện tích RBT theo thống kê và giải đoán ảnh (ha)

Năm Thống kê Giải đoán ảnh

1990 1569

62 1999 1707 2000 1722 2005 2329 2006 2310 2007 2705 2008 2610 2009 2656 2623 2010 2698 2011 2695 2013 2659 2676

Diện RBT theo giải đoán ảnh vệ tinh chỉ có số liệu ảnh 4 năm nên đƣờng cong biểu thị sự tăng giảm của diện tích không thể bằng chuỗi số liệu 23 năm thu thập đƣợc từ thống kê ở huyện.

Trƣớc năm 1993: Luật Đất đai đầu tiên đƣợc Quốc hội thông qua năm 1987

thì năm 1988, Bộ Chính trị quyết định cơ chế khoán 10, một chính sách dẫn đƣờng cho việc giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài. Chính sách này đã tạo động lực to lớn cho phát triển ruộng bậc thang ở huyện Sa Pa. Diện tích RBT đã tăng tuy nhiên không đáng kể. Diện tích tăng chủ yếu do ngƣời dân chuyển đổi từ canh tác trên nƣơng rẫy sang canh tác trên ruộng bậc thang.

Ngƣời dân ở Sa Pa đã bắt đầu thay đổi tập quán du canh du cƣ sang định canh, định cƣ. Thời gian này bà con dân tộc Dao và H’Mông đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, họ đã biết sử dụng phân bón để bồi dƣỡng và cải tạo độ phì nhiêu cho đất. Mặc dù vậy vẫn còn một số nhóm hộ chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc bón phân và cải tạo đất, cho nên họ vẫn tiếp tục sử dụng và khai thác triệt để tài nguyên đất bằng phƣơng thức canh tác truyền thống.

Từ năm 1993 – 2009: Luật đất đai đƣợc sửa đổi và bổ sung 2 lần vào năm 1993 và 2003. Chính sách về giao đất nông nghiệp cho ngƣời dân vẫn tiếp tục đƣợc chú trọng nhằm giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất. Nghị định 181/2003 về chế độ sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trực tiếp đã sửa đổi nghị định 64/CP/1993 tăng thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản từ 20 năm (1993) lên 50 năm (2003). Bên cạnh đó còn có rất nhiều chƣơng trình nhằm giúp ngƣời dân xóa đói giảm nghèo, cải thiện kỹ thuật canh tác,

63

chăn nuôi, nƣớc sạch, trồng rừng...Những chính sách này đã giúp ngƣời dân yên tâm sản suất, đồng thời đầu tƣ hơn vào mảnh đất của mình, trình độ canh tác cũng đƣợc cải thiện.

Với những chính sách nhƣ trên, ngƣời nông dân ở huyện Sa Pa đã gắn bó hơn với đất đai nên hào hứng hơn trong việc đầu tƣ cải tạo đất và bón phân. Diện tích ruộng bậc thang tăng đều hàng năm. Diện tích tăng chủ yếu do chuyển đổi từ canh tác trên nƣơng rẫy sang trồng lúa trên RBT. Khu vực tăng chủ yếu là dọc theo con suối Mƣờng Hoa, hệ thống tƣới tiêu đã đƣợc cải tạo cho phù hợp với loại hình canh tác lúa nƣớc hơn.

Số liệu về diện tích giải đoán đƣợc trên ảnh vệ tinh thu đƣợc cũng phù hợp với xu hƣớng thay đổi diện tích RBT trong giai đoạn này. Số liệu năm 1993, 1999 phù hợp với xu hƣớng của chuỗi số liệu từ năm 1990 đến năm 2000. Số liệu diện tích RBT giải đoán năm 2009 là 2623 ha, số liệu thống kê là 2656 ha. Nhƣ vậy, kết quả giải đoán ảnh vệ tinh cho diện tích lúa nƣớc trong giai đoạn này khá chính xác với sai số hợp lý.

Từ năm 2010 – 2013: Giai đoạn này diện tích RBT có xu hƣớng giảm nhẹ

theo số liệu thống kê nhƣng vẫn tăng theo kết quả giải đoán ảnh. Nguyên nhân là do có sự khác biệt trong việc thống kê về diện tích RBT. Thực chất, diện tích RBT ở Sa Pa đến năm 2013 vẫn tăng nhƣ kết quả thu đƣợc nhƣng phƣơng thức canh tác trên RBT đã bắt đầu có sự thay đổi. Ngƣời dân đã chuyển diện tích trồng lúa nƣớc trên RBT sang trồng rau chuyên canh nhằm tăng năng suất và hiệu quả của đất. Việc này đã giúp họ tăng thu nhập đáng kể cho gia đình. Và nhƣ vậy, số liệu thống kê diện tích RBT trồng lúa nƣớc đã thay đổi, so với các giai đoạn trƣớc RBT chỉ chuyên trồng lúa nƣớc. Bên cạnh đó, tần suất xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngày càng nhiều gây nên những thiệt hại đã đƣợc thống kê ở phần trên đã ảnh hƣởng tới việc sạt lở, làm hỏng và giảm diện tích RBT ở đây. Tuy nhiên thì chƣa có số liệu thống kê cụ thể về việc này.

Sỡ dĩ có sự thay đổi nhƣ tập quán canh tác trên RBT nhƣ trên là do khá nhiều chính sách của nhà nƣớc đã bắt đầu phát huy tác dụng tại đây. Hai chƣơng trình có ảnh hƣởng lớn là Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tháng 12/2008, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới năm 2010. Tuy nhiên thì chƣơng trình MTQG về BDKH chƣa có vai trò mạnh bằng Chƣơng trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.

64

Năm 2012, UBND huyện Sa Pa đã thành lập tổ công tác chỉ đạo sản xuất; UBND các xã thực hiện dự án thành lập các tổ, đội sản xuất rau chuyên canh. Theo nội dung Dự án, ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ 15 triệu đồng/ha/năm (chủ yếu cung ứng giống) cho diện tích chuyển đổi từ trồng lúa, cây ngắn ngày khác sang sản xuất rau. Dự án sản xuất rau chuyên canh an toàn trên đất lúa của huyện Sa Pa nhằm chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác. Tuy nhiên, kế hoạch của huyện là trong năm 2012 trồng 50 ha rau chuyên canh, tập trung ở khu vực Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải, nhƣng dù đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ, các hộ nông dân vẫn e ngại và chƣa thật sự hƣởng ứng.

Năm 2012, các hộ nông dân trên địa bàn huyện đăng ký trồng 42,5 ha rau chuyên canh, nhƣng qua kiểm tra, rà soát, diện tích đủ điều kiện thực hiện dự án chỉ đƣợc 29 ha với 51 hộ tham gia. Đến giữa tháng 7/2012, toàn huyện mới trồng khoảng 18 ha, trong đó tập trung ở thị trấn Sa Pa, xã Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải, Bản Khoang. Theo một số hộ trồng rau lâu năm trên địa bàn, nếu chăm sóc tốt, 1 ha có thể cho năng suất 15 - 18 tấn và trồng đƣợc 2 - 3 vụ/năm. Đây sẽ là hƣớng làm giàu cho nhiều hộ nông dân vùng cao Sa Pa.

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)