Phân tích sự biến đổi của ruộng bậc thang theo các giai đoạn

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 63 - 77)

3.2.1 Sự biến đổi của ruộng bậc thang

Sự biến đổi của RBT qua các năm 1993, 1999, 2009, 2013 về diện tích và phân bố nhƣ sau:

61

Năm Diện tích

(ha)

Phân bố chủ yếu

1993 1582 - Diện tích RBT Phân bố dọc theo hệ thống suối Ngòi Đum và suối

Nậm Phụng. Trong đó, RBT nhiều nhất ở 2 nhánh suối chính của hệ thống suối Ngòi Đum là Mống Sến và nhánh Ngòi Đum.

- Ruộng bậc thang chủ yếu nằm ở các xã phía bắc của huyện Sa Pa. Trong đó, các xã có diện tích lớn nhất là xã Trung Chải, Tả Giàng Phình, San Sả Hồ.

- RBT nằm ở các triền núi có độ cao khoảng 700m

1999 1707 RBT thời gian này đƣợc mở rộng thêm, kéo dài các thửa ruộng có

sẵn. Phía nam của huyện, dọc theo suối Tả Van bắt đầu xuất hiện manh mún các thửa ruộng mới.

2009 2623 Trong 10 năm, RBT phát triển thêm gần 1000ha. Ngoài những xã

nằm ở phía bắc huyện vẫn giữ đƣợc diện tích, RBT còn phát triển mạnh thêm về phía nam dọc theo thung lũng Mƣờng Hoa.

RBT ở phía nam sử dụng nƣớc tƣới từ hệ thống Ngòi Bo (diện tích lƣu vực khoảng 578 km2)

2013 2676 Diện tích RBT giải đoán đƣợc thời gian này tăng nhẹ. Những diện

tích mới này nằm ở trên những triền núi cao hơn.

3.2.2 Nguyên nhân biến đổi

Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh nhƣ bảng dƣới cho thấy diện tích RBT giải đoán trên ảnh vệ tinh khá sát với diện tích RBT thu thập đƣợc từ thống kê của huyện Sa Pa.

Xu hƣớng tăng diện tích theo thống kê thu đƣợc cho thấy giai đoạn từ năm 1990 – 2007, diện tích RBT tăng mạnh. Từ năm 2007 – 2010, diện tích RBT giảm nhẹ trong năm 2008 và có xu hƣớng đi ngang đến năm 2010. Từ năm 2010 – 2013, diện tích RBT lại có xu hƣớng giảm nhẹ lần nữa. Trong khi đó diện tích RBT giải đoán theo ảnh vệ tinh đi theo chiều đi lên, chiều tăng.

Bảng 3.1: Diện tích RBT theo thống kê và giải đoán ảnh (ha)

Năm Thống kê Giải đoán ảnh

1990 1569

62 1999 1707 2000 1722 2005 2329 2006 2310 2007 2705 2008 2610 2009 2656 2623 2010 2698 2011 2695 2013 2659 2676

Diện RBT theo giải đoán ảnh vệ tinh chỉ có số liệu ảnh 4 năm nên đƣờng cong biểu thị sự tăng giảm của diện tích không thể bằng chuỗi số liệu 23 năm thu thập đƣợc từ thống kê ở huyện.

Trƣớc năm 1993: Luật Đất đai đầu tiên đƣợc Quốc hội thông qua năm 1987

thì năm 1988, Bộ Chính trị quyết định cơ chế khoán 10, một chính sách dẫn đƣờng cho việc giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài. Chính sách này đã tạo động lực to lớn cho phát triển ruộng bậc thang ở huyện Sa Pa. Diện tích RBT đã tăng tuy nhiên không đáng kể. Diện tích tăng chủ yếu do ngƣời dân chuyển đổi từ canh tác trên nƣơng rẫy sang canh tác trên ruộng bậc thang.

Ngƣời dân ở Sa Pa đã bắt đầu thay đổi tập quán du canh du cƣ sang định canh, định cƣ. Thời gian này bà con dân tộc Dao và H’Mông đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, họ đã biết sử dụng phân bón để bồi dƣỡng và cải tạo độ phì nhiêu cho đất. Mặc dù vậy vẫn còn một số nhóm hộ chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc bón phân và cải tạo đất, cho nên họ vẫn tiếp tục sử dụng và khai thác triệt để tài nguyên đất bằng phƣơng thức canh tác truyền thống.

Từ năm 1993 – 2009: Luật đất đai đƣợc sửa đổi và bổ sung 2 lần vào năm 1993 và 2003. Chính sách về giao đất nông nghiệp cho ngƣời dân vẫn tiếp tục đƣợc chú trọng nhằm giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất. Nghị định 181/2003 về chế độ sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trực tiếp đã sửa đổi nghị định 64/CP/1993 tăng thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản từ 20 năm (1993) lên 50 năm (2003). Bên cạnh đó còn có rất nhiều chƣơng trình nhằm giúp ngƣời dân xóa đói giảm nghèo, cải thiện kỹ thuật canh tác,

63

chăn nuôi, nƣớc sạch, trồng rừng...Những chính sách này đã giúp ngƣời dân yên tâm sản suất, đồng thời đầu tƣ hơn vào mảnh đất của mình, trình độ canh tác cũng đƣợc cải thiện.

Với những chính sách nhƣ trên, ngƣời nông dân ở huyện Sa Pa đã gắn bó hơn với đất đai nên hào hứng hơn trong việc đầu tƣ cải tạo đất và bón phân. Diện tích ruộng bậc thang tăng đều hàng năm. Diện tích tăng chủ yếu do chuyển đổi từ canh tác trên nƣơng rẫy sang trồng lúa trên RBT. Khu vực tăng chủ yếu là dọc theo con suối Mƣờng Hoa, hệ thống tƣới tiêu đã đƣợc cải tạo cho phù hợp với loại hình canh tác lúa nƣớc hơn.

Số liệu về diện tích giải đoán đƣợc trên ảnh vệ tinh thu đƣợc cũng phù hợp với xu hƣớng thay đổi diện tích RBT trong giai đoạn này. Số liệu năm 1993, 1999 phù hợp với xu hƣớng của chuỗi số liệu từ năm 1990 đến năm 2000. Số liệu diện tích RBT giải đoán năm 2009 là 2623 ha, số liệu thống kê là 2656 ha. Nhƣ vậy, kết quả giải đoán ảnh vệ tinh cho diện tích lúa nƣớc trong giai đoạn này khá chính xác với sai số hợp lý.

Từ năm 2010 – 2013: Giai đoạn này diện tích RBT có xu hƣớng giảm nhẹ

theo số liệu thống kê nhƣng vẫn tăng theo kết quả giải đoán ảnh. Nguyên nhân là do có sự khác biệt trong việc thống kê về diện tích RBT. Thực chất, diện tích RBT ở Sa Pa đến năm 2013 vẫn tăng nhƣ kết quả thu đƣợc nhƣng phƣơng thức canh tác trên RBT đã bắt đầu có sự thay đổi. Ngƣời dân đã chuyển diện tích trồng lúa nƣớc trên RBT sang trồng rau chuyên canh nhằm tăng năng suất và hiệu quả của đất. Việc này đã giúp họ tăng thu nhập đáng kể cho gia đình. Và nhƣ vậy, số liệu thống kê diện tích RBT trồng lúa nƣớc đã thay đổi, so với các giai đoạn trƣớc RBT chỉ chuyên trồng lúa nƣớc. Bên cạnh đó, tần suất xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngày càng nhiều gây nên những thiệt hại đã đƣợc thống kê ở phần trên đã ảnh hƣởng tới việc sạt lở, làm hỏng và giảm diện tích RBT ở đây. Tuy nhiên thì chƣa có số liệu thống kê cụ thể về việc này.

Sỡ dĩ có sự thay đổi nhƣ tập quán canh tác trên RBT nhƣ trên là do khá nhiều chính sách của nhà nƣớc đã bắt đầu phát huy tác dụng tại đây. Hai chƣơng trình có ảnh hƣởng lớn là Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tháng 12/2008, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới năm 2010. Tuy nhiên thì chƣơng trình MTQG về BDKH chƣa có vai trò mạnh bằng Chƣơng trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.

64

Năm 2012, UBND huyện Sa Pa đã thành lập tổ công tác chỉ đạo sản xuất; UBND các xã thực hiện dự án thành lập các tổ, đội sản xuất rau chuyên canh. Theo nội dung Dự án, ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ 15 triệu đồng/ha/năm (chủ yếu cung ứng giống) cho diện tích chuyển đổi từ trồng lúa, cây ngắn ngày khác sang sản xuất rau. Dự án sản xuất rau chuyên canh an toàn trên đất lúa của huyện Sa Pa nhằm chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác. Tuy nhiên, kế hoạch của huyện là trong năm 2012 trồng 50 ha rau chuyên canh, tập trung ở khu vực Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải, nhƣng dù đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ, các hộ nông dân vẫn e ngại và chƣa thật sự hƣởng ứng.

Năm 2012, các hộ nông dân trên địa bàn huyện đăng ký trồng 42,5 ha rau chuyên canh, nhƣng qua kiểm tra, rà soát, diện tích đủ điều kiện thực hiện dự án chỉ đƣợc 29 ha với 51 hộ tham gia. Đến giữa tháng 7/2012, toàn huyện mới trồng khoảng 18 ha, trong đó tập trung ở thị trấn Sa Pa, xã Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải, Bản Khoang. Theo một số hộ trồng rau lâu năm trên địa bàn, nếu chăm sóc tốt, 1 ha có thể cho năng suất 15 - 18 tấn và trồng đƣợc 2 - 3 vụ/năm. Đây sẽ là hƣớng làm giàu cho nhiều hộ nông dân vùng cao Sa Pa.

3.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu tới ruộng bậc thang

Mặc dù phƣơng thức canh tác trên RBT đang có những bƣớc đầu thay đổi nhằm giúp ngƣời dân tộc vùng cao ở huyện Sa Pa nâng cao giá trị sản xuất của đất

Hộp 3.1: Chuyển đổi từ trồng lúa, cây ngắn ngày khác sang sản xuất rau

Chị Vàng Thị Dậu ở thôn Giàng Tra vừa lên chợ Sa Pa bán rau về, chị cho biết: Nhiều hộ trong xã đã thu hoạch xong vụ bắp cải đầu tiên, nhƣng ruộng của gia đình chị vẫn còn nhiều rau chƣa bán. Hằng ngày, những ngƣời buôn trong vùng vào tận ruộng của các hộ dân mua rau mang ra thị trấn Sa Pa hoặc thành phố Lào Cai bán.

Để bán đƣợc giá cao, không chỉ bán buôn, mỗi sáng chị Dậu lại thồ rau ra quốc lộ bán. Trên tay chị cầm một cây bắp cải còn tƣơi nguyên, chị Dậu cƣời bảo: "Bán buôn chỉ đƣợc 5 - 6 nghìn đồng/kg, nếu chịu khó bán lẻ thì đƣợc 8 - 10 nghìn đồng/kg. Năm nay, nhà không trồng lúa, có bao nhiêu ruộng trồng hết rau, cả nhà trông chờ vào ruộng rau này để sinh sống". Chị Dậu cũng cho biết, đây là năm đầu tiên gia đình chị trồng 2 ha rau trên đất lúa. Do hạn hán kéo dài, sau đó mƣa to đột ngột, lại chƣa am hiểu kỹ thuật chăm sóc rau, nên gia đình để hỏng hơn 2 nghìn cây giống, chỉ thu hoạch đƣợc 1 ha, năng suất khoảng 10 tấn. Với giá bán trung bình 6 nghìn đồng/kg, trừ chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuê công lao động, cũng lãi khoảng 30 triệu đồng. Đây chƣa phải năng suất cao, nhƣng chỉ cần một năm trồng 2 vụ thì cây rau cho lãi gấp 4 lần so với trồng lúa.

65

đồng thời đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Nhƣng các chiến lƣợc, chính sách ứng phó với BĐKH mới dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch, nghiên cứu các tác động và xây dựng kịch bản ở cấp tỉnh mà chƣa có kế hoạch hành động cụ thể nào giúp ngƣời nông dân nhận thức và ứng phó với BĐKH.

Tình hình biến đổi khí hậu ở huyện Sa Pa đã và sẽ khiến cuộc sống, sinh kế của ngƣời nông dân canh tác trên RBT nơi đây bị tác động mạnh. Những biểu hiện và tác động trƣớc mắt của biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên ruộng bậc thang tại Sa Pa đƣợc luận văn xác định nhƣ sau:

- Thứ nhất, tình trạng khô hạn do thiếu nƣớc tƣới cho cây trồng tại các RBT

sẽ khiến cho năng suất cây lúa, cây rau bị giảm mạnh, thậm chí RBT phải bỏ không và nông dân không thể sản xuất, canh tác đƣợc.

- Thứ 2, rét đậm, rét hại cũng có nhiều biểu hiện thất thƣờng, không bình

thƣờng. Rõ nhất là rét dài hơn, những ngày rét đậm- rét hại, sƣơng muối nhiều hơn và không theo quy luật hàng năm. Tình hình đó gây khó khăn cho sản xuất vụ đông xuân, thậm chí cây trồng có thể bị chết hàng loạt nhƣ đợt lạnh cuối tháng 12/2013 vừa rồi.

- Thứ 3, mƣa tuyết xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều tại Sa Pa và cũng

thất thƣờng, không theo quy luật làm cho toàn bộ RBT bị phủ kín một lớp tuyết dày khiến cây chết hàng loạt. Tình trạng này sẽ khiến ngƣời dân lâm vào cảnh thiếu lƣơng thực và mất toàn bộ vốn đầu tƣ sản xuất.

- Thứ 4, mƣa với lƣu lƣợng lớn, lũ quét và sạt lở đất xuất hiện bất ngờ, trong

thời gian ngắn tại lƣu vực suối ở huyện Sa Pa đã đƣợc ghi nhận. Những hiện tƣợng thời tiết cực đoan đó không những gây thiệt hại tới hệ thống RBT ở gần lƣu vực suối đó mà còn gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản.

Nhƣ vậy, nếu không kịp thời nâng cao nhận thức cho ngƣời nông dân ứng phó với BĐKH thì việc nâng cao năng suất, cải thiện cuộc sống của họ chƣa đƣợc bền vững, nguy cơ thiếu lƣơng thực là điều khó tránh khỏi trong thời gian không xa.

3.3 Định hƣớng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo tồn ruộng bậc thang

Trƣớc những tác động bất lợi do BĐKH gây nên cho ngành sản xuất nông nghiệp tại huyện Sa Pa nhƣ thế, cần có những định hƣớng để giảm thiểu các tác động bất lợi trên.

66

3.3.1 Chính sách, chiến lƣợc lồng ghép

Trong chiến lƣợc phát triển nông nghiêp và cây trồng, trong các qui hoạch, kế hoạch, đề án sản xuất cần thiết phải xác định đƣợc những tác động của BĐKH. Sau đó, lồng ghép và đƣa vào trong chiến lƣợc, chủ trƣơng, chính sách, qui hoạch, kế hoạch và giải pháp đi kèm.

Đối với việc khô hạn ở RBT: Thứ nhất, phải xác định đƣợc nguồn nƣớc

ngầm, nguồn nƣớc mặt để xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống hồ đập giúp ngƣời dân dễ dàng hơn trong việc đƣa nƣớc về RBT.Thứ hai, phải có những cải tiến và thay đổi về công nghệ tƣới nhƣ lƣu giữ và tiết kiệm nƣớc (nƣớc sinh hoạt dùng xong có thể sử dụng, dẫn dắt quay lại RBT). Việc này sẽ giúp giảm đƣợc tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khô, đồng thời lƣu giữ đƣợc nguồn nƣớc cho vụ đông xuân.

Đối với rét đậm, rét hại: Các giải pháp kỹ thuật chuyển đổi cây trồng sẽ

giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu và thích nghi tốt hơn với điều kiện thời tiết này. Để chuyển đổi đƣợc nhƣ thế phải có đầu tƣ cho nghiên cứu. Nghiên cứu thu nhập những loại cây trồng mới phù hợp với điều kiện khí hậu của Sa Pa. Thứ đến nghiên cứu tạo nên giống mới, tổ chức sản xuất hạt giống, cây giống để đƣa vào sản xuất. Rồi nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, qui trình kỹ thuật. Thử nghiệm các gói kỹ thuật để nông dân có thể áp dụng đƣợc, sẵn sàng đối phó đƣợc khi thời tiết cực đoan xảy ra.

Đối với mƣa tuyết, sƣơng muối: Mô hình nhà kính nông nghiệp bằng biện

pháp sử dụng polyme tự nhiên và tổng hợp để giữ ẩm cho đất trong một thời gian dài đã đƣợc áp dụng trong trồng rau, trồng hoa ở Đà Lạt có thể nghiên cứu để áp dụng vào RBT ở đây. Hoặc có thể nghiên cứu, học hỏi cách sử dụng đèn led của ngƣời nhật nhằm giúp cây sinh trƣởng và chống chịu trong điều kiện lạnh giá tốt hơn. Tất cả những mô hình trên đều cần đƣợc nghiên cứu, thử nghiệp vào thực tế.

Nâng cao nhận thức của ngƣời dân về biến đổi khí hậu: Việc làm này là quan trọng nhất và đầu tiên vì nâng cao năng lực của ngƣời dân sẽ giúp ngƣời dân

hiểu, ngƣời dân biết thì ngƣời dân mới thực thi.

3.3.2 Những sáng kiến nhằm ứng phó với BĐKH của ngƣời dân

Sống lâu trên môi trƣờng đất dốc, ngƣời dân các tộc ngƣời thiểu số ở đây rất giỏi sử dụng các kiến thức bản địa trong việc bảo vệ RBT nhƣ để ngăn ngừa nguy cơ sạt lở đất và xói mòn. Nghiên cứu của nhiều học giả trong nƣớc và quốc tế đã chứng minh rằng, tre trúc không chỉ mang lại lợi ích trƣớc mắt mà còn có những giá

67

trị lâu dài thông qua khả năng chống xói mòn, bảo tồn đất và điều tiết nƣớc. Mọi ngƣời dân ở đây đều biết tính năng chống xói lở của các loại cây họ tre. Chính vì thế, xung quanh bản mƣờng, quanh các đám ruộng gần dòng chảy, họ trồng rất nhiều tre trúc để trống sạt lở và xói mòn bờ ruộng hay các khoang đất ven suối.

Bên cạnh các loại cây họ tre, nhiều loại cây khác cũng đƣợc sử dụng để ngăn ngừa tình trạng sạt lở và xói mòn đất. Ngƣời dân trồng quanh nƣơng nhà mình rất nhiều chuối. Theo cách giải thích của ngƣời họ thì “chuối vừa cho quả để ăn, ăn

Một phần của tài liệu ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)