Về nhà học bài theo vở ghi + SGK Làm bài tập trong SBT.

Một phần của tài liệu vay ly 6 (Trang 61 - 64)

Tuần : 3 1 Ngày soạn: 27/3/2011 Tiết: 3 0 Ngày giảng: 31/3/2011 Bài 26: SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

2. Kỹ năng:

- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. - Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi

- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng đồng thời vào ba yếu tố. Xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.

- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:

- Có thái độ trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

Mỗi nhóm: một giá đỡ, kẹp vạn năng, hai đĩa nhôm giống nhau, bình chia độ, đèn cồn.

Cả lớp: Hình vẽ phóng to (hình 26.1 và 26.2)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định: (1 phút) Sĩ số:

2. Kiểm tra: (5 phút)

- Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc. So sánh sự giống nhau và khác nhau của sự nóng chảy và sự đông đặc.

3.Bài mới:

Hoạt động của thầy KT PPDH Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (4p)

- GV: Dùng khăn ướt lau lên bảng, một ít phút sau bảng khô.

- GV: Đặt vấn đề: Vậy nước trên bảng đã biến đi đâu mất?

- GV: Treo hình 26.1 lên bảng và hỏi HS: Vậy nguyên nhân trên có đúng trong trường hợp này không?

- HS hoạt động cá nhân.

- HS: Quan sát và đưa ra nguyên nhân: nước biến thành hơi bay đi. - Nguyên nhân trên cũng đúng trong trường hợp này.

- GV: Thông báo: Các em biết mọi chất tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí. Cũng có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Hoạt động 2. Giải quyết tình huống học tập (15p)

- GV: Yêu cầu HS tìm ví dụ về nước bay hơi. Và một số ví dụ về sự bay hơi của một số chất lỏng khác không phải là nước.

- GV: Theo các em sự bay hơi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

GV: Treo hình phóng to 26.2 a lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và mô tả cách phơi quần áo.

- GV: Yêu cầu HS so sánh được sự giống nhau và khác nhau trong hai hình A1 và A2.

- GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét trong hình 26.2a.

- GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C4,

- GV: Các hiện tượng quan sát được chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?

* Tích hợp:

- Theo em độ ẩm của không khí phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Độ ẩm không khí mà qua thấp hoạc qua cao có ảnh hưởng gì đến đời sống, sức khỏe con người hay không?

- Cơ thể của chúng ta giải phóng nhiệt bằng cách nào? - HS: Hoạt động cá nhân - HS: Hoạt động cá nhân - HS: Hoạt động cá nhân - HS: Hoạt động cá nhân I. SỰ BAY HƠI. 1. Nhớ lại những điều đã học về sự bay hơi.

- HS: tìm ví dụ m.họa về sự bay hơi. + Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

+ Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi. 2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

a) Quan sát hiện tượng.

- HS: Quan sát tranh vẽ và so sánh sự giống nhau và khác nhau trong hình A1 và A2 để rút ra nhận xét.

C1: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.

C2: Tốc độ bay hơi p.thuộc vào gió. C3: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

b) Rút ra nhận xét.

+ Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

* HS: - Trong không khí luôn có

hơi nước. Độ ẩm của không khí phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí.

- Nếu độ ẩm qua cao làm ảnh hưởng đến sản xuất, làm kim loại chóng bị ăn mòn, đồng thời làm cho các dịch bệnh dễ phát triển, tốc độ bay hơi chậm.

Nếu độ ẩm không khí quá thấp (dưới 60%) cúng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Khi lao động hay sinh hoạt, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển thành năng lượng

- Có biện pháp gì làm giảm sự bay hơi nhanh?

của cơ bắp và giải phóng nhiệt: toát mồ hôi.

- Ở các ruộng lúa thả bèo hoa dâu nhằm hạn chế sự bay hơi nước ở ruộng.

- Muốn khu nhà ở mát vào mùa hè oi bức thì cần trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, giữ cho các sông hồ trong sạch...

Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra (10p)

GV: Hướng dẫn HS về cách kiểm tra thí nghiệm khi có nhiều yếu tố cùng một lúc.

GV: Giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm như SGK.

GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi từ C5 đến C8.

GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra hai yếu tố còn lại.

- HS: Hoạt động cá nhân c) Thí nghiệm kiểm chứng. - HS: Chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của GV.

HS: Tiến hành TN theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi

C5: Để có cùng điều kiện diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C6: Để loại trừ tác động của gió. C7: Để k.tra tác động của nhiệt độ. C8: Nước ở đĩa hơ nóng bay hơi nhanh hơn chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.

Hoạt động 4: Vận dụng:

GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C9, C10. - HS: Hoạt động cá nhân 3. Vận dụng: - HS: trả lời câu C9, C10.

C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây mất ít nước.

C10: Thời tiết nắng nóng, và có gió.

4. Củng Cố:(3 phút)

- Nêu đặc điểm của sự bay hơi, cho ví dụ minh họa về sự bay hơi. - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

5. Dặn dò. (1 phút)

- Về nhà vạch kế hoạch tìm hiểu tác động của gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

- Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C10 vào vở. - Làm bài tập 26 27.1, 2 trong SBT.

Tuần : 3 2 Ngày soạn: 05/4/2011 Tiết: 3 1 Ngày giảng: 07/4/2011 Bài 27: SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ (tiếp)

(Ứng dụng CNTT)

I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. - Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình ngưng tụ.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để g.thích được một số h.tượng đơn giản. - Biết được sự ngưng tụ xảy nhanh hơn khi giảm nhiệt độ. Tìm được ví dụ minh họa về hiện tượng ngưng tụ.

- Biết tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.

3. Thái độ: - Rèn tính sáng tạo, cẩn thận nghiêm túc n/cứu các hiện tượng vật lý.

II. CHUẨN BỊ:

- Mỗi nhóm: 2 cốc thủy tinh giống nhau, nước có pha màu, đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.

Một phần của tài liệu vay ly 6 (Trang 61 - 64)