PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9: (3 điểm)

Một phần của tài liệu vay ly 6 (Trang 39 - 42)

a) Giải thích vì sao vật đứng yên?

b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?

Câu 10:(3 điểm) Biết 10 lít cát có khối lượng15 kg. a) Tính khối lượng riêng của cát

b) Tính thể tích của 10 tạ cát.

4. Đáp án – Biểu điểm:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8

C D B C B B C B

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)Câu 9: (3 điểm) Câu 9: (3 điểm)

a) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây) T = P = 6 N

b) Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống.

Câu 10: (3 điểm)

a) Khối lượng riêng của cát là: Công thức: D = m/V Đổi đơn vị 10 lít = 10 dm3 = 0,01 m3 Tính: D = 15 / 0,01 = 1500kg/m3 b) Thể tích của 1 tấn cát là: Đổi: 1 tấn = 1000kg Công thức: V = m/D Tính: V = 1000/1500 = 0,666 (m3)

5. Củng cố: Nhận xét, đánh giá về giờ kiểm tra.

6. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và đọc trước bài 15KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA: KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA:

Giỏi Khá Tb Yếu % Tb Nhận xét: Ưu điểm:... ... Tồn tại:... ... Tuần : 2 1 Ngày soạn: 04/01/201 1 Tiết: 2 0 Ngày giảng: 06/01/201 1

Bài 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌCI. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã được học.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất.

- Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về cơ học.

3. Thái độ: - Tạo sự yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

Cả lớp: Một số bảng phụ ghi sẵn một số câu hỏi và bài tập về cơ học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định: (1 phút) Sĩ số:

2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn tập.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy KT PPDH Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (5 p)

- GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS thông qua lớp phó học tập hoặc các tổ trưởng.

- HS: Đưa phần chuẩn bị cho lớp phó học tập kiểm tra.

Hoạt động 2. Hệ thống hoá kiến thức (20 p)

- GV: Hướng dẫn HS hệ thống các câu hỏi trong phần I theo từng phần.

- GV: Hướng dẫn HS thảo luận từ câu 1 đến câu 7 để hệ thống phần một số đại lượng vật lý.

Câu 1: Muốn đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo lực ta dùng dụng cụ nào để đo?

Câu 2: Hãy kể tên đơn vị đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo

- HS hoạt động nhóm trả lời các câu từ 1 – 7 I. ÔN TẬP 1. Tìm hiểu về một số đ.lượng vật lý:

Câu 1: Muốn đo độ dài ta dùng thước, đo thể tích ta dùng bình chia độ, đo khối lượng ta dùng cân Rôbecvan, đo lực ta dùng lực kế.

Câu 2: Các đơn vị đo độ dài là: m; km. đo thể tích là: m3. đo khối lượng là: kg; đo lực là: N.

Câu 3: + Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là lực.

lực thường dùng?

Câu 3: Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả nào?

Câu 4: Thế nào được gọi là hai lực cân bằng?

Câu 5: Lực hút của trái đất lên các vật gọi là gì?

Câu 6: Viết công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng? Đơn vị của trọng lượng riêng và khối lượng riêng là gì?

Câu 7: Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng, khối lượng riêng và trọng lượng riêng? GV: Hướng dẫn HS thảo luận tiếp câu 8 đến câu 11 để hệ thống về phần máy cơ đơn giản.

Câu 8: Em hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản?

Câu 9: Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì? Có mấy cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?

Câu 10: Đòn bẩy được cấu tạo từ mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào? Câu 11: Dùng ròng rọc có lợi gì? - HS hoạt động nhóm trả lời các câu 8 - 11 + Lực tác dụng vào vật có thể gây ra 3 kết quả:

- Làm biến đổi chuyển động. - Làm biến dạng.

- Vừa biến đổi c.động vừa biến dạng.

Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều.

Câu 5: Lực hút của trái đất tác dụng lên vật gọi là trọng lực hay trọng lượng của vật. Câu 6: + V m D= ; V p d = ; Câu 7 : CT liên hệ: P = 10.m; d = 10.D.

2. Tìm hiểu về máy cơ đơn giản

- HS: thảo luận tiếp câu 8 đến câu 11. sau đó đại diện từng nhóm trả lời các câu.

Câu 8: Các loại máy cơ đơn giản là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

Câu 9: Dùng mặt phẳng nghiêng làm biến đổi độ lớn và hướng của lực. + Có 3 cách: giảm chiều cao của vật kê; tăng chiều dài mpn; vừa giảm chiều cao của vật kê vừa tăng chiều dài mpn.

Câu 10: Cấu tạo của đòn bẩy gồm: + điểm tựa là O.

+ điểm tác dụng của lực F1 là điểm O1. + điểm tác dụng của lực F2 là điểm O2.

Câu 11: + Dùng ròng rọc cố định làm thay đổi hướng của lực kéo.

+ Dùng ròng rọc động có lợi về lực.

Hoạt động 3: Hướng dẫn một số bài tập về Cơ học (10 p)

- GV: Gọi HS lên bảng chữa bài tập. Một HS chữa bài tập 1.

- GV: H.dẫn HS thảo luận chữa bài tập của các em làm trên bảng. - GV: Lưu ý HS cách ghi tóm tắt đề bài, sử dụng kí hiệu, cách trình bày phần bài giải.

Bài 1: Biết 5 lít cát có khối lượng 7,5kg.

a) Tính khối lượng riêng của cát. b) Tính thể tích của 5 tạ cát.

- HS hoạt động cá nhân.

II. BÀI TẬP:

- HS: Lên bảng chữa bài tập theo các bước đã hướng dẫn. Các HS khác tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. Bài 1: Tóm tắt V = 5 lít = 5 dm3 = 0,005 m3; m = 7,5 kg. a) D = ? b) V`= ? biết m` = 5 tạ = 500kg. Giải:

Bài 2: Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc đầm sắt có thể tích là 60 dm3.

a) Khối lượng riệng của cát là: 1500 005 , 0 5 , 7 = = = V m D (kg/m3). b) Thể tích của 5 tạ cát là: 33 , 0 1500 500 ≈ = = D m V (m3).

Tương tự HS tham gia thảo luận bài tập 2.

Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ (5 p)

- GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ theo thể lệ trò chơi: + Bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương tự với thứ tự hàng dọc của ô chữ.

+ Trong vòng 20 giây (có thể cho HS ở dưới đếm từ 1 đến 20) kể từ lúc đặt câu hỏi và điền vào chỗ trống. Nếu quá thời gian không được tính điểm.

Một phần của tài liệu vay ly 6 (Trang 39 - 42)